Đau bụng là một triệu chứng rất thường gặp. Ổ bụng có nhiều cơ quan, nội tạng, do đó chẩn đoán một trường hợp đau bụng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết sau đây sẽ điểm lại phần lớn các nguyên nhân đau bụng nhằm giúp bệnh nhân có một cái nhìn tổng quan, hướng xử trí ban đầu ở nhà và trong những tình huống cần thiết phải đi khám bệnh.
1. Định nghĩa:
Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế (Đau dạ dày; Đau vùng bụng; Bụng đau; Đau quặn bụng).
2. Tổng quan:
Ổ bụng có nhiều cơ quan. Đau vùng bụng có thể xuất phát từ một trong những cơ quan ấy, bao gồm:
Các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (Đại tràng) , gan, túi mật, tuỵến tuỵ.
Động mạch chủ - động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.
Ruột thừa - một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.
Hai thận - hai cơ quan có hình giống hạt đậu nằm sâu trong ổ bụng.
Tuy nhiên, đau có thể xuất phát từ một nơi khác – như ở ngực hay vùng chậu. Nhiễm trùng lan toả sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, như cúm hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn.
Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.
3. Nguyên nhân thường gặp
Rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Trong đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình và sau cùng nên đi khám bệnh nếu triệu chứng đau không giảm bớt.
Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm:
-Trướng hơi hệ tiêu hoá; Táo bón mãn tính
-Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa)
-Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi)
-Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu
-Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng
-Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp
-Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis)
-Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
-Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella)
-Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí)
-Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ
-Lồng ruột – tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc.
-Phình bóc tách động mạch chủ bụng - chảy máu vào thành động mạch chủ.
-Nhiễm ký sinh trùng (Giardia);
-Cơn tán huyết do hồng cầu liềm (Sickle cell crisis)
-Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis)
-Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da
- Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng. Viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa viêm là một cấp cứu y khoa.
- Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được.
- Đau bụng khi hành kinh (thống kinh) có thể do co thắt cơ trơn hoặc do một vấn đề ở bộ phận sinh dục. Thống kinh có thể do lạc nội mạc tử cung (endometriosis) xảy ra khi niêm mạc tử cung đóng ở những vị trí khác thường như vùng chậu hoặc buồng trứng, do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, hoặc do bệnh lý viêm vùng chậu - viêm bộ phận sinh dục, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đau bụng có thể do nguyên nhân từ một cơ quan trong lồng ngực, như phổi ( viêm phổi) hoặc tim (nhồi máu cơ tim), hoặc đau do vặn cơ ở thành bụng.
- Ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá là những bệnh lý nặng nhưng tương đối ít gặp hơn.
- Một nguyên nhân khác gây đau bụng ít gặp là rối loạn cơ thể hoá (somatization disorder), có căn nguyên là rối loạn cảm xúc nhưng biểu hiện bằng những bất ổn trên cơ thể (như đau bụng tái đi, tái lại). Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus ở trẻ em có thể có triệu chứng đau bụng.
4. Chăm sóc tại nhà
Khi đau nhẹ, bạn nên
Uống một ít nước lọc
Tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn ói, nhịn ăn trong 6 tiếng. Sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ.
Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay no hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.
Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.
5. Hãy đi khám bệnh cấp cứu ngay khi
Đau đột ngột và dữ dội ở bụng,
Đau lan đến ngực, cổ và vai
Nôn ói ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen)
Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau
Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn ói
Hãy đi khám bệnh nếu:
Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày
Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày
Đau kèm theo sốt trên 38 độ C
Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu
Đau vùng bả vai kèm buồn nôn
Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai)
Biếng ăn kéo dài
Sút cân không rõ nguyên nhân
Bác sĩ sẽ làm gì?
Dựa trên bệnh sử và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cố gắng định ra nguyên nhân đau bụng. Các yếu tố như: vị trí đau, thời gian đau, các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi, cảm giác rũ rượi toàn thân, buồn nôn, nôn, thay đổi về tình trạng của phân sẽ hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán.
Trong lúc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm thử xem đau có khu trú ở một điểm (điểm đau khu trú) hoặc đau lan toả. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem đau có liên quan đến màng bụng (viêm phúc mạc). Nếu thấy có bằng chứng của viêm phúc mạc, tình trạng lúc đó sẽ đựơc gọi là “bụng ngoại khoa” và đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp.
