Các bạn có thắc mắc gì về lãnh vực y tế sức khoẻ có thể post trực tiếp tại đây, CĐX sẽ trả lời (nếu biết) hay tìm tài liệu giúp. (thông tin có mục đích tham khảo không thể thay thế chẩn đoán của BS chuyên khoa)
Thông Báo
Collapse
No announcement yet.
Giải đáp thắc mắc
Collapse
X
-
Nguyên Văn Bài Viết Của cungdanxuaCác bạn có thắc mắc gì về lãnh vực y tế sức khoẻ có thể post trực tiếp tại đây, CĐX sẽ trả lời (nếu biết) hay tìm tài liệu giúp.
-
Nguyên Văn Bài Viết Của thang_beMuốn hỏi lắm, nhưng thấy cái bảng lang băm thì hơi ớn . Lang Bam cho hỏi chút xíu nè, nhip tim tui đập nhanh quá, có phải là bị yếu tim không? hay là bệnh tim không?? 90 nhịp /phút.
Nếu nhịp tim trên 100 nhịp một phút thì có thể do một trong ba lí do:
- Tăng nhịp sinh lý: hồi hộp, giật mình, giận dữ, xúc động... thì chỉ cần hít thở chậm và sâu thì sẽ trở lại bình thường.
- Tăng nhịp do dùng các chất kich thich như cafe, thuốc lá... thì khi ngưng dùng sẽ trở lại bình thường.
- Tăng nhịp do bệnh lý: viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp hoặc bệnh tim phổi mạn tính, loạn nhịp tim. Để xác định bệnh thì phải làm điện tâm đồ. Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các phương pháp phức tạp hơn như theo dõi trên máy Monitoring hay phương pháp Holter. Vì vậy, bạn cần được khám bác sĩ chuyên khoa về tim mạch.
Lang Băm trả lời như vậy bạn hài lòng chưa?
Comment
-
Nhịp tim lúc tập thể dục
Ông Lang Băm trả lời giùm HK xem , nhịp tim lúc tập thể dục nên cho nó tăng nhanh tới mức độ nào. Vì có lúc HK tập thể dục như chạy bộ, nhip tim lên tới 240/phút. Không biết nên giới hạn ở mức độ nào hay càng nhanh càng tốt"Life is like a river, let it flow.
Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."
Comment
-
Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp KháchÔng Lang Băm trả lời giùm HK xem , nhịp tim lúc tập thể dục nên cho nó tăng nhanh tới mức độ nào. Vì có lúc HK tập thể dục như chạy bộ, nhip tim lên tới 240/phút. Không biết nên giới hạn ở mức độ nào hay càng nhanh càng tốt
Nhịp tim tối đa=220- số tuổi . VD: Nếu HK 35 tuổi thì nhịp tim tối đa là: 220-35=185 nhịp/phút.
Với người bình thường thì khi luyện tập nên khống chế nhịp tim ở mức từ 65% đến 85% nhịp tim tối đa, VD với nhịp tim tối đa 185 nhịp/phút thì nên khống chế tập luyện ở mức: 111 đến 157 nhịp một phút là rất tốt.
DD
Comment
-
Hỏi cái nì dzậy trời D, thôi đã mang tiếng Lang Băm rồi thì phải trả lời thui D, Bác sỹ nói thế này (hổng phải Lang Băm tui):
"Dương vật mỗi người có kích thước khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào tuổi, tính chất di truyền của gia đình và dân tộc. Dương vật dù nhỏ nhưng nếu cương tốt, chất lượng tinh trùng tốt thì không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tình dục và khả năng có con.
Nếu dương vật của bạn thực sự quá bé, lông kém phát triển, bất lực thì cần đến chuyên khoa khám để xác định xem có phải là do suy chức năng tinh hoàn không. Nếu khả năng cương vẫn tốt thì không có gì là bất thường cả.
Cảm xúc tình dục ở nữ bị chi phối bởi sự xung huyết ở mô xung quanh âm hộ trong lúc hưng phấn, khiến cho âm hộ hẹp lại. Nhưng 2/3 trong âm đạo lại giãn rộng, giảm đi phần lớn kích thước do cọ xát khiến cho kích thước dương vật không còn đóng vai trò quan trọng trong sự tạo ra khoái cảm. Hơn nữa, 2/3 phía trong của âm đạo lại có ít thần kinh cảm giác mà chủ yếu tập trung nhiều ở phần ngoài (môi lớn, môi bé và âm vật) nên kích thước dương vật càng không phải là yếu tố quan trọng quyết định cảm xúc tình dục, mà có lẽ độ cương cứng của dương vật mới tạo ra nhiều khoái cảm hơn."
