Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Giải đáp thắc mắc

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bệnh trầm cảm

    Một số bài viết về bệnh trầm cảm, Lang Băm mới tìm được D

    Trầm cảm (Phần 1)

    Bệnh trầm cảm là gì?

    Những rối loạn trầm cảm đã có từ khi con người biết viết lịch sử. Trong kinh thánh, Vua David cũng như vua Job đã mắc phải căn bệnh này. Hippocrates thì đề cập tới vấn đề trầm cảm là tình trạng u sầu với bản chất là “mật đen”. Mật đen cùng với máu, đờm và mật vàng là 4 loại dịch thể giải thích cho sinh lý y học cơ bản lúc bấy giờ. Trầm cảm đã được đưa vào trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong hàng trăm năm nhưng ngày nay chúng được hiểu như thế nào?

    Vào thế kỷ thứ 19, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền. Vào nửa đầu của thế kỷ 20, Freud kết nối giữa quá trình bệnh sinh của trầm cảm với vấn đề phạm tội và xung đột. John Cheever, tác giả và cũng là người bị rối loạn về trầm cảm, đã viết về những xung đột và những kinh nghiệm trãi qua với cha mẹ mà ảnh hưởng đến quá trình tiến triển trầm cảm của ông.

    Trong thập niên 50-60, trầm cảm được chia làm 2 loại, nội tại và thần kinh. Khi trầm cảm bắt nguồn từ bên trong cơ thể, có thể do nguồn gốc từ gen hoặc vô căn thì được gọi là loại nội tại. Trầm cảm do thần kinh hay trầm cảm phản ứng có một yếu tố thúc đẩy rõ ràng từ môi trường như là cái chết của vợ (hoặc chồng), hoặc những mất mát đáng kể khác như bị mất việc làm.

    Trong thập niên 70-80, người ta chuyển tập trung từ nguyên nhân của trầm cảm sang những ảnh hưởng của nó lên người bệnh. Điều đó nghĩa là tìm hiểu các triệu chứng và các chức năng bị suy giảm để nhà chuyên môn có thể chẩn đoán xác định ra bệnh trầm cảm cho dù đó là nguyên nhân gì đi nữa. Mặc dù có một số tranh cãi cho tới nay ( giữa các ngành trong y khoa ) thì hầu hết các nhà chuyên khoa đồng ý rằng :

    Rối loạn trầm cảm là một hội chứng phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nổi khổ quá mức bình thường. Đặc biệt, sự u sầu này trong trầm cảm có mức độ nặng hơn, kéo dài hơn, nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn và mất chức năng nhiều hơn bình thường.

    Những rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trưng bởi các suy nghĩ, tâm trạng và hành vi tiêu cực mà còn bởi những thay đổi đặc hiệu trong các hoạt động chức năng (ví dụ như ăn, ngủ, và hoạt động tình dục). Những thay đổi về chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể.

    Một số người bị trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dường như có tính di truyền.

    Rối loạn trầm cảm là một vấn đề lớn về sức khoẻ trong cộng đồng:

    Trong năm 1990, phí điều trị trầm cảm ở Mỹ là 43 tỉ đôla bao gồm tiền điều trị, chi phí gián tiếp (như là mất khả năng lao động hay vắng mặt lâu ngày).

    Một nghiên cứu y học quan trọng cho thấy bệnh trầm cảm gây nên những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh hơn là các vấn đề từ viêm khớp hay huyết áp cao, bệnh phổi mạn tính, tiểu đường mang lại; và trong hai loại bệnh, trầm cảm có ảnh hưởng ngang với bệnh động mạch vành.

    Trầm cảm làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành, HIV, hen và các bệnh lý nội khoa khác. Hơn nữa, trầm cảm làm tăng độ mắc bệnh, và tỉ lệ tử vong của các bệnh trên.

    Thường trầm cảm được chẩn đoán đầu tiên ở một trung tâm sức khoẻ ban đầu chứ không phải trong một phòng khám của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Hơn thế nữa, bệnh thường nằm trong nhiều dạng lẫn lộn khác nhau khiến cho rất hay bỏ sót chẩn đoán.

    Trầm cảm thường không thể chữa trị cho dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và các chỉ dẫn lâm sàng tập trung vào vấn đề điều trị. Hi vọng rằng tình trạng này sẽ được cải thiện.

    Để có thể thoát khỏi một rối loạn tâm lý cần phải điều trị bằng thuốc hoặc bằng shock điện (sẽ đề cập ở dưới) hoặc liệu pháp tâm lý cho dù nó có yếu tố thúc đẩy hay do vô căn.

    Có bao nhiêu loại trầm cảm?

    Giống như các bệnh khác như suy tim hay tiểu đường thì các rối loạn trầm cảm cũng có nhiều thể khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập 3 trong số những loại rối loạn hay gặp nhất. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng trong mỗi một loại này thì vẫn có những khác biệt về số lượng, độ nặng, và thời gian kéo dài của các triệu chứng.

    Thể trầm cảm tâm thần

    Thể trầm cảm tâm thần đặc trưng bởi sự kết hợp của nhiều triệu chứng bao gồm tâm trạng buồn bực (xem bảng các triệu chứng) làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, ăn uống và sự thích thú tham gia vào các hoạt động ưa thích trước đó. Các giai đoạn mất khả năng này của trầm cảm có thể xảy ra một, hai hoặc vài lần trong đời.

    Thể loạn khí sắc


    Loạn khí sắc là một loại trầm cảm ít nặng hơn. Nó bao gồm các triệu chứng mạn tính nhưng không làm mất chức năng mặc dù vẫn còn cản trở người bệnh hoạt động một cách thoải mái. Đôi khi, những người bị loạn khí sắc có thể trãi qua những giai đoạn của thể trầm cảm tâm thần. Sự kết hợp hai dạng này được gọi là trầm cảm kép.

    Thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực

    Là một dạng khác của trầm cảm, trước đây được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm. Tình trạng này cho thấy có một kiểu di truyền đặc biệt. Không thường gặp như các dạng khác, thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực này liên quan đến các chu kì xen kẽ của trầm cảm và hưng cảm (hoặc kích động). Rối loạn hai cực thường là một tình trạng mạn tính và hay tái phát. Đôi khi, những thay đổi tâm tính diễn ra nhanh và rõ rệt, nhưng hầu hết thì tiến triển từ từ.

    Khi ở vào trạng thái trầm cảm, người bệnh có thể có một hoặc tất cả triệu chứng của một rối loạn trầm cảm. Tương tự, khi ở trong trạng thái hưng cảm, có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng của bệnh hưng cảm (xin xem bên dưới). Sự hưng cảm này thường ảnh hưởng tới lý trí, khả năng suy nghĩ và hành vi xã hội có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc trở thành trò cười cho mọi người. Ví dụ như một người trong giai đoạn hưng cảm có thể đưa ra các quyết định kinh doanh ngớ ngẩn, thiếu sáng suốt.