Bác sĩ có thể hỏi một số điều liên quan đến tình trạng đau bụng của bạn:
Đau lan toả hay khu trú ở một chỗ? Đau ở vùng nào của bụng? Thấp hay cao? Bên phải, bên trái hoặc ở giữa? Đau quanh rốn?
Đau nhiều không, đau nhói hay đau quặn, đau liên tục kéo dài, đau từng cơn và thay đổi cường độ? Đau có làm bạn thức giấc về đêm?
Trước kia bạn có đau tương tự? Mỗi đợt đau bao lâu?
Bao lâu thì đau một lần? Có đau vài phút sau khi ăn? Đau trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi ăn? Đau càng lúc càng nhiều hơn?
Có đau khi hành kinh (thống kinh)?
Đau có lan ra sau lưng, giữa lưng, dưói bả vai phải, đau lan xuống bẹn, xuống mông hoặc xuống đùi? Có đau nhiều hơn khi nằm ngửa?
Đau nhiều hơn sau khi ăn uống? Sau khi ăn chất béo, sản phẩm từ sữa, sau khi uống rượu?
Có đau nhiều hơn khi bị stress? Sau khi gắng sức?
Đau có bớt sau khi ăn hoặc sau khi đi tiêu?
Đau có bớt sau khi uống sữa hoặc uống thuốc kháng acid?
Bạn có đang dùng thuốc gì không? Bạn có bị chấn thương nào gần đây không?
Bạn có thai không? Có trễ kinh? Có rối loạn kinh nguyệt?
Có triệu chứng nào khác xảy ra cùng lúc?
Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán có thể bao gồm: Chụp đại tràng có cản quang; Chụp dạ dày tá tràng có cản quang; Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân; Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng; Siêu âm bụng; Chụp bụng đứng; Đo điện tâm đồ; Chụp MSCT bụng …
6. Đề phòng: Để đề phòng đau bụng bạn nên
Chia nhỏ các bữa ăn.
Cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ.
Ăn nhiều rau củ quả.
Giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi.
Uống nước nhiều mỗi ngày.
Tập luyện thường xuyên.
Để tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản:
Bỏ thuốc lá.
Giảm cân nếu cần thiết.
Ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
Duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
Nâng cao đầu giường.
Kết Luận
Đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Không phải lúc nào cũng cần phải đi khám bệnh ngay khi đau bụng. Một số rối loạn tiêu hoá nhẹ có thể tự xử trí được bằng cách sử dụng những thuốc thông thường trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên cần phải phân biệt được những triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm để có được sự can thiệp kịp thời
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH
1. Định nghĩa:
Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế (Đau dạ dày; Đau vùng bụng; Bụng đau; Đau quặn bụng).
2. Tổng quan:
Ổ bụng có nhiều cơ quan. Đau vùng bụng có thể xuất phát từ một trong những cơ quan ấy, bao gồm:
Các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (Đại tràng) , gan, túi mật, tuỵến tuỵ.
Động mạch chủ - động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.
Ruột thừa - một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.
Hai thận - hai cơ quan có hình giống hạt đậu nằm sâu trong ổ bụng.
Tuy nhiên, đau có thể xuất phát từ một nơi khác – như ở ngực hay vùng chậu. Nhiễm trùng lan toả sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, như cúm hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn.
Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.
3. Nguyên nhân thường gặp
Rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Trong đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình và sau cùng nên đi khám bệnh nếu triệu chứng đau không giảm bớt.
Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm:
-Trướng hơi hệ tiêu hoá; Táo bón mãn tính
-Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa)
-Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi)
-Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu
-Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng
-Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp
-Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis)
-Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
-Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella)
-Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí)
-Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ
-Lồng ruột – tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc.
-Phình bóc tách động mạch chủ bụng - chảy máu vào thành động mạch chủ.
-Nhiễm ký sinh trùng (Giardia);
-Cơn tán huyết do hồng cầu liềm (Sickle cell crisis)
-Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis)
-Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da
- Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng. Viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa viêm là một cấp cứu y khoa.
- Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được.
- Đau bụng khi hành kinh (thống kinh) có thể do co thắt cơ trơn hoặc do một vấn đề ở bộ phận sinh dục. Thống kinh có thể do lạc nội mạc tử cung (endometriosis) xảy ra khi niêm mạc tử cung đóng ở những vị trí khác thường như vùng chậu hoặc buồng trứng, do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, hoặc do bệnh lý viêm vùng chậu - viêm bộ phận sinh dục, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đau bụng có thể do nguyên nhân từ một cơ quan trong lồng ngực, như phổi ( viêm phổi) hoặc tim (nhồi máu cơ tim), hoặc đau do vặn cơ ở thành bụng.
- Ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá là những bệnh lý nặng nhưng tương đối ít gặp hơn.
- Một nguyên nhân khác gây đau bụng ít gặp là rối loạn cơ thể hoá (somatization disorder), có căn nguyên là rối loạn cảm xúc nhưng biểu hiện bằng những bất ổn trên cơ thể (như đau bụng tái đi, tái lại). Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus ở trẻ em có thể có triệu chứng đau bụng.
4. Chăm sóc tại nhà
Khi đau nhẹ, bạn nên
Uống một ít nước lọc
Tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn ói, nhịn ăn trong 6 tiếng. Sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ.
Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay no hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.
Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.
5. Hãy đi khám bệnh cấp cứu ngay khi
Đau đột ngột và dữ dội ở bụng,
Đau lan đến ngực, cổ và vai
Nôn ói ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen)
Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau
Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn ói
Hãy đi khám bệnh nếu:
Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày
Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày
Đau kèm theo sốt trên 38 độ C
Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu
Đau vùng bả vai kèm buồn nôn
Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai)
Biếng ăn kéo dài
Sút cân không rõ nguyên nhân
Bác sĩ sẽ làm gì?
Dựa trên bệnh sử và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cố gắng định ra nguyên nhân đau bụng. Các yếu tố như: vị trí đau, thời gian đau, các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi, cảm giác rũ rượi toàn thân, buồn nôn, nôn, thay đổi về tình trạng của phân sẽ hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán.
Trong lúc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm thử xem đau có khu trú ở một điểm (điểm đau khu trú) hoặc đau lan toả. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem đau có liên quan đến màng bụng (viêm phúc mạc). Nếu thấy có bằng chứng của viêm phúc mạc, tình trạng lúc đó sẽ đựơc gọi là “bụng ngoại khoa” và đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp.
Bác sĩ có thể hỏi một số điều liên quan đến tình trạng đau bụng của bạn:
Đau lan toả hay khu trú ở một chỗ? Đau ở vùng nào của bụng? Thấp hay cao? Bên phải, bên trái hoặc ở giữa? Đau quanh rốn?
Đau nhiều không, đau nhói hay đau quặn, đau liên tục kéo dài, đau từng cơn và thay đổi cường độ? Đau có làm bạn thức giấc về đêm?
Trước kia bạn có đau tương tự? Mỗi đợt đau bao lâu?
Bao lâu thì đau một lần? Có đau vài phút sau khi ăn? Đau trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi ăn? Đau càng lúc càng nhiều hơn?
Có đau khi hành kinh (thống kinh)?
Đau có lan ra sau lưng, giữa lưng, dưói bả vai phải, đau lan xuống bẹn, xuống mông hoặc xuống đùi? Có đau nhiều hơn khi nằm ngửa?
Đau nhiều hơn sau khi ăn uống? Sau khi ăn chất béo, sản phẩm từ sữa, sau khi uống rượu?
Có đau nhiều hơn khi bị stress? Sau khi gắng sức?
Đau có bớt sau khi ăn hoặc sau khi đi tiêu?
Đau có bớt sau khi uống sữa hoặc uống thuốc kháng acid?
Bạn có đang dùng thuốc gì không? Bạn có bị chấn thương nào gần đây không?
Bạn có thai không? Có trễ kinh? Có rối loạn kinh nguyệt?
Có triệu chứng nào khác xảy ra cùng lúc?
Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán có thể bao gồm: Chụp đại tràng có cản quang; Chụp dạ dày tá tràng có cản quang; Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân; Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng; Siêu âm bụng; Chụp bụng đứng; Đo điện tâm đồ; Chụp MSCT bụng …
6. Đề phòng: Để đề phòng đau bụng bạn nên
Chia nhỏ các bữa ăn.
Cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ.
Ăn nhiều rau củ quả.
Giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi.
Uống nước nhiều mỗi ngày.
Tập luyện thường xuyên.
Để tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản:
Bỏ thuốc lá.
Giảm cân nếu cần thiết.
Ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
Duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
Nâng cao đầu giường.
Kết Luận
Đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Không phải lúc nào cũng cần phải đi khám bệnh ngay khi đau bụng. Một số rối loạn tiêu hoá nhẹ có thể tự xử trí được bằng cách sử dụng những thuốc thông thường trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên cần phải phân biệt được những triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm để có được sự can thiệp kịp thời
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH