Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện
Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà.
Từ sức khỏe không tốt
Trong quá trình học tập và làm việc tại Paris, BS. Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi nặng, phải nằm viện 10 năm, lên bàn mổ 7 lần, dung tích thở rất thấp, chỉ còn 1 lít. Đây là dung tích của một người rất yếu. Nhiều người nghĩ BS. Nguyễn Khắc Viện không còn sức khỏe để làm việc. Thế nhưng sau đó, khi về nước, ông vẫn công tác bình thường, vừa làm việc trong nước, viết sách, viết báo, ông còn đi công tác ra nước ngoài nhiều lần.
BS. Nguyễn Khắc Viện vượt qua được tình trạng thiếu thở ấy là nhờ phương pháp tập thở từ thuyết khí công của Yoga Ấn Độ.
Bà Nguyễn Thị Nhất cho biết, để rèn luyện sức khỏe, cố BS. Nguyễn Khắc Viện cũng như bà thường xuyên tập thở. Trước khi đi ngủ và sáng dậy hai ông bà luôn tập thở và làm những động tác thể dục đơn giản, sau đó bắt đầu làm việc. Nếu lúc nào thấy mệt mỏi (sau một tiếng đồng hồ) là ngưng việc để ngồi thiền và tập thở.
Trong sinh hoạt, cả hai không lạm dụng chất kích thích, không rượu trà thuốc lá, sống hòa nhã, điềm đạm. Bây giờ, ở tuổi 85, bà Nguyễn Thị Nhất vẫn nhanh nhẹn, vui tươi, mạnh khỏe. Bà thường xuyên đọc báo, sử dụng internet, điều hành Trung tâm nghiên cứu tâm lý và Tâm bệnh trẻ em do BS. Nguyễn Khắc Viện sáng lập từ năm 1989.
Phương pháp thở Nguyễn Khắc Viện
Tại sao việc tập thở lại quan trọng như vậy? Bởi vì thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ và tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.
Cố BS. Nguyễn Khắc Viện và vợ thường áp dụng trình tự tập thở này một cách rất nhẹ nhàng và nhiều người cũng đã áp dụng theo:
- Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng như làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết cỡ, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, cứ làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.
- Động tác thót bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Tập thở như vậy có thể trong các tư thế: nằm ngửa (hai chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò 4 chân, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước... Có thể cả lúc đang đi ngoài đường hoặc ngồi trên xe đạp, xe máy thấy căng thẳng là thở ra hít vào vài lượt.
Động tác thở thực hiện với một hệ thống cơ bắp gồm:
- Chủ yếu là cơ hoành nằm ngang giữa ngực và bụng, thành một cái vòm mặt trên tiếp giáp tim phổi, mặt dưới giáp với gan và khoang bụng, trong đó có các bộ phận tiêu hóa, dạ dày, ruột và các nội tạng khác.
- Lúc cơ hoành hạ xuống, lồng ngực ở dưới nở ra, đồng thời các cơ gắn với các xương sườn kéo sườn lên; lồng ngực nở ra theo hai chiều: Chiều đứng và chiều ngang.
- Phần dưới của lồng ngực, tức là hai chỏm vú trở xuống nở ra nhiều nhất vì đây gồm những bộ phận mềm; cơ hoành là đáy lồng ngực, và hai cánh sườn phía trước là sụn. Phần trên của lồng ngực cũng nở ra, nhưng ít hơn vì đây là phần cứng, gồm các xương sườn kéo từ cột sống đến xương ức.
- Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại vì vậy có động tác thót bụng thở ra.
Sau đây xin ghi lại bài vè tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện giúp dễ nhớ và dễ tập:
Thót bụng thở ra.
Phình bụng thở vào.
Hai vai bất động.
Chân tay thả lỏng.
Êm, chậm, sâu, đều.
Bình thường qua mũi.
Khi gấp qua mồm.
Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào.
Đứng ngồi hay nằm.
Ở đâu cũng được.
Lúc nào cũng được.
Nhớ phải theo thật đúng,
không được bỏ sót câu nào.
Minh Thu(ghi)
Nguồn: suckhoedoisong
Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà.