    Một biến thể đặc biệt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực này được gọi là lưỡng cực loại II (Ioại rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp khác được xếp vào loại I). Lưỡng cực loại II là một hội chứng trong đó người bệnh có những đợt trầm cảm xen kẽ đó là giai đoạn hưng cảm nhẹ. Các giai đoạn hưng phấn này không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là cơn hưng cảm như trong lưỡng cực loại I.

    Các triệu chứng của trầm cảm và cơn hưng cảm.

    Không phải tất cả mọi người bị trầm cảm hay có cơn hưng cảm đều có tất cả các triệu chứng. Một số có thể có rất ít trong khi số khác lại bộc lộ rất nhiều triệu chứng. Mức độ của các triệu chứng cũng thay đổi khác nhau ở người bệnh.

    Trầm cảm:


    Thường xuyên buồn rầu, lo lắng và hay rơi vào trạng thái vô định, tuyệt vọng, bi quan.
    Có cảm giác bị bỏ rơi, vô dụng hay có tội.
    Thờ ơ, vô cảm với các sở thích trước đó, bao gồm cả hoạt động tình dục.
    Mất ngủ, thức dậy rất sớm hoặc ngủ quá nhiều.
    Chán ăn có thể kèm sụt cân hay cuồng ăn kèm tăng cân.
    Mệt mỏi, chậm chạp.
    Có các ý nghĩ tìm đến cái chết, tự tử.
    Bứt rứt, hiếu động.
    Khó tập trung, mau quên và quyết định chậm chạp.
    Hay than phiền về các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn tiêu hoá hoặc đau mạn tính cho dù đã điều trị.

    Cơn hưng cảm


    Tự nhiên hưng phấn.
    Tự nhiên kích động.
    Mất ngủ trầm trọng.
    Trầm trọng hóa vấn đề.
    Nói nhanh và nhiều.
    Suy nghĩ rời rạc, đứt quãng.
    Tăng đòi hỏi về hoạt động tình dục.
    Hoạt động liên tục.
    Thiếu kiềm chế.
    Cư xử bất thường.
    (theo BSGD)

    Comment


    • #17
      Trầm cảm - (Phần 2)

      Các nguyên nhân gây trầm cảm.

      Một vài loại trầm cảm có tính chất gia đình cho thấy một yếu tố sinh học thúc đẩy tới tình trạng trầm cảm có thể do di truyền. Điều này đặc biệt đúng đối với dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những người bị bệnh có một vài khác biệt về thành phần gen đối với những người bình thường, nhưng ngược lại thì không đúng. Điều này nghĩa là không phải tất cả những người mang thành phần gen bất thường trên đều bị bệnh. Như vậy là rõ ràng có những yếu tố hỗ trợ như các tác kích của môi trường liên quan đến sự khởi phát của bệnh.

      Làm thế nào để nhận biết được trầm cảm?


      Bước đầu tiên để có một điều trị thích hợp là đánh giá toàn diện thể chất và tâm thần để xác định bệnh nhân có bệnh trầm cảm hay không và phân loại nếu có. Một vài loại thuốc cũng như một vài phương cách điều trị có thể gây ra một số triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy người khám cần phải loại trừ các khả năng trên khi hỏi, khám và làm các cận lâm sàng.

      Một đánh giá chẩn đoán đầy đủ bao gồm một bệnh sử đầy đủ về các triệu chứng của bệnh nhân:

      thời điềm khởi phát của triệu chứng?
      các triệu chứng kéo dài bao lâu?
      mức độ của chúng?
      Trước đây bệnh nhân có các triệu chứng đó hay không, và nếu có, khai thác cả chẩn đoán và điều trị lúc đó.

      Người bác sĩ nên để ý về việc sử dụng rượu, các thuốc gây nghiện và hỏi bệnh nhân có từng suy nghĩ về cái chết hay tự tử không. Sau đó, bệnh sử cũng nên đề cập về tiền sử gia đình có ai bị bệnh trầm cảm và nếu đã được điều trị thì khai thác cách điều trị cũng như hiệu quả của nó.

      Một đánh giá chẩn đoán cũng bao gồm khám tình trạng tâm thần nhằm xác định mức độ ảnh hưởng về ngôn ngữ, cách suy nghĩ hoặc trí nhớ của bệnh nhân, thường xảy ra khi bị loạn tâm thần hưng trầm cảm. Ngày nay, vẫn chưa có xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm máu hay chụp tia X-quang nào có thể chẩn đoán rối loạn tâm thần. Thậm chí chụp CT, MRI, SPECT và PET vốn rất hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý thần kinh khác như đột quị, u não cũng không thể phát hiện những thay đổi tinh vi, phức tạp của não trong các bệnh lý tâm thần. Tuy nhiên, những kỹ thuật này gần đây đang gặt hái nhiều giá trị trong nghiên cứu trên lãnh vực sức khoẻ tâm thần và có lẽ trong tương lai sẽ giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán.

      Những phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay.

      Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
      Thuốc chống trầm cảm tác động kép:
      Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới:
      Thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOIs)
      Thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng(TCAs)
      Shock điện(ECT)
      Liệu pháp tâm lý
      Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

      Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) làm tăng lượng serotonin trong não (Nên nhớ rằng trong trầm cảm thì não có lượng serotonin thấp) Như tên gọi của nó thì SSRIs hoạt động bằng cách ức chế sự tái hấp thu serotonin trong não một cách có chọn lọc. Quá trình này xảy ra ở các sy-nap, nơi liên kết các tế bào não với nhau. Serotonin là một trong những chất hóa học của não làm nhiệm vụ đưa những thông tin qua các nơi liên kết này (sy-nap), từ một tế bào não (nơ-ron) sang một tế bào não khác.

      Thuốc chống trầm cảm tác động kép:

      Bản chất sinh hoá là tất cả các loại thuốc điều trị trầm cảm (MAOIs, SSRIs, TCAs và thuốc chống trầm cảm thế hệ mới) có thêm một số tác động vừa lên norepinephrine và lên serotonin cũng như các chất trung gian dẫn truyền thần kinh khác. Tuy nhiên, các thuốc khác nhau ảnh hưởng lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau.

      Một số thuốc chống trầm cảm mới hơn dường như có hiệu quả mạnh lên cả hệ norepinephrine lẫn serotonin. Những thuốc này đang rất hứa hẹn, đặc biệt trong các trường hợp trầm cảm nặng hay mạn tính. (Các trường hợp này thường được đưa đến các bác sĩ tâm thần hơn là các bác sĩ đa khoa). Veniafaxine (Effexor) là một trong những thuốc nói trên.

