Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

PHƯƠNG PHÁP THỞ SÂU theo BS NGUYỄN KHẮC VIỆN

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PHƯƠNG PHÁP THỞ SÂU theo BS NGUYỄN KHẮC VIỆN

    Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện

    Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà.

    Từ sức khỏe không tốt

    Trong quá trình học tập và làm việc tại Paris, BS. Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi nặng, phải nằm viện 10 năm, lên bàn mổ 7 lần, dung tích thở rất thấp, chỉ còn 1 lít. Đây là dung tích của một người rất yếu. Nhiều người nghĩ BS. Nguyễn Khắc Viện không còn sức khỏe để làm việc. Thế nhưng sau đó, khi về nước, ông vẫn công tác bình thường, vừa làm việc trong nước, viết sách, viết báo, ông còn đi công tác ra nước ngoài nhiều lần.

    BS. Nguyễn Khắc Viện vượt qua được tình trạng thiếu thở ấy là nhờ phương pháp tập thở từ thuyết khí công của Yoga Ấn Độ.

    Bà Nguyễn Thị Nhất cho biết, để rèn luyện sức khỏe, cố BS. Nguyễn Khắc Viện cũng như bà thường xuyên tập thở. Trước khi đi ngủ và sáng dậy hai ông bà luôn tập thở và làm những động tác thể dục đơn giản, sau đó bắt đầu làm việc. Nếu lúc nào thấy mệt mỏi (sau một tiếng đồng hồ) là ngưng việc để ngồi thiền và tập thở.

    Trong sinh hoạt, cả hai không lạm dụng chất kích thích, không rượu trà thuốc lá, sống hòa nhã, điềm đạm. Bây giờ, ở tuổi 85, bà Nguyễn Thị Nhất vẫn nhanh nhẹn, vui tươi, mạnh khỏe. Bà thường xuyên đọc báo, sử dụng internet, điều hành Trung tâm nghiên cứu tâm lý và Tâm bệnh trẻ em do BS. Nguyễn Khắc Viện sáng lập từ năm 1989.

    Phương pháp thở Nguyễn Khắc Viện

    Tại sao việc tập thở lại quan trọng như vậy? Bởi vì thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ và tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.

    Cố BS. Nguyễn Khắc Viện và vợ thường áp dụng trình tự tập thở này một cách rất nhẹ nhàng và nhiều người cũng đã áp dụng theo:

    - Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng như làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết cỡ, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, cứ làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.

    - Động tác thót bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Tập thở như vậy có thể trong các tư thế: nằm ngửa (hai chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò 4 chân, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước... Có thể cả lúc đang đi ngoài đường hoặc ngồi trên xe đạp, xe máy thấy căng thẳng là thở ra hít vào vài lượt.

    Động tác thở thực hiện với một hệ thống cơ bắp gồm:

    - Chủ yếu là cơ hoành nằm ngang giữa ngực và bụng, thành một cái vòm mặt trên tiếp giáp tim phổi, mặt dưới giáp với gan và khoang bụng, trong đó có các bộ phận tiêu hóa, dạ dày, ruột và các nội tạng khác.

    - Lúc cơ hoành hạ xuống, lồng ngực ở dưới nở ra, đồng thời các cơ gắn với các xương sườn kéo sườn lên; lồng ngực nở ra theo hai chiều: Chiều đứng và chiều ngang.

    - Phần dưới của lồng ngực, tức là hai chỏm vú trở xuống nở ra nhiều nhất vì đây gồm những bộ phận mềm; cơ hoành là đáy lồng ngực, và hai cánh sườn phía trước là sụn. Phần trên của lồng ngực cũng nở ra, nhưng ít hơn vì đây là phần cứng, gồm các xương sườn kéo từ cột sống đến xương ức.

    - Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại vì vậy có động tác thót bụng thở ra.

    Sau đây xin ghi lại bài vè tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện giúp dễ nhớ và dễ tập:

    Thót bụng thở ra.

    Phình bụng thở vào.

    Hai vai bất động.

    Chân tay thả lỏng.

    Êm, chậm, sâu, đều.

    Bình thường qua mũi.

    Khi gấp qua mồm.