Chịu chưa DD.
Comment
-
Nguyên Văn Bài Viết Của cungdanxua. Hơn nữa, 2/3 phía trong của âm đạo lại có ít thần kinh cảm giác mà chủ yếu tập trung nhiều ở phần ngoài (môi lớn, môi bé và âm vật) nên kích thước dương vật càng không phải là yếu tố quan trọng quyết định cảm xúc tình dục, mà có lẽ độ cương cứng của dương vật mới tạo ra nhiều khoái cảm hơn."
Chịu chưa DD.
Comment
-
Câu hỏi thứ nhất để Lang Băm làm một chuyên đề riêng D
Về câu hỏi thứ hai, Lang Băm đưa ra nhưng thông tin sau để Sis tham khảo ( do BS Nguyễn Trần Hoàng tư vấn) D
Ðôi điều về thuốc ngủ không cần toa
Nếu bị mất ngủ nặng, mất ngủ kéo dài, các thuốc ngủ tốt nhất (đã được nghiên cứu và chứng minh một cách khoa học) là các thuốc cần toa bác sĩ. Một điều khác quan trọng hơn khi gặp bác sĩ (để lấy toa) là ta sẽ được thăm khám cẩn thận để trị và theo dõi thích hợp (thường thì không phải lúc nào cũng chỉ dùng thuốc ngủ).
Chỉ nên dùng các thuốc không cần toa nếu bị mất ngủ nhất thời (thử xem thế nào). Thường thì không cần dùng thuốc ngủ, các cơn mất ngủ thoáng qua cũng sẽ chỉ... thoáng qua rồi đi (dù có dùng thuốc hay không).
Sau đây, ta sẽ xem xét một số thuốc ngủ thường thấy bán ở quầy không cần toa bác sĩ.
- Các thuốc kháng histamine (antihistamines) làm buồn ngủ
Ðây là các thuốc rất thông dụng được bán không cần toa, tác dụng chính là để trị dị ứng. Nói một cách rất giản lược, histamine là chất tiết ra bởi cơ thể khi ta bị dị ứng và gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, ách xì, chảy mũi, nổi mề đay... Hai chất chống histamine có tác dụng làm buồn ngủ thường gặp trong các thuốc này là diphenhydramine và doxylamine.
Cần nhấn mạnh lại là các thuốc này làm ta cảm thấy buồn ngủ nhưng không cải thiện chất lượng giấc ngủ, và do đó không nên dùng để trị mất ngủ mạn tính.
Các thuốc antihistamines có thời gian cần thiết để thải ra khỏi cơ thể khá lâu, do đó thường làm sật sừ, ngật ngừ, lơ mơ sau khi thức dậy ngày hôm sau (vì tới sáng rồi mà thuốc vẫn còn lơ lửng trong cơ thể). Bệnh nhân cũng có thể bị các tác dụng phụ khác như chóng mặt, khô miệng, bón, mờ mắt.
- Một số dược thảo
Nhiều dược thảo cũng được quảng cáo rầm rộ như thuốc trị mất ngủ (và 99 bệnh khác - cho đủ bách bệnh) vừa hiệu quả, vừa không có tác dụng phụ như thuốc tây. Tuy nhiên, đa số các thuốc này không được nghiên cứu một cách khoa học, khách quan.
Nghiên cứu được coi là khoa học, cho tới nay, một cách rất giản lược, ít nhất phải được thực hiện trên số bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên, và theo phương pháp mù đôi. Trong phương pháp mù đôi (double blinded), các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia một cách ngẫu nhiên làm hai nhóm tương đương với nhau về bệnh và mức nặng của bệnh, sau đó phân nữa trong số họ được cho thuốc giả nhưng nhìn bên ngoài y hệt như thuốc thiệt (tiếng chuyên môn gọi là placebo), và phân nữa được cho dùng thuốc thiệt (đang được thử nghiệm). Cả bệnh nhân lẫn bác sĩ chăm sóc bệnh nhân trong chương trình nghiên cứu đều không biết ai dùng thuốc thật, ai dùng placebo. Sau đó, những người làm thống kê (là những người duy nhất trong nghiên cứu biết ai dùng thuốc thật ai dùng thuốc giả) ghi nhận các con số cho thấy sự khác nhau về hiệu quả cũng như tác dụng phụ trên cả hai nhóm. Trong đại đa số các nghiên cứu, thuốc giả hầu như luôn luôn có một tỉ lệ thành công nhất định (do nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là tâm lý và do bệnh tự khỏi). Nếu được quảng cáo mạnh mẽ, bệnh nhân càng tin, thì hiệu quả placebo thường càng cao.