      Khi dùng ở các liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin này có độ an toàn cao và ít gây tác dụng phụ. Ở những liều cao hơn thì thuốc dường như ức chế sự tái hấp thu của norepinephrine. Do đó, có thể xem Veniafaxine là một thuốc ức chế sự tái hấp thu của cả serotonin và norepinephrine (SNRI).

      Một loại thuốc chống trầm cảm mới khác là mirtazapine (Remeron) có cấu trúc 4 vòng. Nó hoạt động trên những vị trí sinh hóa và theo những cách khác hơn các loại thuốc khác. Thuốc tác động tới serotonin nhưng ở vị trí hậu sy-nap. Nó cũng có thể làm tăng nồng độ histamine mà đôi khi gây ra tình trạng ngủ gà.

      Do đó, mirtazapine thường được dùng trước khi đi ngủ và cho những người khó ngủ. Giống như veniafaxine thì thuốc này cũng làm tăng lượng norepinephrine. Ngoài tác dụng an thần, thuốc có các tác dụng phụ tương tự như nhóm SSRIs nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

      Tác động của SSRIs là giữ cho serotonin hiện diện với nồng độ cao trong các sy-nap. Đó là do thuốc đã ngăn chặn sự tái hấp thu trở lại serotonin của các tế bào thần kinh dẫn truyền. Chính sự tái hấp thu này làm cho ngừng sản xuất các serotonin mới. Vì vậy, serotonin liên tục chuyển các thông tin đi. Điều này dẫn đến là kích hoạt lại các tế bào đã bị ức chế do trầm cảm và làm giảm các triệu chứng của người bệnh.

      Tại Hoa Kỳ, SSRIs đã được sử dụng thành công hơn một thập niên qua trong điều trị trầm cảm. Chúng có ít tác dụng phụ hơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs) và thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) (sẽ được đề cập sau). SSRIs không tương tác với chất tyramine trong thức ăn như là MAIOs. Nó cũng không gây ra hạ huyết áp tư thế hay loạn nhịp tim như khi dùng TCAs. Vì vậy, SSRIs thường là điều trị đầu tay cho chứng trầm cảm. Ví dụ một số thuốc SSRIs là fluoxetine (Prozac), paroxetine(Paxil), sertraline(Zoloft), citalopram(Celexa), và fluvoxamine (Luvox).

      SSRIs nói chung được dung nạp tốt và rất ít có tác dụng phụ. Tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn, tiêu chảy, kích động, mất ngủ và đau đầu. Tuy nhiên chúng thường biến mất sau một tháng đầu sử dụng SSRIs. Một vài bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ về tình dục như giảm hoặc mất khoái cảm. Một số khác thì rung cơ khi dùng SSRIs. Ở “ Hội chứng do serotonin” là một tình trạng bệnh lý thần kinh nặng liên quan đến việc dùng SSRIs. Nó bao gồm sốt cao, co giật và rối loạn nhịp tim. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng này và nó chỉ được ghi nhận trên các bệnh nhân tâm thần rất nặng, sử dụng nhiều thuốc tâm thần.

      Tất cả bệnh nhân đều có đặc tính sinh học (cơ địa) khác nhau. Do đó, nếu có xuất hiện các tác dụng phụ hoặc tác dụng điều trị không vừa ý khi dùng một loại SSRIs thì không có nghĩa là các loại khác trong cùng nhóm cũng không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có người trong gia đình đáp ứng tốt với một loại thuốc nào đó thì nên đầu tiên thử dùng nó trước.

      Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới:


      Gọi như vậy vì chúng hoạt động theo cơ chế khác. Vì vậy, các thuốc trầm cảm loại này không được xếp vào TCAs hay SSRIs mặc dù chúng có hoạt động tương tự. Đặc biệt hơn, thuốc làm tăng nồng độ của một số chất hoá học thần kinh trong các sy-nap của não. Một số ví dụ của nhóm thuốc này bao gồm nefazodone (Serzsone), trazodone (Desyrei), veniafaxine (Effexor) và bupropion (Weibutrin).

      Cục quản lý về thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép dùng bupropion trong cai nghiện thuốc lá. Thuốc này cũng đang được nghiên cứu để chữa trị chứng rối loạn giảm khả năng tập trung (ADD) hoặc chứng hiếu động và giảm khả năng tập trung (ADHD). Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người lớn làm giảm khả năng chú ý hay tập trung vào một vấn đề trong một thời gian.

      Iithium (Eskalith, Iithobid), valproate (Depakene, Depakote), carbamazepine (Epitol, Tegretol), neurontin (Gabapentin) và lamictal (Iamotrigine) là những thuốc an thần và chống co giật. Chúng đang được dùng trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Một số thuốc trị tâm thần khác như ziprasidone (Geodon), risperidone (Risperdal) và quetiapine (Seroquel) đôi khi cũng được dùng để điều trị bệnh trên, thường phối hợp với các thuốc chống trầm cảm và các thuốc an thần khác.

      Thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOIs)

      Là loại thuốc chống trầm cảm lâu đời nhất. Một số ví dụ về MAOis bao gồm phenelzine (Nardil) và tranylcypromine (Parnate). MAOIs làm tăng nồng độ của các chất hoá học thần kinh ở các sy-nap của não qua việc ức chế monoamine oxidase. Đây la enzyme chính tiêu hủy các chất hoá học thần kinh như norepinephrine. Khi enzyme này bị ức chế thì norepinephrine không bị tiêu hủy và vì vậy gia tăng số lượng trong não.

      MAOIs cũng làm giảm sự phân hủy tyramine, một chất có trong pho-mát cũ, rượu, các loại hạt đậu, sôcôla, và các thực phẩm khác. Giống như norepinephrine thì tyromine có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy các bệnh nhân có dùng một loại thuốc MAOI mà ăn thức ăn có chứa nhiều tyromine có thể làm tăng nồng độ tyromine trong máu dẫn đến huyết áp cao nguy hiểm.

      Thêm vào đó, MAOIs có thể tương tác với các thuốc trị cảm, ho thông thường làm gây ra tình trạng trên. Nguyên nhân là vì bản thân những thuốc ho, cảm này có thể làm tăng huyết áp tương tự. Do mức độ nguy hiểm và khả năng tương tác như vậy mà MAOIs thường chỉ được dùng khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
      (Theo BS GD)

      Comment


      • #18
        Trầm cảm - (Phần 3)

        Thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng(TCAs)

        Được phát triển từ những thập niên 50,60 để điều trị trầm cảm. Chúng được gọi như vậy là vì trong cấu trúc hóa học có 3 vòng. TCAs chủ yếu làm tăng nồng độ của epinephrine trong các sy-nap ở não cho dù chúng cũng có thể tác động lên nồng độ của serotonin.