    Tập trung theo dõi.

    Luồng ra luồng vào.

    Đứng ngồi hay nằm.

    Ở đâu cũng được.

    Lúc nào cũng được.

    Nhớ phải theo thật đúng,

    không được bỏ sót câu nào.


    Minh Thu(ghi)

    Nguồn: suckhoedoisong
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Vài dòng :

    Bác sỹ phải mỗ cắt bỏ 2 lá phổi bị hỏng chỉ còn lại 1/4 thôi, thể trạng to cao của người đàn ông thì đỏi hỏi cần phải có một lượng lớn không khí lưu thông qua phổi để trao đổi chất và dung nạp oxy cho cơ thể.Từ đó, Cụ nghiên cứu trường phái Yoga theo kiểu tập : khí - ý và lưc. Kiểu tập thì như đang ngồi thiền kiểu yoga, ý tưởng gột bỏ những gánh nặng đeo bám đời thường và tay chân hoạt động như thái cực quyền của Trung Quôc. Tập xong người khoẻ khoắn như trai 18.
    Những người vòng bụng to, mở máu thì tập khoảng 3 tháng vòng bụng sẽ " teo mất " từ 1-2 phận, kiên trì tập 1 năm vòng bụng sẽ như "xưa " và hết mở máu, gan nhiễm mỡ mà không phải dùng viên thuốc nào cả

    Cụ mất năm 78 tuổi

    Comment


    • #3
      Cám ơn bạn Audible cho thêm thông tin , cũng có vài chỗ nói BS mất lúc 85 tuổi.

      Thân,
      Nahoku
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #4
        Đôi dòng :

        Vì em là đệ tử thứ....cho nên em khẳng định cụ mất năm 78 tuổi, hàng năm các đệ tử vẫn viếng thăm nhân ngày giỗ của Cụ.
        Khi biết thể trạng mình đã suy kiệt, không còn duy trì cuộc sống ở dương thế, cụ đã cương quyết không cho người nhà lẫn bác sỹ dùng thuốc theo kiểu " còn nước, còn tát ", cụ cho như thế là độc ác, hãy để cụ được ra đi thanh thản theo số phần của mình
        Bạn thử nghỉ, một người mà chỉ còn lại 1/4 lá phổi mà sống thọ đến 78 tuổi là công sức khổ luyện ghê gớm đến mức nào.
        Bài tập yoga của Cụ bao gồm từ : đĩnh đầu đến tận ngòn chân, có thể tập cà ngày mà chưa hết bài.
        Năm em vào học thì có 2 trường phái : yoga của Cụ Nguyễn Khắc Viện và môn thái cực quyền của Trung Quốc. Cuối cùng em đã chọn môn Yoga của Cụ.
        Bệnh tình trước khi tập : thừa cân, rối loạn thần kinh thực vật ( thiếu canxi đường huyết - hay làm mệt, co giật ), đau dạ dày kinh niên, rối loạn tiêu hoá. Chuyện vào bệnh viện cấp cứu là như " cơm bữa ".
        Đã điều trị khắp nơi : bác sỹ Nguyễn Thi Khuê - chuyên khoa nội tiết của Trung tâm Hoà Hảo, Bác sỹ Nguyễn Đăng Đức - chuyên khoa thần kinh của Bệnh viên tâm thần. Nhưng bệnh vẫn không khỏi bởi lẽ đây là tâm bệnh chứ không phải thể bệnh thì không có thuốc nào trị dứt cả. Các bác sỹ sau khi xét nghiệm, thử máu, siêu âm, đo điện thì cuối cùng chỉ biết phán 1 câu là : anh hỏng có bệnh gì hết.
        Kiên trì luyện tập ngày 2 cử : lúc 04 giờ sáng ( tập 02 giờ ) và tối sau ăn 2 giờ ( tập 1 giờ ) , tắm bằng nước ấm pha muối hột sau khi tập ( hòng phải muối bọt đâu à nghen ) , sút rửa mũi bằng nước muối hột pha loãng sau mỗi buổi chiều đi làm về.
        4 tháng đầu bệnh chưa thuyên giảm lăm. Nói chung chưa thấy gì
        Tháng thứ 6, quần mặc không vừa, tuột luốt vì vòng 2 đã giảm đáng kể , sức khoẻ bắt đầu có chuyển biến. Sau mỗi buổi tập thấy người khoẻ hẳn, đầu óc thanh thản không còn nặng chịch.
        Sau 12 tháng thì cân nặng từ 65kg chỉ còn 54 kg mà ăn uống vẫn bình thường không kiên cữ gì , cái bụng phệ mất tiêu, không còn phải dùng thuốc tây lẫn thuốc đông y, sức khoẻ dần hồi phục bình thường.
        Bài tập của Cụ không đòi hỏi phải hùn hụt như thiếu lâm hay tay kinh đô, không cần kiếm pháp hay dụng cụ gì, không đòi hỏi phải ra công viên đông người, không phải sắm sửa bất kỳ dụng cụ gì ngoài trừ cái chăn nhỏ ( chỉ cho người lớn tuổi thôi ), không sợ trời mưa hay nắng làm ảnh hưởng đến buổi tập,....mà chỉ cần 1 khoảng không gian nho nhỏ, không khí trong lành, yên tĩnh thôi là có đất dụng võ rồi.