Một trong mười thuốc ngủ được bán nhiều nhất ở Hoa Kỳ là Valerian. Cho đến nay, mặc dù đã có ít nhất là mười nghiên cứu về thuốc này, (mà hầu hết các nghiên cứu đều có các sai sót trong phương pháp nghiên cứu), có rất ít nghiên cứu nào cho thấy ích lợi thật sự của thuốc. Một trong các nghiên cứu lớn nhất và thực hiện tương đối khoa học nhất cho thấy là hiệu quả của thuốc không hơn gì so với placebo.
- Melatonin
Melatonin là một sản phẩm của một tuyến nằm trong não, gọi là tuyến tùng (pineal gland). Melatonin hiện nay vẫn được bán như là chất phụ trợ thực phẩm. Một sản phẩm từ melatonin cũng được dùng trong việc điều chỉnh các rối loạn nhịp điệu ngủ nghê ở những người mù hoàn toàn mất hẳn ý niệm ánh sáng.
Melatonin chưa được chứng minh một cách khoa học là có hiệu quả trong việc trị mất ngủ kéo dài, và trong thực tế, nó có vẽ không có hiệu quả hơn placebo trong các trường hợp này.
Tuy nhiên, nó có thể hiệu quả trong một số ít trường hợp bị mất ngủ do hội chứng bị đi ngủ sớm (delayed sleep phase syndrome) do thay đổi giờ giấc: Như khi đi du lịch đến những nơi mà múi giờ chênh lệch với nơi ta ở khiến giờ đi ngủ (ví dụ như 9 giờ tối ở New York) còn quá sớm so với giờ thực sự ở nơi ta vừa rời khỏi (ví dụ như mới 6 giờ chiều ở Cali). Một số bệnh nhân bị mất ngủ có mức melatonin trong cơ thể thấp cũng có thể có lợi khi dùng thêm chất này.
Tuy được bán không cần toa, một khảo sát cho thấy chất này chỉ (tương đối) an toàn khi dùng dưới ba tháng. Ở bên Anh, việc bán chất này không cần toa đã bị cấm.
Một thuốc (không phải là melatonin nhưng) tác động lên các thụ thể tiếp nhận melatonin, khiến cho chất melatonin sẵn có trong cơ thể được tăng cường tác dụng, là thuốc Rozerem (Ramelteon - đã trình bày kỳ rồi). FDA đã chuẩn thuận thuốc này như là thuốc ngủ có thể dùng không giới hạn thời gian cho chứng mất ngủ mạn tính, và cho tới nay, ở Hoa Kỳ, đây là thuốc ngủ duy nhất mà bác sĩ có thể kê bằng toa thường, không phải là loại toa đặc biệt cho các thuốc cần kiểm soát chặt chẽ (thường vì có thể gây nghiện). Tuy nhiên, những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc Luvox (fluvoxamine, một thuốc tâm thần trị obssesive-compulsive disorder - một loại lo lắng mà trong đó bệnh nhân cứ bị ám ảnh bởi một số suy nghĩ và lập đi lập lại một số hành vi nào đó, như là lúc nào cũng sợ quên tắt nước, quên khóa cửa, một ngày rửa tay một... tỉ lần, dù thật sự không có lý do nào chính đáng) không nên dùng thuốc này. Những bệnh nhân trầm cảm cũng cần phải rất đắn đo, cẩn thận, khi dùng thuốc này.
Tưởng cần lập lại, nói chung khi đã dùng thuốc cần toa thì phải được bác sĩ trực tiếp kê toa để bác sĩ (ít nhất là) xem có chỉ định (để dùng) và chống chỉ định (để không được dùng) gì không trước khi kê toa. Nếu cẩn thận (và nếu có điều kiện) thì ngay cả với thuốc không cần toa, tham khảo với bác sĩ cũng là điều rất nên làm. Dù là thuốc tây hay ta, có toa hay không, cũng đều cần phải thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh (hay khám sức khỏe).