        Các bác sĩ thường dùng TCAs trong những trường hợp trầm cảm nhẹ hoặc vừa. Một số ví dụ về thuốc chống trầm cảm 3 vòng bao gồm amitriptyline (Elavil), protriptyline (Vivactil), desiparmine (Norpramine), nortriptyiine (Aventyl, Pamelor), trimipramine (Surmontil), và perphenazine (Triavil).

        Thuốc chống trầm cảm 4 vòng có hoạt động tương tự như TCAs ngoại trừ việc cấu trúc hoá học của chúng có 4 vòng. Một số ví dụ của thuốc này bao gồm maprotiline (Iudiomil) và mirtazapine (Remeron) ( đã được đề cập ở phần trên).

        TCAs thì an toàn và nhìn chung được dung nạp tốt nếu chẩn đoán và dùng đúng. Tuy nhiên, TCAs có thể gây loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng quá liều. Một số TCAs cũng có thể có tác dụng phụ kháng cholinergic vì ức chế hoạt động thần kinh kiểm soát nhịp tim, nhu động ruột và sản xuất nước bọt. Do đó chúng gây khô miệng, táo bón và choáng váng khi đứng.

        Choáng váng là vì tụt huyết áp xảy ra khi đứng (tụt huyết áp tư thế). Tác dụng phụ kháng cholinergic cũng có thể làm nặng thêm tình trạng tăng nhãn áp góc hẹp, tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tiền liệt tuyến lành tính, và gây ra chứng hoang tưởng ở người già. Cũng nên tránh dùng TCAs ở những bệnh nhân động kinh và có tiền sử bị đột quị.

        Một số thuốc kích thích như methylphenidate (Ritalin) hay dextroamphetamine (Dexedrine) được dùng chủ yếu để điều trị trầm cảm khi bị kháng các loại thuốc khác. Chúng hiếm khi dùng đơn độc mà thường được dùng chung với các thuốc chống trầm cảm khác hoặc các loại thuốc như an thần, chống loạn tâm thần, hoặc thậm chí với hormôn tuyến giáp, Iý do thuốc hay được dùng chung với các thuốc khác trong điều trị trầm cảm là vì thuốc có thể tạo cảm giác hưng phấn và tăng nhu cầu sử dụng ở cả những người không bị cũng như bị trầm cảm. Do đó, thuốc này có tính gây nghiện mạnh.

        Shock điện(ECT)

        Trong phương pháp shock điện, một dòng điện được đưa qua não để tạo những cơn co giật có kiểm soát. Đây là phương pháp rất hữu ích cho một số bệnh nhân đặc biệt là những người không thể hay không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, những người bị trầm cảm nặng hoặc có nguy cơ tự tử cao. ECT cũng hiệu quả trong những trường hợp các thuốc chống trầm cảm không tạo được kết quả mong muốn.

        Như đã đề cập ở trên thì thủ thuật này làm tăng phóng thích các chất hoá học thần kinh từ các cơn co giật có kiểm soát. ECT làm giảm “ngoạn mục”triệu chứng trầm cảm sau 1 hoặc 2 tuần điều trị. Sau đó, một số bệnh nhân có thể tiếp tục duy trì phương pháp ECT trong khi một số khác quay về phương pháp dùng thuốc chống trầm cảm.

        Trong những năm gần đây, các kỹ thuật ECT đã được cải tiến nhiều. Việc thực hiện thủ thuật trong bệnh viện có gây mê làm bệnh nhân không bị đau. Hầu hết bệnh nhân trãi qua 6 tới 10 đợt điều trị. Dòng điện được đưa qua não để tạo ra một cơn co giật có kiểm soát thường kéo dài 20-90 giây. Bệnh nhân tỉnh dậy trong vòng 5-10 phút. Tác dụng phụ hay gặp nhất là làm mất trí nhớ ngắn hạn nhưng có thể phục hồi nhanh chóng. Sau đợt đầu điều trị thì ECT có thể được thực hiện an toàn trên bệnh nhân ngoại trú.

        Liệu pháp tâm lý

        Có rất nhiều kiểu liệu pháp tâm lý hiệu quả trong điều trị bệnh nhân trầm cảm bao gồm một vài kiểu điều trị ngắn hạn (từ 10 đến 20 tuần). Liệu pháp khuyến khích nói chuyện giúp bệnh nhân nhận thấy các vấn đề và giải quyết chúng qua trao đổi thẳng thắn với bác sĩ điều trị.

        Các bác sĩ điều trị về hành vi giúp bệnh nhân học cách thoả mãn và hài lòng thông qua các hành động của chính họ. Những bác sĩ này cũng giúp bệnh nhân kiềm chế những kiểu hành vi góp phần vào tình trạng trầm cảm.

        Liệu pháp giao tiếp cùng với liệu pháp hành vi và nhận thức là 2 liệu pháp tâm lý ngắn hạn được nghiên cứu cho thấy có ích đối với một vài dạng trầm cảm. (Các bác sĩ về giao tiếp tập trung vào những rối loạn trong mối quan hệ với mọi người của bệnh nhân mà từ đó gây nên cũng như làm nặng lên tình trạng trầm cảm). Các bác sĩ về hành vi và nhận thức thì giúp bệnh nhân thay đổi những kiểu suy nghĩ và hành động có hại, liên quan đến trầm cảm.

        Những cách điều trị dựa vào nghiên cứu quá trình tâm thần đôi khi được dùng trong điều trị trầm cảm. Chúng tập trung vào việc giải quyết những xung đột tâm lý nội tại của bệnh nhân mà điển hình là bắt nguồn từ thời thơ ấu. Những cách điều trị dài hạn dựa vào nghiên cứu quá trình tâm thần cũng đặc biệt quan trọng nếu thời gian bệnh sử tương đối dài và khả năng va chạm kém (cơ chế kém thích nghi trong đương đầu với khó khăn) trong các hành vi có hại hoặc tự gây tổn thương.

        Hướng tiếp cận chung đối với điều trị trầm cảm là gì?


        Nhìn chung, các trường hợp bệnh trầm cảm nặng đặc biệt là các trường hợp hay tái phát sẽ cần điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (hoặc ECT trong những tình huống đặc biệt) cùng với liệu pháp tâm lý để có kết quả tốt nhất. Nếu một người gặp phải một giai đoạn trầm cảm tâm thần thì có 50% khả năng anh (hay cô) ta sẽ tái phát lần thứ hai.

        Còn nếu bệnh nhân đã trải qua 2 lần thì khả năng tái phát lần 3 là 75-80%. Con số đó sẽ lên đến 90-95% khả năng tái phát lần nữa nếu bệnh nhân bị 3 lần. Do vậy, sau khi lần bị đầu tiên, nên khuyến cáo bệnh nhân ngưng thuốc từ từ. Tuy nhiên, sau lần thứ hai và chắc chắn là sau lần thứ 3 thì hầu hết bác sĩ đều cho bệnh nhân giữ liều duy trì kéo dài hàng năm nếu không muốn nói là suốt đời.