        Bạn hãy thử tập xem : sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, sau khi ăn 2 giờ hãy ngồi thiền hay nằm ngữa hay nghiêng gì cũng được miễn sao thoải mái là được và bắt đầu hít thở thật sâu xem nào. Mới tập không cần ém hơi , chỉ thở ra thì bụng tóp vào , hít hơi vào thì bụng phòng ra, thật sâu và thật chậm nhưng phải thật đều , ý nghĩ trong đầu có thể đặt vào luồn không khí đang chạy qua lổ mũi hay ở huyệt đan điền khi bụng tóp vào hay phình ra ( chỗ lỗ rún ) . Bạn cứ đều đều như thế khoảng 5 phút thì ngưng lại và bạn sẽ cảm thấy đầu óc của mình lúc đấy sẽ thay đổi ra sao.
        Theo chủ đề topic là phương pháp thở sâu cũng là chưa đủ mà phải là : thật sâu, thật chậm và phải luôn thật đều . Vì có như thế ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn, thải ra hết khí cạc bô nít mà còn làm cho trái tim chúng ta hoạt động được nhịp nhàng theo từng hơi thở , kéo nhịp tim xuống thật chậm . Một trái tim khỏe là : co bóp mạnh, mềm mại, đều và nhịp thật chậm . Một trái tim đập thật mạnh nhưng nhịp lại nhanh sẽ dần dà sớm bị lảo hóa vì mõi cơ : suy tim.

        Một số bài tập của Cụ như :
        1/ Tránh chảy nước miếng ở người lớn tuổi
        2/ Tránh quá trình mau lão hoá hình thành vết nhăn ở đuôi khoé mắt ở người phụ nữ hay để da mặt người phụ nữ luôn hồng hào, xinh đẹp mà không cần dùng tới " hoá chất "
        3/ Tăng cường khả năng tình dục ở nam, nữ mà không cần tới Viara ( cái này mấy đệ từ người tây khoái lắm )
        4/ Chữa bệnh rối loạn tiền đình
        5/ Phục hồi hoạt động bình thường cho trái tim
        6/ Chống bệnh béo phì
        7/ Xả tress hiệu quả và cấp kỳ
        8/ Nắn dãn xương khớp và làm cho chúng dẽo dai
        9/......

        Ôi ! Nhiều lắm, em không kể hết được

        Một bài về : ý - khí - lực của Cụ em vẫn thường tập là ( tập lúc giao nhau giữa mặt trời và mặt trăng buổi sáng thì tốt nhất ) :
        - Xoá bỏ những ưu phiền, bệnh tật
        - Hít sinh khí của trời đất thắm đầy cơ thể
        - Xua bóng tối, mây đen ra xa
        - Nắm bắt sức mạnh kéo vào

        Hảy bắt đầu khi chưa quá muộn nhé !
        Last edited by audible; 24-07-2010, 11:27 AM.

