Bệnh trầm cảm
Một số bài viết về bệnh trầm cảm, Lang Băm mới tìm được D
Bệnh trầm cảm là gì?
Những rối loạn trầm cảm đã có từ khi con người biết viết lịch sử. Trong kinh thánh, Vua David cũng như vua Job đã mắc phải căn bệnh này. Hippocrates thì đề cập tới vấn đề trầm cảm là tình trạng u sầu với bản chất là “mật đen”. Mật đen cùng với máu, đờm và mật vàng là 4 loại dịch thể giải thích cho sinh lý y học cơ bản lúc bấy giờ. Trầm cảm đã được đưa vào trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong hàng trăm năm nhưng ngày nay chúng được hiểu như thế nào?
Vào thế kỷ thứ 19, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền. Vào nửa đầu của thế kỷ 20, Freud kết nối giữa quá trình bệnh sinh của trầm cảm với vấn đề phạm tội và xung đột. John Cheever, tác giả và cũng là người bị rối loạn về trầm cảm, đã viết về những xung đột và những kinh nghiệm trãi qua với cha mẹ mà ảnh hưởng đến quá trình tiến triển trầm cảm của ông.
Trong thập niên 50-60, trầm cảm được chia làm 2 loại, nội tại và thần kinh. Khi trầm cảm bắt nguồn từ bên trong cơ thể, có thể do nguồn gốc từ gen hoặc vô căn thì được gọi là loại nội tại. Trầm cảm do thần kinh hay trầm cảm phản ứng có một yếu tố thúc đẩy rõ ràng từ môi trường như là cái chết của vợ (hoặc chồng), hoặc những mất mát đáng kể khác như bị mất việc làm.
Trong thập niên 70-80, người ta chuyển tập trung từ nguyên nhân của trầm cảm sang những ảnh hưởng của nó lên người bệnh. Điều đó nghĩa là tìm hiểu các triệu chứng và các chức năng bị suy giảm để nhà chuyên môn có thể chẩn đoán xác định ra bệnh trầm cảm cho dù đó là nguyên nhân gì đi nữa. Mặc dù có một số tranh cãi cho tới nay ( giữa các ngành trong y khoa ) thì hầu hết các nhà chuyên khoa đồng ý rằng :
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nổi khổ quá mức bình thường. Đặc biệt, sự u sầu này trong trầm cảm có mức độ nặng hơn, kéo dài hơn, nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn và mất chức năng nhiều hơn bình thường.
Những rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trưng bởi các suy nghĩ, tâm trạng và hành vi tiêu cực mà còn bởi những thay đổi đặc hiệu trong các hoạt động chức năng (ví dụ như ăn, ngủ, và hoạt động tình dục). Những thay đổi về chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể.
Một số người bị trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dường như có tính di truyền.
Rối loạn trầm cảm là một vấn đề lớn về sức khoẻ trong cộng đồng:
Trong năm 1990, phí điều trị trầm cảm ở Mỹ là 43 tỉ đôla bao gồm tiền điều trị, chi phí gián tiếp (như là mất khả năng lao động hay vắng mặt lâu ngày).
Một nghiên cứu y học quan trọng cho thấy bệnh trầm cảm gây nên những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh hơn là các vấn đề từ viêm khớp hay huyết áp cao, bệnh phổi mạn tính, tiểu đường mang lại; và trong hai loại bệnh, trầm cảm có ảnh hưởng ngang với bệnh động mạch vành.
Trầm cảm làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành, HIV, hen và các bệnh lý nội khoa khác. Hơn nữa, trầm cảm làm tăng độ mắc bệnh, và tỉ lệ tử vong của các bệnh trên.
Thường trầm cảm được chẩn đoán đầu tiên ở một trung tâm sức khoẻ ban đầu chứ không phải trong một phòng khám của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Hơn thế nữa, bệnh thường nằm trong nhiều dạng lẫn lộn khác nhau khiến cho rất hay bỏ sót chẩn đoán.
Trầm cảm thường không thể chữa trị cho dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và các chỉ dẫn lâm sàng tập trung vào vấn đề điều trị. Hi vọng rằng tình trạng này sẽ được cải thiện.
Để có thể thoát khỏi một rối loạn tâm lý cần phải điều trị bằng thuốc hoặc bằng shock điện (sẽ đề cập ở dưới) hoặc liệu pháp tâm lý cho dù nó có yếu tố thúc đẩy hay do vô căn.