        Đôi khi bác sĩ sẽ thử nhiều loại thuốc chống trầm cảm trước khi tìm ra thuốc hoặc công thức kết hợp thuốc có hiệu quả cao nhất trên bệnh nhân. Thỉnh thoảng cũng phải cần tăng liều để đạt hiệu quả tốt. Các thuốc chống trầm cảm mới cũng đang liên tục được phát triển và một trong số đó có thể đạt kết quả tốt nhất trên một bệnh nhân cụ thể.

        Nếu như bệnh nhân dùng hơn một loại thuốc về trầm cảm hoặc có đang điều trị một bệnh khác thì người bác sĩ điều trị phải được biết về chúng. Đa số các thuốc này được chuyển hoá ở gan. Điều này có nghĩa là sử dụng nhiều thuốc có thể gây tương tác đối kháng với hệ thống đào thải sinh hoá của gan. Do đó, nồng độ thực của thuốc trong máu có thể cao hơn hoặc thấp hơn liều điều trị. Các thông tin này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông, chống động kinh, hoặc các thuốc tim mạch như digitalis. Mặc dù không nhất thiết dùng nhiều thuốc là đều có hại nhưng người bác sĩ cần phải theo dõi kỹ để điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

        Bệnh nhân thường muốn ngưng thuốc rất sớm. Điều quan trọng là phải dùng thuốc liên tục cho đến khi bác sĩ cho phép ngưng, cho dù bệnh nhân có thấy khoẻ hơn trước đó. Một vài loại thuốc phải ngưng từ từ để cơ thể có thời gian điều chỉnh. Đối với người có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc chứng trầm cảm tâm thần mạn tính, thì cần phải dùng thuốc suốt đời nhằm tránh các triệu chứng.

        Các thuốc chống trầm cảm không gây nghiện, do đó không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng giống như trong trường hợp sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong nhiều ngày, thuốc chống trầm cảm phải được theo dõi kỹ lưỡng nhằm đảm bảo bệnh nhân sử dụng đúng liều. Bác sĩ cũng sẽ cần kiểm tra liều cũng như hiệu quả của thuốc một cách đều đặn.

        Nếu bệnh nhân đang sử dụng MAOIs thì tránh dùng các loại thực phẩm cũ, bị lên men hay ngâm trong giấm. Bác sĩ nên đưa một danh sách đầy đủ các loại thực phẩm không được dùng cho bệnh nhân và yêu cầu phải luôn luôn tuân thủ theo. Đối với các loại thuốc chống trầm cảm khác thì không cần phải kiểm soát chế độ ăn uống. Nên ghi nhớ rằng một số thuốc ho hay trị cảm lạnh thông thường có thể gây một số phiền toái khi dùng chung với MAOIs.

        Không bao giờ dùng chung bất cứ các loại thuốc nào (như các thuốc được kê toa, thuốc thông thường hay qua truyền miệng) mà không tham vấn bác sĩ trước. Phải thông báo về vấn đề dùng thuốc chống trầm cảm cho các nha sĩ hay các bác sĩ chuyên khoa khác trước khi họ cho thuốc. Một số thuốc vô hại khi dùng đơn độc nhưng khi kết hợp với thuốc khác có thể gây các tác dụng phụ trầm trọng. Một số dược chất như cồn (bao gồm rượu, bia, rượu nặng) làm giảm hiệu quả của thuốc thì nên tránh dùng.

        Những thuốc chống lo lắng như Valium, Xanax, và Ativan không phải là thuốc chống trầm cảm nhưng đôi khi được dùng đơn độc hoặc kèm với thuốc chống trầm cảm khi có triệu chứng lo âu thoáng qua. Tuy nhiên chúng không nên được dùng để điều trị rối loạn trầm cảm. Hơn nữa, các thuốc chống lo lắng cần phải ngưng dần càng sớm cần tốt khi các tác dụng chống trầm cảm và lo âu của thuốc chống trầm cảm bắt đầu có hiệu quả, thường là từ 4 đến 6 tuần.

        Cuối cùng, bệnh nhân nên trình bày những thắc mắc về thuốc hay các vấn đề mà họ cho là có liên quan đến thuốc với bác sĩ để được tư vấn

        Comment


        • #19
          Trầm cảm (Phần cuối)

          Thế nào là tự lực?

          Các rối loạn trầm cảm khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, tự ti, bị bỏ rơi và mất niềm tin. Những cảm giác cũng như ý nghĩ tiêu cực như vậy làm người bệnh tuyệt vọng. Điều quan trọng là phải nhận thức được những quan điểm tiêu cực đó là một phần của trầm cảm và thường không phản ánh chính xác tình trạng thực sự. Cần nhớ rằng những ý nghĩa như vậy sẽ mất dần khi điều trị bắt đầu có hiệu quả. Cho tới lúc đó, người bị trầm cảm nên thực hiện theo những hướng dẫn và lời khuyên bổ ích sau :

          Đừng nên tự đặt ra mục tiêu khó hay phải đòi hỏi trách nhiệm cao.

          Chia công việc thành những giai đoạn nhỏ, xếp theo thứ tự ưu tiên và làm trong khả năng và khi có thể.

          Không nên kỳ vọng vào bản thân quá sớm, điều này chỉ làm tăng cảm giác thất bại mà thôi.

          Nên tổ chức làm việc theo nhóm vì nó sẽ mang hiệu quả tốt hơn khi làm một mình.

          Tham gia vào các hoạt động khiến bạn thấy thoải mái.

          Nên tập thể dục nhẹ, đi xem phim, chơi bóng, hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo hay xã hội.

          Đừng nên nóng vội và cũng đừng nên buồn vì chưa thấy hiệu quả ngay lập tức. Việc hồi phục cần phải có thời gian.

          Đừng nên tự quyết định các vấn đề quan trọng trong cuộc sống như thay đổi công việc, cưới xin hay ly dị khi chưa trò chuyện với người thân. Họ thường có cái nhìn khách quan về vấn đề của bạn. Trong bất cứ trường hợp nào thì nên trì hoãn các quyết định như vậy cho tới khi tình trạng trầm cảm của bạn được cải thiện.

          Đừng kỳ vọng có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng trầm cảm của bạn. Hiếm người làm được điều đó. Hãy luôn tự lực khi có thể, và cũng đừng nên xấu hỗ vì không đạt điểm trên trung bình trong công việc.

          Nên nhớ rằng đừng chấp nhận lối suy nghĩ tiêu cực. Nó góp phần vào trầm cảm và sẽ biến mất khi bệnh đáp ứng với điều trị.

          Làm cách nào để giúp một người bị trầm cảm?