Từ sức khỏe không tốt
Trong quá trình học tập và làm việc tại Paris, BS. Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi nặng, phải nằm viện 10 năm, lên bàn mổ 7 lần, dung tích thở rất thấp, chỉ còn 1 lít. Đây là dung tích của một người rất yếu. Nhiều người nghĩ BS. Nguyễn Khắc Viện không còn sức khỏe để làm việc. Thế nhưng sau đó, khi về nước, ông vẫn công tác bình thường, vừa làm việc trong nước, viết sách, viết báo, ông còn đi công tác ra nước ngoài nhiều lần.
BS. Nguyễn Khắc Viện vượt qua được tình trạng thiếu thở ấy là nhờ phương pháp tập thở từ thuyết khí công của Yoga Ấn Độ.
Bà Nguyễn Thị Nhất cho biết, để rèn luyện sức khỏe, cố BS. Nguyễn Khắc Viện cũng như bà thường xuyên tập thở. Trước khi đi ngủ và sáng dậy hai ông bà luôn tập thở và làm những động tác thể dục đơn giản, sau đó bắt đầu làm việc. Nếu lúc nào thấy mệt mỏi (sau một tiếng đồng hồ) là ngưng việc để ngồi thiền và tập thở.
Trong sinh hoạt, cả hai không lạm dụng chất kích thích, không rượu trà thuốc lá, sống hòa nhã, điềm đạm. Bây giờ, ở tuổi 85, bà Nguyễn Thị Nhất vẫn nhanh nhẹn, vui tươi, mạnh khỏe. Bà thường xuyên đọc báo, sử dụng internet, điều hành Trung tâm nghiên cứu tâm lý và Tâm bệnh trẻ em do BS. Nguyễn Khắc Viện sáng lập từ năm 1989.
Phương pháp thở Nguyễn Khắc Viện
Tại sao việc tập thở lại quan trọng như vậy? Bởi vì thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ và tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.
Cố BS. Nguyễn Khắc Viện và vợ thường áp dụng trình tự tập thở này một cách rất nhẹ nhàng và nhiều người cũng đã áp dụng theo:
- Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng như làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết cỡ, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, cứ làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.
- Động tác thót bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Tập thở như vậy có thể trong các tư thế: nằm ngửa (hai chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò 4 chân, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước... Có thể cả lúc đang đi ngoài đường hoặc ngồi trên xe đạp, xe máy thấy căng thẳng là thở ra hít vào vài lượt.
Động tác thở thực hiện với một hệ thống cơ bắp gồm:
- Chủ yếu là cơ hoành nằm ngang giữa ngực và bụng, thành một cái vòm mặt trên tiếp giáp tim phổi, mặt dưới giáp với gan và khoang bụng, trong đó có các bộ phận tiêu hóa, dạ dày, ruột và các nội tạng khác.
- Lúc cơ hoành hạ xuống, lồng ngực ở dưới nở ra, đồng thời các cơ gắn với các xương sườn kéo sườn lên; lồng ngực nở ra theo hai chiều: Chiều đứng và chiều ngang.
- Phần dưới của lồng ngực, tức là hai chỏm vú trở xuống nở ra nhiều nhất vì đây gồm những bộ phận mềm; cơ hoành là đáy lồng ngực, và hai cánh sườn phía trước là sụn. Phần trên của lồng ngực cũng nở ra, nhưng ít hơn vì đây là phần cứng, gồm các xương sườn kéo từ cột sống đến xương ức.
- Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại vì vậy có động tác thót bụng thở ra.
Sau đây xin ghi lại bài vè tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện giúp dễ nhớ và dễ tập:
Thót bụng thở ra.
Phình bụng thở vào.
Hai vai bất động.
Chân tay thả lỏng.
Êm, chậm, sâu, đều.
Bình thường qua mũi.
Khi gấp qua mồm.
Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào.
Đứng ngồi hay nằm.
Ở đâu cũng được.
Lúc nào cũng được.
Nhớ phải theo thật đúng,
không được bỏ sót câu nào.
Minh Thu(ghi)
Nguồn: suckhoedoisong
Comment