Có bao nhiêu loại trầm cảm?
Giống như các bệnh khác như suy tim hay tiểu đường thì các rối loạn trầm cảm cũng có nhiều thể khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập 3 trong số những loại rối loạn hay gặp nhất. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng trong mỗi một loại này thì vẫn có những khác biệt về số lượng, độ nặng, và thời gian kéo dài của các triệu chứng.
Thể trầm cảm tâm thần
Thể trầm cảm tâm thần đặc trưng bởi sự kết hợp của nhiều triệu chứng bao gồm tâm trạng buồn bực (xem bảng các triệu chứng) làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, ăn uống và sự thích thú tham gia vào các hoạt động ưa thích trước đó. Các giai đoạn mất khả năng này của trầm cảm có thể xảy ra một, hai hoặc vài lần trong đời.
Thể loạn khí sắc
Loạn khí sắc là một loại trầm cảm ít nặng hơn. Nó bao gồm các triệu chứng mạn tính nhưng không làm mất chức năng mặc dù vẫn còn cản trở người bệnh hoạt động một cách thoải mái. Đôi khi, những người bị loạn khí sắc có thể trãi qua những giai đoạn của thể trầm cảm tâm thần. Sự kết hợp hai dạng này được gọi là trầm cảm kép.
Thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Là một dạng khác của trầm cảm, trước đây được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm. Tình trạng này cho thấy có một kiểu di truyền đặc biệt. Không thường gặp như các dạng khác, thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực này liên quan đến các chu kì xen kẽ của trầm cảm và hưng cảm (hoặc kích động). Rối loạn hai cực thường là một tình trạng mạn tính và hay tái phát. Đôi khi, những thay đổi tâm tính diễn ra nhanh và rõ rệt, nhưng hầu hết thì tiến triển từ từ.
Khi ở vào trạng thái trầm cảm, người bệnh có thể có một hoặc tất cả triệu chứng của một rối loạn trầm cảm. Tương tự, khi ở trong trạng thái hưng cảm, có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng của bệnh hưng cảm (xin xem bên dưới). Sự hưng cảm này thường ảnh hưởng tới lý trí, khả năng suy nghĩ và hành vi xã hội có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc trở thành trò cười cho mọi người. Ví dụ như một người trong giai đoạn hưng cảm có thể đưa ra các quyết định kinh doanh ngớ ngẩn, thiếu sáng suốt.
Một biến thể đặc biệt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực này được gọi là lưỡng cực loại II (Ioại rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp khác được xếp vào loại I). Lưỡng cực loại II là một hội chứng trong đó người bệnh có những đợt trầm cảm xen kẽ đó là giai đoạn hưng cảm nhẹ. Các giai đoạn hưng phấn này không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là cơn hưng cảm như trong lưỡng cực loại I.
Các triệu chứng của trầm cảm và cơn hưng cảm.
Không phải tất cả mọi người bị trầm cảm hay có cơn hưng cảm đều có tất cả các triệu chứng. Một số có thể có rất ít trong khi số khác lại bộc lộ rất nhiều triệu chứng. Mức độ của các triệu chứng cũng thay đổi khác nhau ở người bệnh.
Trầm cảm:
Thường xuyên buồn rầu, lo lắng và hay rơi vào trạng thái vô định, tuyệt vọng, bi quan.
Có cảm giác bị bỏ rơi, vô dụng hay có tội.
Thờ ơ, vô cảm với các sở thích trước đó, bao gồm cả hoạt động tình dục.
Mất ngủ, thức dậy rất sớm hoặc ngủ quá nhiều.
Chán ăn có thể kèm sụt cân hay cuồng ăn kèm tăng cân.
Mệt mỏi, chậm chạp.
Có các ý nghĩ tìm đến cái chết, tự tử.
Bứt rứt, hiếu động.
Khó tập trung, mau quên và quyết định chậm chạp.
Hay than phiền về các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn tiêu hoá hoặc đau mạn tính cho dù đã điều trị.
Cơn hưng cảm
Tự nhiên hưng phấn.
Tự nhiên kích động.
Mất ngủ trầm trọng.
Trầm trọng hóa vấn đề.
Nói nhanh và nhiều.
Suy nghĩ rời rạc, đứt quãng.
Tăng đòi hỏi về hoạt động tình dục.
Hoạt động liên tục.
Thiếu kiềm chế.
Cư xử bất thường.