          Bạn bè và gia đình là những người có thể giúp đỡ! Khi một người bị trầm cảm thấy mệt mỏi và bị bỏ rơi thì anh (hay chị) ta sẽ muốn và có khả năng cần sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, những người chưa từng mắc bệnh thì thường không hiểu hết hiệu quả của việc giúp đỡ này. Cho dù không cố ý thì bạn bè hay người thân có thể vô tình nói hoặc làm những điều gây tổn thương người bị trầm cảm. Do đó, nên đưa các thông tin trong bài báo này tới những người mà bạn quan tâm để họ có thể hiểu hơn và giúp đỡ họ.

          Điều quan trọng nhất mà một người có thể làm để giúp người bị trầm cảm là giúp họ có một chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nó bao gồm khuyến khích người bệnh tiếp tục điều trị cho dù các triệu chứng đã mất (thường sau vài tuần) hay khi gặp khó khăn vì điều trị không thấy hiệu quả. Đôi khi cần phải làm cuộc hẹn và đi cùng người bệnh tới gặp bác sĩ. Điều này cũng có nghĩa là phải theo dõi người bệnh có sử dụng thuốc hay không. Luôn luôn báo cho bác sĩ điều trị khi người bệnh tiến triển nặng thêm.

          Một cách cũng quan trọng thứ hai là giúp nâng đỡ về mặt tinh thần. Việc nâng đỡ này bao gồm thông cảm, kiên nhẫn, yêu thương và khuyến khích. Lôi kéo người bệnh nói chuyện và lắng nghe cẩn thận. Đừng bộc lộ sự chê bai, mà hãy biểu hiện sự tin tưởng và cho người bệnh những hy vọng. Không nên bỏ qua các dấu hiệu của sự tự tử. Luôn báo cho bác sĩ điều trị của bệnh nhân về các dấu hiệu đó.

          Mời bệnh nhân đi dạo, du ngoạn, coi phim cũng như tham gia các hoạt động khác. Nên thuyết phục nhẹ nhàng nếu bị từ chối. Khuyến khích tham gia các hoạt động mang lại sự thư giãn như các sở thích của bệnh nhân, thể thao hoặc hoạt động tôn giáo hay xã hội. Tuy nhiên đừng nên thúc đẩy bệnh nhân quá nhiều cũng như quá sớm. Người bị trầm cảm cần có sự bầu bạn và giải trí nhưng đòi hỏi ở họ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thất bại.

          Đừng nên coi người bị trầm cảm đang giả vờ ốm hay lười biếng. Cũng đừng mong đợi họ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Cuối cùng, hầu hết người bị trầm cảm đều tiến triển tốt hơn khi điều trị và hãy luôn ghi nhớ điều đó. Hơn thế nữa, nên luôn trấn an người bệnh rằng họ sẽ cảm thấy tốt hơn theo thời gian và với sự giúp đỡ của mọi người.

          Người bị trầm cảm nên đi đến đâu?

          Một đánh giá toàn diện về thể chất và tinh thần của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cho người bị trầm cảm có thể quyết định các phương thức điều trị tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, trong các trường hợp khẩn cấp như khả năng dọa tự tử tăng cao, nên đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu là cách thích hợp nhất.

          Nếu bệnh nhân đang hoặc tìm mọi cách tự tử thì phải gọi ngay xe cấp cứu, hoặc cảnh sát 113. Người bệnh có thể không nhận thức được sự giúp đỡ dành cho họ. Thật ra họ cảm thấy bị bỏ rơi do các ý nghĩ tiêu cực và sự tuyệt vọng vốn là một đặc điểm của bệnh trầm cảm.

          Danh sách liệt kê dưới đây bao gồm những người hoặc các địa điểm có thể nhờ giúp đỡ hay cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị. Dò tìm trong Niên giám điện thoại các mục “săn sóc sức khoẻ tâm thần”, ”sức khoẻ”, ”dịch vụ xã hội”, ”phòng chống tự tử”, ”bệnh viện” hoặc “bác sĩ” để tìm điện thoại và địa chỉ.

          Bác sĩ gia đình.

          Chuyên gia về sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm lý, bác sĩ thần kinh, các nhà hoạt động xã hội, hoặc nhà tư vấn về sức khỏe tâm thần.

          Các tổ chức duy trì sức khoẻ

          Các trung tâm sức khoẻ tâm thần trong cộng đồng

          Khoa thần kinh của các bệnh viện hay các trung tâm dành cho bệnh nhân ngoại trú.

          Các chương trình nghiên cứu của các trường y khoa.

          Các chương trình dành cho bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện.

          Các dịch vụ cho gia đình hoặc các tổ chức xã hội.

          Phòng khám tư.

          Các chương trình giúp đỡ việc làm.

          Các tổ chức sức khoẻ và tâm thần của địa phương.

          Triển vọng cho bệnh trầm cảm.

          Việc điều trị bệnh trầm cảm có triển vọng rất sáng sủa. Chúng ta đang tiến gần đến xác định được gen gây chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực và hy vọng không lâu sau đó sẽ là chứng trầm cảm tâm thần. Bằng cách đó, chúng ta có thể biết được khả năng dễ bị trầm cảm của một đứa trẻ từ khi chào đời và có các kế hoạch phòng ngừa. Một ví dụ là có thể giáo dục cho cha mẹ các dấu hiệu báo động sớm để họ có thể đưa trẻ đi điều trị nếu thấy cần để tránh được các biến chứng.

          Một lãnh vực mới về liệu pháp gen sẽ cho những hứa hẹn trong việc kiểm soát hoàn toàn các gen gây trầm cảm, để ngăn ngừa bệnh một cách triệt để. Qua việc nghiên cứu gen, chúng ta cũng có thể hiểu hơn về khả năng thích ứng đối với điều trị của bệnh nhân. Các thông tin này sẽ giúp người thầy thuốc chọn loại thuốc và chế độ điều trị tâm lý tốt nhất cho người bệnh.

          Chúng ta đang hiểu thêm rất nhiều về các phản ứng của các chất hóa học thần kinh trong não. Hơn thế nữa, người ta còn đang nghiên cứu về các chất hóa học thần kinh mới như neuropeptide và chất P. Với các kết quả đó, chúng ta có thể phát triển các loại thuốc mới hiệu quả hơn với ít tác dụng phụ hơn trong một tương lai gần.

          Cuối cùng, chúng ta khám phá được những điều rất bất ngờ về cách mà các sang chấn tinh thần (hay còn gọi là stress) ở người phụ nữ mang thai thời kỳ đầu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của bào thai. Ví dụ như giờ đây chúng ta đã biết rằng những stress khi mang thai có thể làm tăng cao nguy cơ thai nhi bị mắc chứng trầm cảm khi trưởng thành. Trong khi sự buồn rầu luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người, hi vọng rằng chúng ta sẽ có thể làm giảm hoặc loại bỏ những dạng rối loạn tinh thần trầm trọng hơn nhằm đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trên thế giới.