        Comment


        • #5

          Thật là quý hoá cho mình khi biết Audible là đệ tử của cụ Viện, hôm qua nói chuyện với Cơm về việc tìm sách của BS Nguyễn Khắc Viện nhưng tìm hoài mà không được , Cơm nói sẽ tìm giúp mình vì mình cũng bị gần giống như cụ Viện là bị lao phổi trong thời gian ngặt nghèo không có tiền đi bịnh viện nên đành nằm chờ chết , cơ thể suy yếu dần chỉ còn da bọc xương ( khoảng 37 - 38 kg) , trước đó mình rất khoẻ từng là huấn luyện viên của 1 võ đường và tập thể dục thường xuyên , vậy mà đành nằm bẹp gí trên giường suốt 8 tháng trời, cũng may bà chị tìm được cách gửi tiền từ nước ngoài về giúp nên mình được đi khám. Đầu tiên là BV huyện Xuân Lộc( lúc đó gia đình mình bỏ SG về Rừng Lá ), các BS sau khi thấy hình phổi của mình đã sợ hãi, chuyển cấp tốc lên BV tỉnh Đồng Nai. Tại đây được 1 vị BS già tên Khâm thương tình hết lòng cứu chữa....cho thuốc về mời y tá đến chích thì họ chỉ chích 1 lần rùi từ chối ( chắc họ sợ quá....heheh...), hết người này đến người kia , cuối cùng thì bạn mình đến thăm và giúp chỉ cho Mẹ mình chích , và thế là mỗi ngày trước khi vác cuốc ra đồng thì Mẹ mình nấu kim chích để là "y tá bất đắc dĩ" ......Việc chữa bịnh ròng rã 3 năm trời mới chấm dứt , nhưng cũng từ đó sức khoẻ mình ra đi vĩnh viễn.......cũng khoảng 35 năm rùi......nhưng mình vẫn làm việc như những người bình thường , sau khi thấy có thể đi lại vững vàng mình lao đầu vào việc học rùi sau đó làm những việc phù hợp sức khoẻ ( văn phòng)......rùi vượt biển....rùi tù đày...vì không có sức bằng các bạn tù khác nên phải cố gắng tối đa đến nỗi sụi cả hai chân, lại phải mất trên 10 tháng tập đi mới lạch bạch đi lại được ( các bạn tù thường ghẹo rằng mình cái gì cũng thấy được, chỉ mỗi tướng đi là xấu quá.....heheh....). Khi qua Mỹ mình vẫn làm những việc lao động phổ thông như những người khác , có điều họ chỉ rướm mồ hôi còn mình thì cởi áo thun đồng phục ra vắt thì mồ hôi nhiều như áo được nhúng xuống nước....cho đến khi mình dọn nhà , ông anh rể đến dọn phụ thấy mình thở mạnh quá nên bắt mình đi khám chuyên khoa ( vì ổng là BS gia đình của mình ) , sau khi khám các BS chuyên khoa và làm cả lô xét nghiệm mình mới biết phổi mình chỉ còn 40% dung tích......phần bị hư đã hoá vôi (thẹo).......lúc đó ai cũng thương cho sự cố gắng của mình trong mấy chục năm ròng rã......Bởi vậy 5 - 6 năm nay mình "được" thẻ đậu xe handicap.....heheh...và cũng may là công việc của mình không nặng nhọc gì cả...
          Nếu Audible có tài liệu tập của BS Viện hoặc biết ở đâu có thì làm ơn cho mình biết nhé , mình sẽ nhờ người nhà ở VN đi mua gửi qua cho mình........ Phải chi có khóa học trên mạng thì hay biết mấy.
          Bây giờ thì mình rất vui vì biết đã tìm được đúng người.....heheh.....
          Cám ơn Audible trước nha.


          Thân,
          Nahoku
          Last edited by nahoku; 24-07-2010, 04:43 PM.
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #6
            Chào bạn nahoku !
            Tập luyện môn gì cũng vậy , phải tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và cơ địa của mỗi người để có bài tập thích hợp nhằm cải thiện sức khoẻ tốt hơn, tránh bị tẩu hoả nhập ma khi mua đĩa hoặc xem trên mạng rồi tự tập lấy. Ông bà xưa có câu : không thầy đố mầy làm nên.
            Mình không phải là thầy, cũng không phải là giảng viên hay huấn luyện viên gì tất , chỉ là người đã biết qua trước bạn mà thôi.

