Nhiều vị thuốc được coi là giúp tráng dương như hải sâm, ba kích, cá ngựa... thực ra lại có tác dụng ngược lại, tức bổ âm.
Hải sâm, cá ngựa, rắn biển... là những từ khóa để quý ông tìm thuốc bổ dương. Nhưng thực ra cả ba vị trên đều rất tốt cho phụ nữ, tức bổ âm. Chủ tịch Hội Đông y, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, khẳng định, cá ngựa ở dưới biển, thuộc hàn. Trong nước, loại thuộc dương chủ yếu có vảy, còn loại không vảy chủ yếu thuộc âm, cá ngựa cũng bổ âm. Nó xuất hiện trong các bài thuốc bổ dương bởi bài thuốc phải âm dương cân bằng, hòa hợp.
"Dùng rắn biển với hải sâm để giúp nam giới cường dương cũng là quan niệm buồn cười. Rắn biển, hải sâm thuộc hàn, không vảy, bổ dương sao được? Con trai chủ khí, con gái chủ huyết. Khi rắn biển và hải sâm bổ âm thì dương chắc chắn kém. Ăn hải sâm nhiều sẽ không tốt. Về lý thuyết, hải sâm nên ăn vừa phải và nấu kèm chất nóng như ớt", ông Hướng nói.
Vị thuốc ba kích hay được đàn ông tín nhiệm cũng vậy. Nó có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị "Tào Tháo đuổi". Bác sĩ Hướng khẳng định: "Ba kích không để bổ dương, mà là một vị cố tinh, làm xuất tinh chậm. Mặc dù nó giữ được khả năng cương cứng lâu nhưng không phải bổ dương. Vì Ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn, vào khí và huyết cho nhanh. Vì là cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm".
Nhiều quý ông cũng cố tìm cao hổ để uống nhằm mạnh hơn trong tình dục. Cao hổ là một bài thuốc quý, giúp mạnh gân cốt, khớp..., nhưng đó là cao được nấu từ xương đã bỏ tuỷ của hổ. Còn cao hổ có lẫn thịt hoặc tuỷ lại rất độc vì thịt hổ và răng hổ đều chứa chất độc. Tuỷ hổ sẽ làm cho xương khớp nhức thêm. Ngoài ra, việc sao tẩm xương không cẩn thận cũng sẽ khiến cao hổ mất vệ sinh. Cao hổ cũng phải phối hợp với một vài bài thuốc nữa và chỉ chủ yếu chữa đau nhức xương khớp, không có tác dụng tốt cho "chuyện ấy".
Theo bác sĩ Hướng, nếu bài thuốc có 10 vị thì ít nhất phải có 8 vị bổ dương, hai vị bổ âm vì trong con người, âm dương luôn cân bằng nhau. Cũng như vậy, có những vị thuốc được sách kim cổ công nhận là bổ dương như dâm dương hoắc, thịt chim sẻ, tắc kè... nhưng đi kèm với chúng luôn luôn có các vị bổ âm khác. Ví dụ tắc kè đi theo thục địa bổ huyết, nhân sâm để bổ khí, rồi đi kèm cả ba kích, thục đoạn… Bài thuốc nào cũng phải theo cơ địa của từng người, phải được bác sĩ bắt mạch, khám tổng thể mới có thể đưa ra bài thuốc phù hợp với thể trạng, cơ địa từng người.
"Tôi từng phản biện một đề tài về Minh Mạng Thang, hiện chưa có câu trả lời. Đó là Minh Mạng dùng bài thuốc này để được 'nhất dạ ngũ giao sinh lục tử'. Vậy tại sao Tự Đức không uống thuốc này để có con mà phải lấy cháu lên ngôi? Tại sao ông Khải Định cũng không uống để đẻ nhiều con trai? Vấn đề ở đây là do cơ địa từng người. Cho nên, bài thuốc bổ dương của người nào phải do thầy thuốc khám lại, xem thận của anh hư đến mức nào, tuổi tác của anh ra sao để gia giảm thuốc. Chứ không phải người này uống tốt là người kia cũng tốt. Đó là sai lầm", bác sĩ Hướng nói.
Ngoài ra, hiện nay, nhiều người có quan niệm ăn gì bổ nấy để cổ xuý nhau ăn ngẩu pín, nhưng chưa có sách Đông y nào nói pín bò và dê tốt cho chuyện ấy. Việc ăn ngẩu pín chỉ là cho vui chứ tác dụng thực thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
Ngoài ra, theo quan niệm Đông y, thuốc bổ thận tráng dương không phải để "sinh hoạt" được nhiều, mà là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục chỉ là một vấn đề nhỏ nằm trong đó. Không phải cứ bổ thận tráng dương là sinh hoạt tình dục khỏe.
Để cắt một thang thuốc giúp bổ thận tráng dương, bệnh nhân phải được khám kỹ để xem tại sao thận dương hư - một tình trạng có nhiều nguyên nhân gây ra.