          Sơ lược về trầm cảm

          Rối loạn trầm cảm là một hội chứng (nhóm các triệu chứng) phản ánh trạng thái tinh thần buồn phiền vượt quá mức bình thường.

          Các rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trưng bởi những ý nghĩ, trạng thái hay hành động tiêu cực mà còn thể hiện qua những thay đổi đặc hiệu trong chức năng (ví dụ như ăn uống, ngủ và hoạt động tình dục).

          Cứ 10 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời và trong 1/10 trường hợp này, tự tử là một

          Nguyên nhân gây tử vong.

          Một số dạng trầm cảm có tính cách gia đình đặc biệt là đối với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

          Trầm cảm chỉ được chẩn đoán xác định trên lâm sàng. Vì vậy điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi bạn thấy các triệu chứng trầm cảm của bản thân, bạn bè hay người thân trong gia đình.

          Bước đầu tiên để có được điều trị thích hợp là phải đánh giá toàn diện về thể chất và tinh thần, để xác định bệnh nhân thực sự có rối loạn trầm cảm hay không.

          Trầm cảm không phải là một sự yếu đuối,nhưng là một bệnh nặng với các khía cạnh sinh học, tâm lý, xã hội cho tới nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của nó. Người bệnh không thể khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu không điều trị, bệnh sẽ nặng hơn và nếu điều trị không đủ thì bệnh sẽ tái phát.

          Có rất nhiều loại thuốc an toàn và hiệu quả đặc biệt là SSRIs có thể giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm.

          Để có thể thoát khỏi một rối loạn tinh thần thì cần phải điều trị bằng thuốc hoặc shock điện và liệu pháp tâm lý, cho dù nó có nguyên nhân thúc đẩy hay là vô căn.

          Trong tương lai, chúng ta sẽ tiếp tục cải tiến cách điều trị, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, và hy vọng phát triển các phương pháp phòng ngừa thông qua các nghiên cứu về trầm cảm và các chương trình giáo dục.
          (theo BSGD)

          Comment


          • #20
            Tài liệu này đọc sao thấy rắc rối và khó hiểu quá vì cứ nói chung chung,nếu CDX có tài liệu khác về bệnh này thì Post thêm cho TT nghiên cứu .thank you so much !

            Comment


            • #21
              Đây là tài liệu dành cho bác sỹ chữa bệnh đó sis D, ok sẽ kiếm thêm cho sisD

              Comment


              • #22
                Hèn chi đọc thấy chóng mặt quá bác sĩ tương lai ui,có bài nào cho bệnh nhân đọc không dzị thật ra bài này chịu khó đọc hết thì cũng biết được bệnh trầm cảm là thế nào đó,nhưng hình như bệnh này nghe hơi lạ đối với chúng ta,vì vậy TT muốn đọc thêm một bài viết khác nữa về bệnh này thôi,nếu không có thì cũng không sao nhưng nếu có thêm bài viết khác nữa về bệnh này thì TT cũng muốn đọc tìm hiểu thêm thôi ah
                CDX

                Comment


                • #23
                  một bài đăng trên Báo Thanh Niên nè sis D :

                  Coi chừng bị trầm cảm!


                  Ra khỏi nhà đi làm nhưng lại cảm thấy lo lo, cho rằng quên đóng cửa trên lầu, quên tắt đèn, tắt quạt... Mở cửa chạy vào để rồi... phí công, vì thực ra không quên gì cả! Trường hợp trên cứ xảy ra thường xuyên, liên tục - hãy coi chừng, bạn đã mắc bệnh trầm cảm!

                  Anh Đ.V.Th., 38 tuổi đang là quản đốc của một công ty tại TP.HCM thì được một công ty khác lớn hơn mời về làm với một mức lương hấp dẫn hơn. Về công ty mới, anh Th. luôn trong tình trạng bị áp lực đè nặng. Anh cho biết, đầu óc lúc nào cũng phải suy nghĩ, hoạch định những chiến lược mới để phát triển công ty. Và rồi Th. không thể giải quyết nhanh mớ công việc bộn bề như ý mình đã định, đầu óc luôn "căng" ra khiến anh cứ bị quên trước, quên sau. Tiếp sau đó, tình trạng khó ngủ bắt đầu xuất hiện và dẫn đến không ngủ được, khiến thể trạng anh ngày càng suy sụp. Bị chủ than phiền, đồng nghiệp xem thường, Th. chán nản, phiền muộn... và cuối cùng phải vào viện để khám.

                  Khác Th. một chút, chị L.H.L., 39 tuổi, là giám đốc tài chính của một đơn vị nước ngoài có trụ sở tại TP.HCM. L. cũng luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng bởi công việc. Một hôm L. bị một người quen hiểu lầm đã nói xấu, xúc phạm đến mình, thành ra ám ảnh, cho rằng cả cơ quan ai cũng nghĩ xấu về mình. L. bị stress, trầm cảm và chị cũng phải vào viện để chữa trị.

                  Một trường hợp khác là của chị Ng.N.Q., 32 tuổi, ngụ ở TP.HCM. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, chị nghỉ việc ở nhà làm nội trợ. Q. thường bị "sức ép" từ gia đình chồng, lại không được chồng chia sẻ nên cảm thấy mình bị xem thường. Q. bắt đầu xuất hiện tâm trạng hay buồn bã, chán nản... Cho đến một hôm, do bị cảm sốt nhẹ, Q. hỏi tiền chồng để đi khám bệnh thì bị mắng "ở nhà mà cũng bệnh!" Giọt nước làm tràn ly, câu nói ấy đã đẩy Q. đến bệnh trầm cảm. Khi vào Bệnh viện Tâm thần, Q. cho biết, lúc ấy chị đã có ý định tự tử!

                  Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần (TP.HCM), những áp lực từ môi trường học tập, công việc, những cạnh tranh... khiến đầu óc con người luôn trong tình trạng căng thẳng, lo âu, stress... là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến bệnh trầm cảm. Nếu một người có đủ 3 triệu chứng: vẻ mặt thường xuyên buồn, mất hứng thú với công việc (trước đó siêng năng, nhưng nay lại như người lười biếng) và năng lượng cơ thể tiêu hao nhanh (biểu hiện hay bị mệt) thì cần đi khám ngay. Sai lầm của nhiều người là thường sử dụng các thuốc an thần trong một thời gian dài, trước khi đến bệnh viện.

