Mấy điều cần lưu ý:
- Uống quá nhiều nước trà, thí dụ 2 lít một ngày, có thể gây táo bón, giảm hấp thụ sắt trong thực phẩm đưa đến bệnh thiếu máu. Vì thế không nên cho em bé uống nhiều nước trà.
- Uống nhiều trà đậm tăng bài tiết nước tiểu;
- Caffein trong trà có thể gây mất ngủ ở một số người.
- Trà kích thích niêm mạc dạ dầy tiết ra nhiều acid, có thể đưa tới loét bao tử.
- Caffein trong trà kích thích thần kinh, làm cho tim đập nhanh, mạnh;
- Trà làm răng đổi mầu;
- Phụ nữ có thai không nên uống nhiều nước trà vì trà có nhiều caffein, có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai nhi.
- Bệnh nhân nóng sốt cao không nên uống trà đậm, vì chất thein trong trà kích thích trung tâm phát nhiệt trong cơ thể, làm cho thân nhiệt lên cao hơn
- Uống trà quá nóng sẽ gây kích thích niêm mạc miệng, thực quản và bao tử và đưa tới tổn thương cho các cơ quan này;
- Không nên uống trà quá đặc khi uống nhiều rượu vì các hóa chất trong trà và rượu gây kích thích cho cả hệ tim mạch lẫn hệ thần kinh.
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng từ 4-5 chén trà loãng hoặc 2-3 chén trà đậm.
- Sữa uống với nước trà có điểm lợi và bất lợi: sữa sẽ vô hiệu hóa một số lượng chất chống oxy hóa tannins và khoáng fluor của trà. Nhưng đây lại là lợi điểm cho người bị loét dạ dày, vì bớt tannin thì bao tử ít bị kích thích và giảm tiết ra acid.
Kết luận:
Trà là một thứ nước uống được ưa chuộng và hầu như đã trở thành một nhu yếu phẩm mà con người phụ thuộc vào..
Cứ tự nhiên dùng nước trà để thỏa mãn một phần nhu cầu nước của cơ thể hoặc như là một thú tiêu khiển trong lúc “trà dư tửu hậu”, thì ít phải suy nghĩ hơn là khi xem trà như một linh dược trị bá bệnh. Vì cho tới nay, kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của trà cũng chưa được hoàn toàn xác định.
Điều đáng lưu ý là, người dành thì giờ để thưởng thức trà có thể có đời sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, uống rượu, không tiếp cận với các hóa chất có hại, dinh dưỡng cân đối nhiều thực phẩm khác nhau, vận động cơ thể đều đặn...Cho nên họ có sức khỏe tốt. Và đó là điều mà mọi người nên áp dụng.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ
- Uống quá nhiều nước trà, thí dụ 2 lít một ngày, có thể gây táo bón, giảm hấp thụ sắt trong thực phẩm đưa đến bệnh thiếu máu. Vì thế không nên cho em bé uống nhiều nước trà.
- Uống nhiều trà đậm tăng bài tiết nước tiểu;
- Caffein trong trà có thể gây mất ngủ ở một số người.
- Trà kích thích niêm mạc dạ dầy tiết ra nhiều acid, có thể đưa tới loét bao tử.
- Caffein trong trà kích thích thần kinh, làm cho tim đập nhanh, mạnh;
- Trà làm răng đổi mầu;
- Phụ nữ có thai không nên uống nhiều nước trà vì trà có nhiều caffein, có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai nhi.
- Bệnh nhân nóng sốt cao không nên uống trà đậm, vì chất thein trong trà kích thích trung tâm phát nhiệt trong cơ thể, làm cho thân nhiệt lên cao hơn
- Uống trà quá nóng sẽ gây kích thích niêm mạc miệng, thực quản và bao tử và đưa tới tổn thương cho các cơ quan này;
- Không nên uống trà quá đặc khi uống nhiều rượu vì các hóa chất trong trà và rượu gây kích thích cho cả hệ tim mạch lẫn hệ thần kinh.
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng từ 4-5 chén trà loãng hoặc 2-3 chén trà đậm.
- Sữa uống với nước trà có điểm lợi và bất lợi: sữa sẽ vô hiệu hóa một số lượng chất chống oxy hóa tannins và khoáng fluor của trà. Nhưng đây lại là lợi điểm cho người bị loét dạ dày, vì bớt tannin thì bao tử ít bị kích thích và giảm tiết ra acid.
Kết luận:
Trà là một thứ nước uống được ưa chuộng và hầu như đã trở thành một nhu yếu phẩm mà con người phụ thuộc vào..
Cứ tự nhiên dùng nước trà để thỏa mãn một phần nhu cầu nước của cơ thể hoặc như là một thú tiêu khiển trong lúc “trà dư tửu hậu”, thì ít phải suy nghĩ hơn là khi xem trà như một linh dược trị bá bệnh. Vì cho tới nay, kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của trà cũng chưa được hoàn toàn xác định.
Điều đáng lưu ý là, người dành thì giờ để thưởng thức trà có thể có đời sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, uống rượu, không tiếp cận với các hóa chất có hại, dinh dưỡng cân đối nhiều thực phẩm khác nhau, vận động cơ thể đều đặn...Cho nên họ có sức khỏe tốt. Và đó là điều mà mọi người nên áp dụng.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