Các phương cách trị mất ngủ
Các loại thuốc ngủ không phải và không nên là chọn lựa đầu tiên trong việc điều trị mất ngủ mạn tính (kéo dài trên 30 ngày). Ngay cả khi dùng thuốc ngủ, ta nên kết hợp chúng với các phương pháp không dùng thuốc (mới kể kỳ trước), như là học và tập các thói quen tốt cho việc ngủ nghê.
Dùng thuốc ngủ một cách thận trọng có thể ích lợi khi trị mất ngủ tạm thời, ngắn ngày, hoặc do rối loạn tạm thời về tâm sinh lý. Trong việc trị mất ngủ kéo dài, thuốc ngủ cũng có thể có ích cho một số bệnh nhân mà không gây tạo ra sự lệ thuộc vào thuốc (bắt buộc phải có thuốc mới ngủ được) hay lờn thuốc (ngày càng phải dùng liều cao hơn cho đến lúc không thể nào tăng liều được nữa mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm).
Các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc ngủ là gây chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, mất thăng bằng, buồn nôn, lú lẫn, lo lắng, khô miệng, táo bón, hoa mắt, giảm ham thích tình dục, vân vân... Mỗi thuốc và tùy theo từng trường hợp, sẽ có các tác dụng phụ khác nhau. Thuốc ngủ được coi là tốt, đầu tiên (dĩ nhiên phải) là thuốc giúp cho ta ngủ được, ngủ ngon, ít tác dụng phụ, và không làm buồn ngủ, ngầy ngật khi thức dậy ngày hôm sau. Nói chung, có một số loại thuốc ngủ được coi là tốt (hầu như cho đại đa số bệnh nhân) hơn một số loại khác (theo các tiêu chuẩn đã được trình bày rất giản lược bên trên). Tuy nhiên, có loại sẽ hợp (tức là tốt) hơn đối với người này so với người kia. Và do đó, thường khi, bác sĩ sẽ phải thử đổi thuốc (trong số các loại tốt) vài lần, trước khi tìm được loại tốt nhất cho một bệnh nhân (với điều kiện là bệnh nhân có bảo hiểm hoặc đủ tiền để chi cho các loại thuốc tốt này - các loại mới nhất hiện nay giá khoảng trên dưới một trăm đô la mỗi 30 viên).
Một số điều cần chú ý trước khi dùng thuốc ngủ (cũng như bất cứ loại thuốc nào khác), là coi xem ta có thể dùng được thuốc đó mà không nguy hiểm hay không (tiếng chuyên môn gọi là có bị “chống chỉ định” - contraindication - hay không). Nguyên tắc đầu tiên trong y khoa là trước hết phải xem hại có nặng hơn lợi hay không (“first do no harm”).
Các trường hợp sau đây không nên (và không được) dùng thuốc ngủ:
- Ðang có thai: Các số liệu cho thấy một số thuốc ngủ (như diazepam, chlordiazepoxide) làm tăng nguy cơ bị quái thai khi dùng ở ba tháng đầu thai kỳ.
- Tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ với rượu và các chất có cồn (alcohol).
- Thuốc ngủ cũng cần tránh ở những người bị các cơn ngưng thở trong khi ngủ (sleep apnea syndrome).
- Thuốc ngủ cũng cần tránh hoặc nếu dùng thì phải vô cùng cẩn thận ở những người bị bệnh gan, thận, phổi, nghiện rượu, bị trầm cảm, các bệnh tâm thần, bị các bệnh nặng hoặc người lớn tuổi (biến chứng thường gặp nhất ở người lớn tuổi, là gây té ngã, gãy xương và làm lú lẫn trầm trọng lên).
- Những người có thể cần thức dậy nửa đêm để làm việc và cần suy nghĩ tỉnh táo, ví dụ như bác sĩ trực đêm, cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ (hoặc bệnh), dĩ nhiên cũng không nên dùng thuốc ngủ.
Có nhiều loại thuốc ngủ. Nói chung, một cách rất đơn giản, ta có thể tạm chia làm hai nhóm, nhóm cần toa bác sĩ, và nhóm không cần toa.