            Về tài liệu bạn Cụ không có viết sách, mà chỉ có chỉ dẫn những động tác, tác dụng của nó. Sau này các đệ tử tổng hợp ý tưởng của Cụ để viết sách truyền lại cho hậu bối. Bạn có thể nhờ người nhà tìm mua ở Sài Gòn ghé Nhà văn hoá lao động, quận 1, trong đấy hàng ngày buổi chiều 17 giờ có lớp dưỡng sinh của Cụ Nguyễn Khắc Viện.

            Nhưng thú thật nói trước, bạn đọc rồi bạn cũng sẽ không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc vào lúc nào nữa.

            Trong ca khúc của Trịnh Công Sơn có câu : Sống trên đời cần có một tấm lòng, không biết làm gì cứ để gió cuốn trôi.....
            Nếu bạn không ngại , trong topic này mình sẽ hướng dẫn bạn tập từ từ, từ cái tưởng chừng giản dị nhưng tác dụng vô song , tập và chỉ tập , nhưng bạn phải thật kiên nhẫn theo đuổi mới gặt được trái ngọt sau này cơ.
            Vì thời gian có hạn , chỉ lúc rảnh mình mới viết bài được , nếu có điều kiện mình sẽ kèm hình ảnh minh hoạ nhé ( hình xấu lắm ).
            Mục đích không vì tiền , không vụ lợi , không hảo danh , chỉ để.....gió cuốn đi !
            Trước tiên, bạn cho mình biết đôi chút về :
            1/ Tuổi tác
            2/ Chỉ số áp huyết , nhịp tim
            3/ Vòng bụng
            4/ Cân nặng
            5/ Ngoài bệnh về phổi bạn còn bệnh mãn tính nào khác không
            6/ Thói quen ăn uống, có đam mê tứ khoái không
            7/ Thường ngày bạn đã tập luyện môn gì rồi
            8/ Thời gian công việc làm của bạn
            9/ Đời sống gia đình có thoải mái hay căng thẳng
            10/ Bạn có vướng bận chuyện gì khác làm bạn phải lo lắng thường xuyện

            Chúc vui !

            Comment


            • #7
              Những điều nên lưu ý trước và sau khi tập luyện :

              1/ Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh sau khi tập luyện , mà phải tắm bằng nước ấm
              2/ Chỉ được tập sau ăn 2 giờ, ngay cả ngồi thiền luyện thở
              3/ Trước khi đi ngủ 2 giờ không được ăn, uống chỉ chút chút thôi
              4/ Buổi sáng khi thức dậy hãy cố gắng vươn vai đôi lần, chờ chút rồi hãy ngồi dậy leo xuống giường.
              5/ Trong quá trình tập 1 động tác nào đấy mà cảm thấy trong người khó chịu phải ngưng ngay lập tức.
              6/ Trong quá trình tập không được uống nước, chỉ xúc miệng khi cảm thấy khát.
              7/ Tránh nghe nhạc khi đang tập

              ( còn tiếp )

              Comment


              • #8
                Rất cám ơn Audible đã quan tâm, mình vừa gửi PM tới bạn.

                Thân,
                Nahoku
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #9
                  Xin chào mọi người và bác Audible em cũng bị bệnh giống bác đi khắm khắp nơi không ra bệnh tức bị tâm bệnh em xin hỏi phương pháp thở này cứ thở làm sao mà thật sâu thật chậm thật đều là được phải không? Như vậy bt em thở nông 15 nhịp trên phút muốn thở như vậy phải gắng sức cho nó thật sâu chậm, em đã thử và lúc thật sâu chậm đều em thở 6 nhỉp/phút. Nhưng em có đọc bài viết của Bác sỹ Đỗ hồng ngọc bạn của Cụ Nguyễn Khắc Viện thì nói đừng ráng sức như vậy dễ bị tẩu hoả nhập ma, chỉ cần thở bình thường bụng phồng lên xẹp xuống là được xin bác cho ý kiến giúp?

                  Comment

                  Working...
                  X