                  Bác sĩ Phạm Văn Trụ - Trưởng khoa Khám bệnh I, Bệnh viện Tâm thần (TP.HCM) cho biết: "Trong số 765 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trong tháng 8 vừa qua, có đến 222 trường hợp có triệu chứng lo âu trầm cảm. Họ là các "sếp", giáo viên, chủ doanh nghiệp, học sinh, sinh viên và cả người nội trợ... Qua thống kê cho thấy, 90% số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện có triệu chứng lo âu". Rất nhiều người bệnh cho bác sĩ biết, họ luôn có những cơn lo sợ ập tới, ám ảnh sợ vô cớ như: sợ dơ bẩn nên cứ rửa tay liên tục trong ngày (có trường hợp rửa tay mấy chục lần/ngày), sợ bụi một cách quá đáng hoặc luôn bị ám ảnh sợ mỗi khi đi làm, ra khỏi nhà rồi nhưng lại cứ lo lắng, nghĩ rằng chưa đóng cửa trên lầu, chưa tắt quạt, tắt đèn... và rồi lại mở cửa chạy vào kiểm tra lại, nhưng thực ra không hề quên gì cả!

                  Bác sĩ Trụ kể, có nhiều trường hợp các em học sinh đến khám có bố mẹ là những người có trình độ, hiểu biết rộng và cho biết là họ không hề tạo áp lực học tập đối với con mình. Nhưng các em vẫn không tránh được bệnh do chính các em "tự thân phấn đấu quá mức mà ra". Đáng sợ nhất là khi người bệnh có ý nghĩ muốn tự tử, như trường hợp của chị Q. nói trên. Nhiều người tự tử được cứu sống, khi tỉnh lại họ cũng không hiểu vì sao mình làm như vậy.

                  Theo các bác sĩ, trong cuộc sống có những lúc do căng thẳng, ai đó cũng có thể có biểu hiện của bệnh trầm cảm thoáng qua. Nếu những áp lực, nguyên nhân gây bệnh kéo dài thường xuyên thì sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm thật sự. Vì thế, sau những lúc bị căng thẳng quá sức, cần có thời gian thư giãn bằng việc nghỉ ngơi ngắn, nghe nhạc hay chơi một môn thể thao nào đó... để "xả" căng cho đầu óc.

                  Thanh Tùng

                  Comment


                  • #24
                    mí cái thí dụ dẫn chứng này thực tế ah nghen bác sĩ tương lai,qua những thí dụ trên TT cũng thấy mình bị dính vào bệnh này rồi,bởi vì tối hay bị mất ngủ lắm vì trong đầu mình cứ lo lắng đủ thứ nhiều khi đi ngủ không muốn nghĩ cái gí hết mà đầu óc cứ tỉnh táo như là ban ngày dzị đó, đôi khi cảm giác sự yên tĩnh ban đêm làm thần kinh nó hoạt động còn tốt hơn ban ngày nữa,thôi rồi lượm ơi chắc phải đi tìm bác sĩ để chuẩn đoán quá
                    CDX

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách
                      Trời, cái gì vậy nè , cái lão one_way này chắc coi phim nhiều XXX quá nên hoang mang hay sao vậy??
                      VN làm sao mà bì với Tây , yên tâm đi , nhỏ mà có võ cũng làm cao thủ mà
                      ha ha ha


                      Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
                      Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
                      Tương lai nào dám nghĩ xa
                      xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





                      Comment


                      • #26
                        Garcon ơi !!! Đọc qua các bài viết tiếng Việt trị bịnh trầm cảm của em, tỷ mới hiểu được nhiều hơn và rất lý thú khi biết được Depression tiếng Việt gọi là bịnh trầm cảm. Xưa nay tỷ ít có để ý đến, vì biết mình không thể nào làm thông dịch viên, nên học sao hiểu vậy, nếu vô tình phải dịch bằng tiếng Việt, chắc tỷ chỉ biết ú ớ mà thôi.
                        Theo tỷ nghĩ các thuốc trị bịnh trầm cảm từ 2-4 tuần mới nhận thức được về sự thay đổi, trong khi đó phản ứng phụ 2-3 tiếng đồng hồ sau khi dùng liều thuốc đầu tiên đã xuất phát. Đồng thời, thời giang sử dụng phải từ 6 tháng trở đi, nếu không triệu chứng sẽ trở lại còn mạnh mẻ hơn. Điều này đã là một lý do làm cho bệnh nhân ngưng dùng thuốc giữa chừng.

                        Garcon có phương pháp hay kinh nghiệm nào hay để làm cho bệnh nhân của mình tin tưởng và dùng thuốc điều đặng không?

                        Comment


                        • #27
                          " Vì thế, sau những lúc bị căng thẳng quá sức, cần có thời gian thư giãn bằng việc nghỉ ngơi ngắn, nghe nhạc hay chơi một môn thể thao nào đó... để "xả" căng cho đầu óc."
                          Thí dụ như vào đây wậy ( Tám ) một tăng như Gà con là hết stress ha'ha'

                          Comment


                          • #28
                            Bệnh này thiên về tâm lý nhiều hơn, làm sao mà dùng thuốc? Phải tìm chuyên già tâm lý thôi , có thể tìm HK nếu cần chữa mau hêt
                            "Life is like a river, let it flow.
                            Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên Văn Bài Viết Của sohnyhuynh
                              Garcon ơi !!! Đọc qua các bài viết tiếng Việt trị bịnh trầm cảm của em, tỷ mới hiểu được nhiều hơn và rất lý thú khi biết được Depression tiếng Việt gọi là bịnh trầm cảm. Xưa nay tỷ ít có để ý đến, vì biết mình không thể nào làm thông dịch viên, nên học sao hiểu vậy, nếu vô tình phải dịch bằng tiếng Việt, chắc tỷ chỉ biết ú ớ mà thôi.
                              Theo tỷ nghĩ các thuốc trị bịnh trầm cảm từ 2-4 tuần mới nhận thức được về sự thay đổi, trong khi đó phản ứng phụ 2-3 tiếng đồng hồ sau khi dùng liều thuốc đầu tiên đã xuất phát. Đồng thời, thời giang sử dụng phải từ 6 tháng trở đi, nếu không triệu chứng sẽ trở lại còn mạnh mẻ hơn. Điều này đã là một lý do làm cho bệnh nhân ngưng dùng thuốc giữa chừng.

                              Garcon có phương pháp hay kinh nghiệm nào hay để làm cho bệnh nhân của mình tin tưởng và dùng thuốc điều đặng không?
                              Cái này CDX cũng chưa có kinh nghiệm vì đã trở thành bác sĩ hồi nào đâu , tỷ tham khảo thêm thông tin của đài RFA :
                              >>> n&#243;i th&#234;m: T&#225;m cũng l&#224; c&#225;ch gi&#224;m trầm cảm, chỉ sợ b&#234;nh nh&#226;n kh&#244;ng muốn t&#225;m <<<
                              Last edited by cungdanxua; 16-11-2006, 12:31 AM.

                              Comment


                              • #30
                                và thông tin bằng tiếng Anh:
                                [web]http://www.nimh.nih.gov/publicat/depression.cfm[/web]

                                Comment

                                Working...
                                X