Nếu thật sự mất ngủ trầm trọng, và cần thuốc ngủ tốt, các loại cần kê toa sẽ thường có hiệu quả hơn và cũng ít tác dụng phụ ngoài ý muốn hơn. Các thuốc này thường (tương đối) đã cần phải được nghiên cứu rất cẩn thận và chứng minh một cách khoa học về hiệu quả cũng những như công bố rõ ràng các chống chỉ định, liều lượng, và các tác dụng phụ của nó, trước khi được FDA (Cơ Quan Quản Lý Thuốc Men và Thực Phẩm Hoa Kỳ) phê chuẩn. Hơn nữa, vì cần kê toa, nên bắt buộc ta phải gặp bác sĩ để được (theo đúng là) khám, chẩn đoán và theo dõi một cách cẩn thận, để vừa chữa được triệu chứng lẫn nguyên nhân, vừa hướng dẫn ta kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc, và hạn chế được các tác dụng phụ cũng như thời gian dùng thuốc đến mức thấp nhất có thể được.
Cần nhấn mạnh lại là các thuốc cần toa, cần phải được khám, kê toa và theo dõi bởi bác sĩ. Vì mỗi thuốc có các chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ khác nhau. Tuyệt đối không nên cho (coi chừng “làm ơn mắc oán”) hoặc xin thuốc của người khác (vì thấy quá hay). Thuốc có thể rất tốt đối với người này nhưng lại rất hại và nguy hiểm đối với người khác, và liều lượng cho từng trường hợp cũng có thể rất khác nhau.
Cho đến nay, thực ra FDA chỉ mới cho phép ba loại thuốc ngủ (cần toa) có thể dùng không giới hạn thời gian (cho các trường hợp thực sự cần thiết):
- Eszopiclone (Lunesta) được FDA chuẩn thuận cho sử dụng lâu dài trong việc trị mất ngủ, vào Tháng Mười Hai năm 2004. Thuốc dùng để trị chứng khó (dỗ giấc) ngủ (sleep onset insomnia) cũng như không duy trì đủ giấc (sleep maintenance). Ðiều cần chú ý nếu dùng thuốc này là nên tránh bữa ăn quá nhiều chất béo khi dùng thuốc. Dĩ nhiên là nên bắt đầu từ liều thấp, nhất là ở người lớn tuổi, bị các bệnh tật khác.
- Ramelteon (Rozerem) là thuốc thứ nhì được FDA chuẩn thuận cho sử dụng mà không bị giới hạn thời gian trong việc trị mất ngủ, trong năm 2005. Ðây cũng là loại thuốc ngủ duy nhất cho tới nay được FDA cho sử dụng loại toa bình thường (không phải là toa đặc biệt cho các thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ hơn - thường là thuốc có thể gây nghiện). Thuốc được dùng trong việc trị chứng khó (dỗ giấc) ngủ (sleep onset). Chuẩn thuận của FDA cho thuốc này, phần lớn dựa vào các nghiên cứu chưa được công bố; do đó vẫn còn một số chuyên gia quan ngại về hiệu quả thực sự cũng như các tác dụng phụ của thuốc này. Cũng cần chú ý tránh các thức ăn nhiều chất béo khi uống thuốc này.
- Ambien CR (xem thêm chi tiết bên dưới).
Nếu phân loại theo cấu trúc hóa học, thì các loại thuốc trị mất ngủ (là chính - chứ không phải trị bệnh khác nhưng cũng có tác dụng là buồn ngủ), có thể chia làm hai nhóm: Nhóm benzodiazepines và các chất tương tự, và nhóm không phải là benzodiazepines. Ba thuốc được FDA cho phép dùng kéo dài trong việc trị mất ngủ kể trên, đều không thuộc nhóm benzodiazepines. Ngoài ba thuốc trên, thường thì các thuốc ngủ cần toa bác sĩ khác, được FDA khuyến cáo một cách chính thức, chỉ nên dùng trong vòng dưới 35 ngày.
Các thuốc trong nhóm benzodiazepines thường được dùng ở Mỹ để trị mất ngủ là temazepam (Restoril), flurazepam (Dalmane), triazolam (Halcion), estazolam (Prosom). Tuy cùng một nhóm, nhưng đặc tính mỗi thuốc có những điểm khác nhau. Ví dụ như triazolam (Halcion) thường tốt hơn trong việc dỗ giấc ngủ, ít gây sật sừ vào ban ngày hơn, trong khi temazepam (Restoril) lại tốt hơn trong việc giữ (duy trì) giấc ngủ. Các bệnh khác có liên quan cũng là yếu tố quan trọng trong việc cân nhắc chọn thuốc của bác sĩ.
