Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lật lại chính sách kéo dài 30 năm nay bằng khuyến cáo các nước nên sử dụng thuốc trừ sâu DDT trong phòng chống sốt rét bởi nó rất hiệu quả trong diệt muỗi.
Thuốc này có thể được phun trong nhà để diệt muỗi truyền bệnh.
DDT đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới vì tác hại đối với môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
WHO nay cho rằng không có nguy cơ nào đối với sức khỏe và DDT cần được sử dụng bên cạnh các biện pháp khác như màn ngủ và thuốc uống để phòng sốt rét, căn bệnh giết hại hàng triệu người mỗi năm.
Các nhóm phun thuốc của WHO đã tới các khu vực bị dịch, phun DDT lên tường bên trong nhà và thấy muỗi chết hàng loạt.
Lệnh cấm 30 năm
DDT, một loại thuốc trừ sâu mạnh, đã bị coi là có hại khi nhà sinh học Rachel Carson mô tả về nó trong cuốn Silent Spring của bà 40 năm trước.
Sách này nói việc sử dụng DDT tràn lan đã hủy hoại động thực vật tại Bắc Mỹ và Tây Âu.
Một số nước đã cấm sử dụng DDT, và vào năm 2004 một hiệp ước toàn cầu đã mở rộng lệnh cấm này ra toàn thế giới, ngoại trừ trong lĩnh vực dịch tễ.
Vài nước châu Phi tiếp tục sử dụng DDT, nhưng dần dần chuyển sang dùng các loại thuốc khác hoặc dùng màn có tẩm thuốc. Nhiều tổ chức cứu trợ có chủ trương không cung cấp tài chính cho các chương trình có sử dụng DDT.
Tuy nhiên nay WHO nói không có loại thuốc nào hiệu quả như DDT về công dụng diệt muỗi.
Thuốc này có thể được phun trong nhà để diệt muỗi truyền bệnh.
DDT đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới vì tác hại đối với môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
WHO nay cho rằng không có nguy cơ nào đối với sức khỏe và DDT cần được sử dụng bên cạnh các biện pháp khác như màn ngủ và thuốc uống để phòng sốt rét, căn bệnh giết hại hàng triệu người mỗi năm.
Các nhóm phun thuốc của WHO đã tới các khu vực bị dịch, phun DDT lên tường bên trong nhà và thấy muỗi chết hàng loạt.
Lệnh cấm 30 năm
DDT, một loại thuốc trừ sâu mạnh, đã bị coi là có hại khi nhà sinh học Rachel Carson mô tả về nó trong cuốn Silent Spring của bà 40 năm trước.
Sách này nói việc sử dụng DDT tràn lan đã hủy hoại động thực vật tại Bắc Mỹ và Tây Âu.
Một số nước đã cấm sử dụng DDT, và vào năm 2004 một hiệp ước toàn cầu đã mở rộng lệnh cấm này ra toàn thế giới, ngoại trừ trong lĩnh vực dịch tễ.
Vài nước châu Phi tiếp tục sử dụng DDT, nhưng dần dần chuyển sang dùng các loại thuốc khác hoặc dùng màn có tẩm thuốc. Nhiều tổ chức cứu trợ có chủ trương không cung cấp tài chính cho các chương trình có sử dụng DDT.
Tuy nhiên nay WHO nói không có loại thuốc nào hiệu quả như DDT về công dụng diệt muỗi.