Theo VTC
Hải sâm, cá ngựa, rắn biển... là những từ khóa để quý ông tìm thuốc bổ dương. Nhưng thực ra cả ba vị trên đều rất tốt cho phụ nữ, tức bổ âm. Chủ tịch Hội Đông y, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, khẳng định, cá ngựa ở dưới biển, thuộc hàn. Trong nước, loại thuộc dương chủ yếu có vảy, còn loại không vảy chủ yếu thuộc âm, cá ngựa cũng bổ âm. Nó xuất hiện trong các bài thuốc bổ dương bởi bài thuốc phải âm dương cân bằng, hòa hợp.
"Dùng rắn biển với hải sâm để giúp nam giới cường dương cũng là quan niệm buồn cười. Rắn biển, hải sâm thuộc hàn, không vảy, bổ dương sao được? Con trai chủ khí, con gái chủ huyết. Khi rắn biển và hải sâm bổ âm thì dương chắc chắn kém. Ăn hải sâm nhiều sẽ không tốt. Về lý thuyết, hải sâm nên ăn vừa phải và nấu kèm chất nóng như ớt", ông Hướng nói.
Vị thuốc ba kích hay được đàn ông tín nhiệm cũng vậy. Nó có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị "Tào Tháo đuổi". Bác sĩ Hướng khẳng định: "Ba kích không để bổ dương, mà là một vị cố tinh, làm xuất tinh chậm. Mặc dù nó giữ được khả năng cương cứng lâu nhưng không phải bổ dương. Vì Ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn, vào khí và huyết cho nhanh. Vì là cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm".
Nhiều quý ông cũng cố tìm cao hổ để uống nhằm mạnh hơn trong tình dục. Cao hổ là một bài thuốc quý, giúp mạnh gân cốt, khớp..., nhưng đó là cao được nấu từ xương đã bỏ tuỷ của hổ. Còn cao hổ có lẫn thịt hoặc tuỷ lại rất độc vì thịt hổ và răng hổ đều chứa chất độc. Tuỷ hổ sẽ làm cho xương khớp nhức thêm. Ngoài ra, việc sao tẩm xương không cẩn thận cũng sẽ khiến cao hổ mất vệ sinh. Cao hổ cũng phải phối hợp với một vài bài thuốc nữa và chỉ chủ yếu chữa đau nhức xương khớp, không có tác dụng tốt cho "chuyện ấy".
Theo bác sĩ Hướng, nếu bài thuốc có 10 vị thì ít nhất phải có 8 vị bổ dương, hai vị bổ âm vì trong con người, âm dương luôn cân bằng nhau. Cũng như vậy, có những vị thuốc được sách kim cổ công nhận là bổ dương như dâm dương hoắc, thịt chim sẻ, tắc kè... nhưng đi kèm với chúng luôn luôn có các vị bổ âm khác. Ví dụ tắc kè đi theo thục địa bổ huyết, nhân sâm để bổ khí, rồi đi kèm cả ba kích, thục đoạn… Bài thuốc nào cũng phải theo cơ địa của từng người, phải được bác sĩ bắt mạch, khám tổng thể mới có thể đưa ra bài thuốc phù hợp với thể trạng, cơ địa từng người.
"Tôi từng phản biện một đề tài về Minh Mạng Thang, hiện chưa có câu trả lời. Đó là Minh Mạng dùng bài thuốc này để được 'nhất dạ ngũ giao sinh lục tử'. Vậy tại sao Tự Đức không uống thuốc này để có con mà phải lấy cháu lên ngôi? Tại sao ông Khải Định cũng không uống để đẻ nhiều con trai? Vấn đề ở đây là do cơ địa từng người. Cho nên, bài thuốc bổ dương của người nào phải do thầy thuốc khám lại, xem thận của anh hư đến mức nào, tuổi tác của anh ra sao để gia giảm thuốc. Chứ không phải người này uống tốt là người kia cũng tốt. Đó là sai lầm", bác sĩ Hướng nói.
Ngoài ra, hiện nay, nhiều người có quan niệm ăn gì bổ nấy để cổ xuý nhau ăn ngẩu pín, nhưng chưa có sách Đông y nào nói pín bò và dê tốt cho chuyện ấy. Việc ăn ngẩu pín chỉ là cho vui chứ tác dụng thực thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
Ngoài ra, theo quan niệm Đông y, thuốc bổ thận tráng dương không phải để "sinh hoạt" được nhiều, mà là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục chỉ là một vấn đề nhỏ nằm trong đó. Không phải cứ bổ thận tráng dương là sinh hoạt tình dục khỏe.
Để cắt một thang thuốc giúp bổ thận tráng dương, bệnh nhân phải được khám kỹ để xem tại sao thận dương hư - một tình trạng có nhiều nguyên nhân gây ra.
Theo VTC
Comment