Ba thuốc không phải là benzodiazepines thường dùng ở Mỹ để chuyên trị mất ngủ là zolpidem (Ambien và Ambien CR - loại CR tức là loại mà thuốc được thải ra từ từ hơn, có thể tốt hơn trong việc duy trì giấc ngủ, nhưng lại có thể có nguy cơ cao hơn gây ra mất ngủ trở lại khi ngưng thuốc), zaleplon (Sonata), và eszopiclone (Lunesta). Các thuốc này tương đối mới (và do đó mắc hơn nhiều - khoảng trên dưới 100 đô là cho mỗi 30 viên). Nói chung các thuốc này có thời gian thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn nhóm benzadiazepines, có tác dụng nhanh hơn, ít gây khó chịu sau khi thức dậy và ít tác dụng phụ (chủ yếu vì được thải ra khỏi cơ thể nhanh) hơn.
Việc chọn lựa thuốc ngủ, ngoài việc tránh các chống chỉ định và các tác dụng phụ, thường (và nên) được bác sĩ quyết định dựa vào thời gian cần thiết để thuốc được thải ra khỏi cơ thể. Các loại tác dụng nhanh, và được thải ra nhanh thường được coi là tốt hơn trong việc trị mất ngủ vì chúng ít gây ra sật sừ, ngật ngừ sau khi thức dậy sáng hôm sau hơn. Một số thuốc thường dùng trong nhóm này là temazepam (Restoril), triazolam (Halcion), estazolam (Prosom), zolpidem (Ambien), zaleplon (Sonata).
Một cách rất giản lược, các thuốc nhóm benzodiazepines thường được cho là dễ gây ra nghiện, lờn thuốc và gây ra lạm dụng hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là tỉ lệ lạm dụng, lờn, nghiện thuốc ngủ, cũng như bị mất ngủ trở lại sau khi ngưng thuốc, có vẻ như đã hơi bị phóng đại.
Việc ngưng sử dụng thuốc càng sớm càng tốt nếu không còn cần thiết, cũng là một điều cần chú ý. Cách tốt nhất để đạt được điều này, nhất là với các thuốc thuộc nhóm benzodiazepines, là giảm thuốc một cách từ từ, kết hợp với phương pháp trị liệu hành vi và nhận thức (cognitive behavioral therapy). Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận diện các cảm giác hay hành vi làm họ mất ngủ (ví dụ như lo lắng, sợ hãi cái gì đó, chạy lên chạy xuống coi tắt bếp chưa, khóa cửa chưa, làm xong nhiệm vụ hôm nay hay chưa...), và thay thế chúng bằng các suy nghĩ, cảm giác giúp họ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc kết hợp phương pháp này cũng như các phương pháp không dùng thuốc khác (đã trình bày kỳ trước), đã làm tăng tỉ lệ thành công trong việc trị mất ngủ cũng như ngưng thuốc ngủ sớm, lên rất cao.
Trong số các loại thuốc cần toa bác sĩ, một số thuốc dùng trị trầm cảm có tác dụng (phụ) làm buồn ngủ, như amitriptyline (Elavil), trazodone (Desyrel), có vẻ như cũng thường được dùng để trị mất ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, các thuốc này chỉ có hiệu quả cao khi dùng ở các bệnh nhân vừa bị mất ngủ vừa bị trầm cảm. Nếu chỉ bị mất ngủ đơn thuần mà không bị trầm cảm (nặng hay nhẹ), thì các thuốc này không thực sự tốt hơn các giả dược (placebo) trong việc trị chứng mất ngủ không có liên quan đến trầm cảm. Và các thuốc này không được FDA chính thức chuẩn thuận trong việc dùng trị mất ngủ đơn thuần.
Comment
-
Cám ơn CDX post bài viết về bệnh mất ngủ,nhờ nó mà TT biết được it nhiều về các dược chất có trong thuốc ngủ có tác dụng thế nào,rất có ích cho sau này mua thuốc TT sẽ để ý đến thành phần của nó nhiều hơn.
Hỏi :
Bệnh trầm cảm là gì? và nguyên nhân của bệnh trầm cảm?
Comment
Comment