(theo BSGD)
Một số bài viết về bệnh trầm cảm, Lang Băm mới tìm được D
Trầm cảm (Phần 1)
Bệnh trầm cảm là gì?
Những rối loạn trầm cảm đã có từ khi con người biết viết lịch sử. Trong kinh thánh, Vua David cũng như vua Job đã mắc phải căn bệnh này. Hippocrates thì đề cập tới vấn đề trầm cảm là tình trạng u sầu với bản chất là “mật đen”. Mật đen cùng với máu, đờm và mật vàng là 4 loại dịch thể giải thích cho sinh lý y học cơ bản lúc bấy giờ. Trầm cảm đã được đưa vào trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong hàng trăm năm nhưng ngày nay chúng được hiểu như thế nào?
Vào thế kỷ thứ 19, trầm cảm được xem là một sự yếu đuối về cá tính do di truyền. Vào nửa đầu của thế kỷ 20, Freud kết nối giữa quá trình bệnh sinh của trầm cảm với vấn đề phạm tội và xung đột. John Cheever, tác giả và cũng là người bị rối loạn về trầm cảm, đã viết về những xung đột và những kinh nghiệm trãi qua với cha mẹ mà ảnh hưởng đến quá trình tiến triển trầm cảm của ông.
Trong thập niên 50-60, trầm cảm được chia làm 2 loại, nội tại và thần kinh. Khi trầm cảm bắt nguồn từ bên trong cơ thể, có thể do nguồn gốc từ gen hoặc vô căn thì được gọi là loại nội tại. Trầm cảm do thần kinh hay trầm cảm phản ứng có một yếu tố thúc đẩy rõ ràng từ môi trường như là cái chết của vợ (hoặc chồng), hoặc những mất mát đáng kể khác như bị mất việc làm.
Trong thập niên 70-80, người ta chuyển tập trung từ nguyên nhân của trầm cảm sang những ảnh hưởng của nó lên người bệnh. Điều đó nghĩa là tìm hiểu các triệu chứng và các chức năng bị suy giảm để nhà chuyên môn có thể chẩn đoán xác định ra bệnh trầm cảm cho dù đó là nguyên nhân gì đi nữa. Mặc dù có một số tranh cãi cho tới nay ( giữa các ngành trong y khoa ) thì hầu hết các nhà chuyên khoa đồng ý rằng :
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nổi khổ quá mức bình thường. Đặc biệt, sự u sầu này trong trầm cảm có mức độ nặng hơn, kéo dài hơn, nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn và mất chức năng nhiều hơn bình thường.
Những rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trưng bởi các suy nghĩ, tâm trạng và hành vi tiêu cực mà còn bởi những thay đổi đặc hiệu trong các hoạt động chức năng (ví dụ như ăn, ngủ, và hoạt động tình dục). Những thay đổi về chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể.
Một số người bị trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dường như có tính di truyền.
Rối loạn trầm cảm là một vấn đề lớn về sức khoẻ trong cộng đồng:
Trong năm 1990, phí điều trị trầm cảm ở Mỹ là 43 tỉ đôla bao gồm tiền điều trị, chi phí gián tiếp (như là mất khả năng lao động hay vắng mặt lâu ngày).
Một nghiên cứu y học quan trọng cho thấy bệnh trầm cảm gây nên những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh hơn là các vấn đề từ viêm khớp hay huyết áp cao, bệnh phổi mạn tính, tiểu đường mang lại; và trong hai loại bệnh, trầm cảm có ảnh hưởng ngang với bệnh động mạch vành.
Trầm cảm làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành, HIV, hen và các bệnh lý nội khoa khác. Hơn nữa, trầm cảm làm tăng độ mắc bệnh, và tỉ lệ tử vong của các bệnh trên.
Thường trầm cảm được chẩn đoán đầu tiên ở một trung tâm sức khoẻ ban đầu chứ không phải trong một phòng khám của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Hơn thế nữa, bệnh thường nằm trong nhiều dạng lẫn lộn khác nhau khiến cho rất hay bỏ sót chẩn đoán.
Trầm cảm thường không thể chữa trị cho dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu và các chỉ dẫn lâm sàng tập trung vào vấn đề điều trị. Hi vọng rằng tình trạng này sẽ được cải thiện.
Để có thể thoát khỏi một rối loạn tâm lý cần phải điều trị bằng thuốc hoặc bằng shock điện (sẽ đề cập ở dưới) hoặc liệu pháp tâm lý cho dù nó có yếu tố thúc đẩy hay do vô căn.
