Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bệnh tiểu đường là “bom hẹn giờ”

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bệnh tiểu đường là “bom hẹn giờ”

    Bệnh tiểu đường là “bom hẹn giờ”


    Theo kết luận của bác sĩ, tình trạng sưng phù chân của Robert Carew-Hunt là dấu hiệu của hội chứng phù bạch huyết. Tuy nhiên, thực tế đó lại là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.


    Vị chuyên gia y tế này đã nói sai vì vì thế, việc điều trị theo đơn kê không đạt kết quả như mong đợi.


    Nếu có vòng bụng ngoại cỡ, nên thường xuyên đi kiểm tra chỉ số đường huyết


    Bệnh khó phát hiện

    Mặc dù Robert vẫn có các biểu hiện truyền thống khác như loét ngón cân cái (vết thương không thể tự lành) nhưng các bác sĩ đã bỏ qua những dấu hiệu lâm sàng này. Chỉ đến khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng khá nguy kịch mới xác định được nguyên nhân chính xác.

    Hai ngón chân ở bàn chân phải đã phải cắt bỏ và bàn chân trái biến dạng charcot và tình trạng suy thoái xương nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mức độ đường huyết trong máu cao tới mức gây nguy hiểm cho các tế bào máu và các mô. Và cuối cùng, nó sẽ dẫn tới sự biến dạng mãn tính.

    “Mọi con đường đều trở nên dài bất tận kể từ khi nhiều ngón chân của tôi bị mất đi và lúc nào tôi cũng cảm thấy đau đớn. Tôi không trách cứ tạo hóa đã mang căn bệnh này đến nhưng tôi vô cùng chán nản và tức giận vì rất nhiều bệnh viện, bác sĩ không hề nghi ngờ tôi mắc tiểu đường trong nhiều tháng ngày đi khám vừa qua”, Robert chia sẻ.

    Với căn bệnh này, Robert sẽ phải về hưu trước 50 tuổi. Và ông cũng không phải là trường hợp duy nhất - thực sự việc chẩn đoán nhầm hay thiếu hiểu biết về các dấu hiệu và các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều người bị cắt cụt chi. Không chỉ vậy, tiểu đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, suy thận và mù lòa.

    Vậy tại sao bệnh tiểu đường lại khó phát hiện ở 1 số người đến vậy? Có 1 thực tế là những người thừa cân thường đến bác sĩ vì ho, cảm lạnh, viêm nhiễm hơn là vì các bệnh khác. Trong khi thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiểu đường. Vậy nên, theo các chuyên gia, khi khám cho người thừa cân, bác sĩ không nên quên kiểm tra đường huyết cũng như các câu hỏi về các dấu hiệu mơ hồ như sự tái phát nấm Candida thường xuyên, kém tập trung và thiếu ham muốn.

    Khát - Biểu hiện điển hình của tiểu đường

    Robert đã bị tiểu đường trước khi bị sưng chân là 3 năm. Lúc đó, ông bắt đầu cảm thấy khát và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Mặc dù cân nặng của Robert không thừa nhiều dù ông là người hảo ngọt.

    “Tôi không bao giờ nghĩ mình bị tiểu đường. Tôi chưa bao giờ ăn sáng và vẫn nhớ mình đã xỉu trên đường đi làm vì chuyện này. Tôi cũng bắt đầu uống nước ngọt vô độ mà chẳng bao giờ thấy đã khát.

    Khát là một triệu chứng điển hình của bệnh do tình trạng đường trong máu rò rỉ vào nước tiểu và thận phải làm việc nhiều hơn, gây khát.

    Tôi bắt đầu có ý thức về sự mất cảm giác ở chân mình, dù nó chỉ thoáng qua và không hề rõ rệt. Tôi nghĩ có thể là do công việc ngồi nhiều gây ra”, Robert chia sẻ.

    Hai năm sau đó, Robert đến bệnh viện khi chân sưng nề. Thực tế là tình trạng sưng nề này chỉ làm ông cảm thấy không thoải mái. Và việc chụp X-quang cùng một số chẩn đoán y khoa đã cho kết luận ông mắc chứng lymphoedema.

    Chẩn đoán chính xác chỉ có 1 năm sau đó, khi vết loét ở ngón chân cái của ông không “chịu” lành và trở nên viêm nặng hơn. Lúc này, các bác sĩ mới thực hiện xét nghiệm đường huyết.

    Trở thành “quả bom nổ chậm”

    Không phải trường hợp nào cũng như Robert. Có những trường hợp hoàn toàn không hề có bất kỳ biểu hiện đáng ngờ nào. Chẳng hạn như trường hợp của bà Gail Wellings. Bà đã bị ngã xuống lề đường và ngón chân cái ở bàn chân phải của cô đã bị gãy.

    Mặc dù không hề cảm thấy đau nhưng ngón chân cái ngày càng đỏ và lan xuống gót chân. Sau 3 tuần, bà Gail mới tới bác sĩ và lúc này thì đã muộn. “Tôi không thể quên thái độ lo lắng của bác sĩ. Ông nhìn chân tôi và nói: “Ồ không, Gail, cô đã bị mất bàn chân này rồi”. Tôi không tin”, bà Gail nhớ lại.

    Xét nghiệm máu và chụp X-quang cho thấy các ngón chân của bà đang bị tổn thương. Máu không tuần hoàn tới đây và các mô đã bị hoại tử từ lâu. Và không có bất kỳ một lựa chọn điều trị thay thế nào khác ngoài việc phải cắt cụt bàn chân đó.

    Đó thực sự là cơn ác mộng đối với Gail nhưng điều khiến bà bàng hoàng là bác sĩ nói rằng cô bị tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, nhìn nhận lại, bà mới thấy mình đang ở độ tuổi 56 (độ tuổi có nguy cơ tiểu đường cao) và thừa tới 12kilo so với cân nặng chuẩn. Và các bác sĩ đoán bà đã bị tiểu đường từ cách đây 4-5 năm.

    Câu chuyện của bà Gail chính là một lời cảnh báo đối với các bác sĩ và bệnh nhân về những dấu hiệu tưởng như không liên quan đó là thừa cân hay 1 vòng bụng lớn.


    Tiểu đường týp 2 gây ra do cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin hay insulin được sản xuất nhưng không hoạt động hiệu quả (hiện tượng kháng insuline). Điều này là do tình trạng béo bụng đã tiết ra 1 loại protein mà ngăn ngừa insulin “dọn sạch” đường thừa trong máu.

    Không như tiểu đường týp 1, tiểu đường týp 2 có thể âm thầm phát triển trong cả thập kỷ mà không bị phát giác bởi các biểu hiện có diễn tiến rất từ từ. Khoảng 1/2 các trường hợp được chẩn đoán, bệnh nhân có các biểu hiện rất phức tạp như đau thần kinh, có vấn đề về thị lực chứ không phải là các dấu hiệu rõ ràng như khát nước hay tiểu nhiều hơn bình thường.


    Theo Phương Uyên

    Dân trí/DM






Working...
X