Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Người bệnh đái tháo đường: Nên ăn chia nhỏ bữa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Người bệnh đái tháo đường: Nên ăn chia nhỏ bữa

    Chia nhỏ bữa với lựa chọn thành phần bột đường tiêu hóa và hấp thu chậm để kiểm soát đường huyết sau khi ăn của người bệnh đái tháo đường.


    Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS.BS Charles L. Baum, Phó chủ tịch Hội Y khoa, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Alexian Brothers, Mỹ, về “Những quan điểm mới trong dinh dưỡng liệu pháp trong điều trị bệnh đái tháo đường”.

    - Thưa ông, quan điểm dinh dưỡng trước đây dành cho bệnh nhân đái tháo đường như thế nào khác với hiện nay như thế nào?

    -TS.BS Charles L. Baum: Quan điểm về dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường đã thay đổi theo thời gian. Trong quá khứ, người ta quan tâm nhiều đến thành phần tinh bột. Họ chỉ quan tâm nhằm khống chế số lượng tinh bột ăn vào hàng ngày. Hiện tại, ngoài số lượng ra, người ta quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng của tinh bột. Chất lượng của tinh bột liên quan đến chỉ số sinh đường huyết và chỉ số tải đường huyết, kiểm soát mức đường huyết và giải phóng hormone insulin của cơ thể.

    Bên cạnh đó, trước đây người ta quan tâm giảm cholesterol với quan niệm cholesterol không tốt cho người bệnh. Nhưng bản thân cholesterol cũng có cholesterol tốt và cholesterol xấu. Gần đây, người ta nhận thấy có những chất béo, gọi là chất béo no hay chất béo bão hòa còn nguy hiểm hơn cholesterol cho hệ tim mạch của những người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, ngoài cholesterol, người ta còn hạn chế chất béo no hay chất béo bão hòa, có nhiều trong thịt và mỡ động vật.

    - Trong báo cáo của ông, vì sao bệnh đái tháo đường tập trung nhiều nhất ở các nước châu Á?

    - Báo cáo của tôi dựa vào số lượng. Châu Á là khu vực tập trung nhiều bệnh nhân đái tháo đường do dân số châu Á đông hơn. Dù sao đi nữa, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở châu Á cũng đang ngày càng tăng rất cao so với các nước khác. Lý do chính, kinh tế phát triển, lối sống thay đổi. Các thức ăn cổ truyền dần dần được thay thế bằng các thức ăn hiện đại như thức ăn nhanh (fast food). Cuộc sống ít vận động hơn, con người đi lại bằng xe hơi hay xe máy và hiếm khi đi bộ hay xe đạp.

    Béo phì là một nguy cơ rất lớn đối với bệnh đái tháo đường. Hiện tại người ta cũng chưa có con số thống kê nào cho biết bao nhiêu người bệnh béo phì sẽ chuyển thành đái tháo đường. Nhưng người ta có con số thống kê rằng, ở các nước khác như châu Âu, Mỹ, 80% người bệnh đái tháo đường có dư cân và béo phì. Dù chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể, người ta cũng phỏng đoán 20 – 30% người mắc bệnh béo phì sẽ chuyển sang bệnh đái tháo đường.

    Tuy nhiên về mặt văn hóa và lịch sử, tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á vẫn còn thấp hơn các nước ở khu vực châu Âu. Thói quen ăn uống và tập tục sinh hoạt của người dân châu Á vẫn năng động hơn và ăn nhiều rau hơn, ít thịt và ít mỡ.

    - Đối với bệnh đái tháo đường, Việt Nam đang phải đương đầu với vấn đề gì?

    - Thức ăn nhanh và lười vận động... Đó là những nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường ở Việt Nam hiện nay.

    Ở Việt Nam, tôi không có số liệu chính xác về bệnh nhân đái tháo đường. Thông tin chung từ Hội Đái tháo Đường và Nội tiết Việt Nam tại hội nghị “Hội Đái tháo đường và Nội tiết mở rộng lần thứ IV – 2006”, cách đây 20 – 30 năm, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở Việt Nam rất thấp, nhưng hiện nay thống kê khoảng 4% dân số Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, người ta đã phát hiện ra các trường hợp đái tháo đường trên trẻ em.

    Thức ăn nhanh và lười vận động là nguyên nhân chính và duy nhất dẫn đến bệnh đái tháo đường ở trẻ em. 100% trẻ bị bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi sớm do mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Theo kinh nghiệm của tôi, những ca sớm đã xuất phát từ trẻ ở độ tuổi 4 - 5. Nhưng tỷ lệ nhiều nhất vẫn là trẻ em ở độ tuổi 14 - 15.

    - Như vậy, chúng tôi nên ăn uống như thế nào, khi người Việt Nam có đến 3 bữa ăn trong ngày và chủ yếu là dùng cơm?

    - Vấn đề không phải là ăn gạo hay là ăn bánh mì làm tăng đường. Vì gạo và bánh mì đều là dạng bột cả, nên sau khi sử dụng, lượng đường trong cơ thể đều tăng. Tuy nhiên, ở các nước như Mỹ, tổng số năng lượng của bánh mì đưa vào cơ thể ít hơn tổng số năng lượng do cơm gạo. Người Mỹ ăn bánh mì ít hơn người Việt Nam ăn cơm. Thành phần bánh mì trong bữa ăn của người Mỹ ít hơn thành phần cơm của người Việt.

    Cho nên chỉ cần chúng ta giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn hàng ngày thì chúng ta có thể cân bằng năng lượng.

    - Thông thường, chúng ta có ba bữa ăn trong một ngày: sáng, trưa và chiều. Nhiều chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào các bữa ăn sáng và ăn trưa. Người bệnh đái tháo đường cũng sẽ áp dụng như vậy?

    - Bữa ăn và số lượng bữa ăn cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường và các bệnh nhân có di căn. Vì nó liên quan đến năng lượng mà bệnh nhân hấp thụ trong một ngày. Dĩ nhiên ăn càng ít càng tốt, bình quân 1.500 kcal/ngày và tùy thuộc vào cách sống, công việc của bệnh nhân. Chia nhỏ bữa ăn ra thì sẽ tốt hơn khi lượng đường trong máu sau khi ăn tương đối ổn định hơn. Cho dù chế độ dinh dưỡng thay đổi theo quan điểm mới với các tinh bột hấp thụ chậm, nhưng nếu buổi sáng ăn ít, buổi trưa nhịn ăn và dồn cho buổi tối thì chỉ số đường huyết trong máu vẫn sẽ tăng đột ngột và nguy hiểm.

    - Xin cảm ơn ông

    (Các biến chứng của bệnh tiểu đường như: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh lý võng mạc, ... gốc cơ bản là tổn thương mạch máu. Bệnh đái tháo đường trước tiên sẽ gây tổn thương các vi mạch, làm tắc nghẽn các mạch ở các cơ quan nội tạng như đáy mắt, thận, kể cả bàn chân...

    Ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống và lười vận động, ở các nước phát triển, một yếu tố nữa làm tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tăng lên là do dân số ngày một già đi, tuổi thọ gia tăng. )
    (theo Vietnamnet)
Working...
X