Có bao nhiêu loại trầm cảm?
Giống như các bệnh khác như suy tim hay tiểu đường thì các rối loạn trầm cảm cũng có nhiều thể khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập 3 trong số những loại rối loạn hay gặp nhất. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng trong mỗi một loại này thì vẫn có những khác biệt về số lượng, độ nặng, và thời gian kéo dài của các triệu chứng.
Thể trầm cảm tâm thần
Thể trầm cảm tâm thần đặc trưng bởi sự kết hợp của nhiều triệu chứng bao gồm tâm trạng buồn bực (xem bảng các triệu chứng) làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, ăn uống và sự thích thú tham gia vào các hoạt động ưa thích trước đó. Các giai đoạn mất khả năng này của trầm cảm có thể xảy ra một, hai hoặc vài lần trong đời.
Thể loạn khí sắc
Loạn khí sắc là một loại trầm cảm ít nặng hơn. Nó bao gồm các triệu chứng mạn tính nhưng không làm mất chức năng mặc dù vẫn còn cản trở người bệnh hoạt động một cách thoải mái. Đôi khi, những người bị loạn khí sắc có thể trãi qua những giai đoạn của thể trầm cảm tâm thần. Sự kết hợp hai dạng này được gọi là trầm cảm kép.
Thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Là một dạng khác của trầm cảm, trước đây được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm. Tình trạng này cho thấy có một kiểu di truyền đặc biệt. Không thường gặp như các dạng khác, thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực này liên quan đến các chu kì xen kẽ của trầm cảm và hưng cảm (hoặc kích động). Rối loạn hai cực thường là một tình trạng mạn tính và hay tái phát. Đôi khi, những thay đổi tâm tính diễn ra nhanh và rõ rệt, nhưng hầu hết thì tiến triển từ từ.
Khi ở vào trạng thái trầm cảm, người bệnh có thể có một hoặc tất cả triệu chứng của một rối loạn trầm cảm. Tương tự, khi ở trong trạng thái hưng cảm, có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng của bệnh hưng cảm (xin xem bên dưới). Sự hưng cảm này thường ảnh hưởng tới lý trí, khả năng suy nghĩ và hành vi xã hội có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc trở thành trò cười cho mọi người. Ví dụ như một người trong giai đoạn hưng cảm có thể đưa ra các quyết định kinh doanh ngớ ngẩn, thiếu sáng suốt.
Một biến thể đặc biệt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực này được gọi là lưỡng cực loại II (Ioại rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp khác được xếp vào loại I). Lưỡng cực loại II là một hội chứng trong đó người bệnh có những đợt trầm cảm xen kẽ đó là giai đoạn hưng cảm nhẹ. Các giai đoạn hưng phấn này không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là cơn hưng cảm như trong lưỡng cực loại I.
Các triệu chứng của trầm cảm và cơn hưng cảm.
Không phải tất cả mọi người bị trầm cảm hay có cơn hưng cảm đều có tất cả các triệu chứng. Một số có thể có rất ít trong khi số khác lại bộc lộ rất nhiều triệu chứng. Mức độ của các triệu chứng cũng thay đổi khác nhau ở người bệnh.
Trầm cảm:
Thường xuyên buồn rầu, lo lắng và hay rơi vào trạng thái vô định, tuyệt vọng, bi quan.
Có cảm giác bị bỏ rơi, vô dụng hay có tội.
Thờ ơ, vô cảm với các sở thích trước đó, bao gồm cả hoạt động tình dục.
Mất ngủ, thức dậy rất sớm hoặc ngủ quá nhiều.
Chán ăn có thể kèm sụt cân hay cuồng ăn kèm tăng cân.
Mệt mỏi, chậm chạp.
Có các ý nghĩ tìm đến cái chết, tự tử.
Bứt rứt, hiếu động.
Khó tập trung, mau quên và quyết định chậm chạp.
Hay than phiền về các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn tiêu hoá hoặc đau mạn tính cho dù đã điều trị.
Cơn hưng cảm
Tự nhiên hưng phấn.
Tự nhiên kích động.
Mất ngủ trầm trọng.
Trầm trọng hóa vấn đề.
Nói nhanh và nhiều.
Suy nghĩ rời rạc, đứt quãng.
Tăng đòi hỏi về hoạt động tình dục.
Hoạt động liên tục.
Thiếu kiềm chế.
Cư xử bất thường.
(theo BSGD)
Comment