Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Phòng bệnh bằng cây cảnh

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phòng bệnh bằng cây cảnh

    Phòng bệnh bằng cây cảnh


    Tây y luôn thể hiện tính đối kháng - là ngành khoa học có đặc tính quần thể cao còn Đông y lại mang tính hóa giải, chữa bệnh ở phạm trù cá thể hóa, lấy thiên nhiên làm trọng.


    Nói rõ hơn, chính từ việc chọn sự sống và sức khỏe của con người làm tiêu chí tối thượng cho y đức hành nghiệp nên các nhà khoa học Đông y đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa con người và thiên nhiên.

    Đây cũng là đặc tính văn hóa chữa bệnh của Đông y, qui vào 8 biện pháp tối ưu như: Hãn (xuất mồ hôi), thổ (nôn mửa), hạ (thông đại tiểu tiện), hòa (hòa giải), ôn (làm ấm thân nhiệt), thanh (gây mát nội tạng), tiêu (tiêu hóa thức ăn), bổ (bồi dưỡng, tăng lực). Phương thức này nhằm cân bằng và khôi phục chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa sức chống bệnh (đề kháng chính khí) và với tác nhân gây bệnh (tà khí). Văn hóa chữa bệnh của Đông y nổi bật một bản sắc riêng. Việc trồng cây chữa bệnh là một ví dụ.


    Nếu như cây kiểng có thể tiết ra các độc chất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khỏe thì cũng có thể loại trừ, miễn nhiễm các tác nhân gây hại.

    Vì vậy, khi trang trí cây cần đặt ở môi trường không khí thích ứng lý hóa, sinh thái của thiên nhiên theo nguyên tắc:


    Đặt bất kỳ ở phòng nào đủ ánh sáng: Trầu bà vàng thu hút các khí thải CO2, benzen, tolouen, nhưng kỵ người hen suyễn, da dễ mẫn cảm đến gần (khoảng 0,5m). Cây cúc đồng tiền có thể tẩy cả khói thuốc lá, mùi quần áo hôi, ẩm.

    Hoa bạch diệp (còn gọi là bạch lan ý) hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen thích hợp trồng ở phòng khách, bếp, buồng tắm, nhà có tường ẩm mới sơn hoặc bằng chất dẻo (chứa nhiều benzen), đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng. Người dễ bị dị ứng da tránh đến gần. Tránh đặt các loại hoa kiểng này ở chỗ tối.


    Đặt ở bếp có lò gas, phòng tắm: Kiểng lạc thảo trường điệp hút mạch các khí thải benzen, CO2, cylen và tolouen khi đặt ở phòng khách có lò sưởi đốt khí gas hay củi. Phòng tắm nước nóng đặt rất thích hợp. Cây kiểng lá cốt rắm, móng trâu kép, lê tai diệp (nephrolepis exaltata họ Davilliaceae) đặt ở các điểm có độ ẩm cao rất thích hợp như nhà kho, nhà tắm, phòng khách có non bộ và hồ cá, phòng ngủ quay hướng bắc hoặc nội thất trang trí gỗ ván ép, sơn nhựa cylen. Càng ít nắng càng tốt.

    Đặc biệt, cây hoa hồng liên môn (tên gốc hồng vĩ hoa, xuất xứ ở Colombia, Trung Mỹ) rất hợp ở nhà bếp do hút các chất NH3, cylen và CO2, kể cả các mùi khét, nồng tanh, nặng mùi của thức ăn kho, chiên, xào có ảnh hưởng đến thần kinh và xoang mũi. Điều nên lưu ý là hoa thải nhiều độc tố khi đêm xuống, phải mang ra sân phơi sương, thải khí độc.


    Đặt ở phòng khách, phòng tắm:
    Trầu bà lá tím than (hồng điệp môn) đặt ở phòng khách thoáng mát hay phòng tắm để hút các khí trichorethylen và mùi sơn, véc-ni từ gỗ tường dán hoặc ép. Bạch cúc trinh (gốc Trung Quốc) hút khí NH3 (độc tính cao) và một số khí độc khác ở phòng khách, bếp. Thỉnh thoảng mang ra phơi sương để thải độc.

    Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamae dorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách. Chà là cảnh (có tên gọi khác là phượng hoàng Ba tây) cành lá so le, chót nhọn xòe như đuôi phượng hoàng, có hoạt tính chống độc khí cylen, chịu nhiệt cao, sống dễ, thường đặt dọc lối vào các biệt thự, sân vườn đầy ánh sáng, tạo nên các hiệu ứng cao bảo vệ không khí thanh khiết, lâu dài.

    Có quan niệm cho rằng, cây kiểng thải ra lượng khí CO2 về đêm nên đặt hoa trong nhà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cơ thể. CO2 gây hại bởi các chất dẫn brom, thông qua tiêu chuẩn 10m2 cho một cây hoa kiểng.

    Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của GS.TS Chu Đức Quỳnh và Phùng Tiệp Khánh thuộc đại học y dược Nam Kinh kết luận: “Để giữ không khí trong nhà luôn trong lành và phòng bệnh nên trang trí từ 3-5 cây hoa kiểng.

    Chúng có thể làm giảm từ 30-95% nồng độ thán khí, lại cần ít không khí nên không gây hại cho sức khỏe”. Qua nghiên cứu, lượng CO2 thải ra vào ban đêm trong phòng từ cây kiểng là không đáng kể.

    Ban ngày càng ít hơn. Các cây kiểng cũng không bị tác động bởi chất trừ sâu, kim loại, men nấm mốc ...


    Theo Lương y Dương Tấn Hưng
    Thanh niên






Working...
X