Đi bắt ếch, bắt được con cóc to, ông liền mang về làm thịt. Thấy chùm trứng cóc bóng, to, đẹp nhìn ngon mắt hơn cả trứng ếch, ông tiếc rẻ nấu lên ăn. Khoảng 1 tiếng sau ăn, ông đã bị nôn thốc nôn tháo, chóng mặt phải nhập viện cấp cứu...
Chỉ vì tiếc chùm trứng cóc ngon, đẹp mắt, ông Loan đã phải nằm điều trị tại Trung tâm chống độc gần 1 tuần nay. Hiện sức khỏe ông đã ổn định hơn nhưng vẫn đang phải tiếp tục theo dõi hiện tượng rối loạn nhịp tim (Ảnh: H.Hải)
Khi được chuyển lên bệnh viện Bắc Giang, bệnh nhân Nguyễn Trọng Loan (60 Tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) rất nặng, nguy kịch do bị loạn nhịp tim nặng nên bệnh nhân đã được chuyển ngay lên Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai.
Ông Loan được chuyển vào đây trong tình trạng những cơn đau đầu liên tiếp, chóng mặt, nôn rất nhiều và loạn nhịp tim nặng. Ngay lập tức bệnh nhân đã được cấp cứu, điều trị tích cực liên tiếp trong mấy ngày liền, đến nay mới qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm vài ngày nữa mới được xuất viện.
Ông Loan kể, ông chưa từng được biết trứng cóc độc, mà chỉ thấy lạ là người làng ông khi làm thịt cóc thì thường bỏ da cóc, trứng cóc. Hôm đó ông mổ cả cóc, cả ếch, rõ là thấy trứng cóc ngon hơn, hấp dẫn hơn nên tiếc không bỏ, nghĩ nấu ăn luôn cho bổ.
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc cảnh báo, nhiều người dân cho rằng thịt cóc đặc biệt bổ dưỡng, giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thịt khác nên thường ăn thịt cóc để bồi bổ, đặc biệt ở người già và trẻ em. Điều này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm, vì người ăn ruốc cóc rất dễ bị ngộ độc, dù người bán hàng đã quảng cáo họ làm quen tay, đúng quy trình nên đảm bảo, nhựa cóc không dính vào phần thịt cóc. “Thực tế thì cho đến nay chưa ai khẳng định có một quy trình mổ cóc an toàn, và việc mổ thịt cóc bao giờ cũng ít nhiều gây vỡ các tuyến nọc cóc. Vì chất độc của cóc có trong nhựa cóc (là dịch tiết màu trắng đục) có “chi chít” ở các tuyến dưới da và mang tai”, BS Nguyên nói.
Trong nọc cóc có những thành phần rất độc với hệ thần kinh và đặc biệt là tim. Tỷ lệ tử vong của loại ngộ độc này rất cao, có những bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc trên đường tới bệnh viện. Vì thế, người dân không nên ăn thịt cóc để “tẩm bổ” vì thực tế, rất nhiều loại thực phẩm khác như trứng, thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, cá… đều là những nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà không tiềm ẩn mối nguy quá lớn như khi ăn thịt cóc.
Theo Dân Trí
Chỉ vì tiếc chùm trứng cóc ngon, đẹp mắt, ông Loan đã phải nằm điều trị tại Trung tâm chống độc gần 1 tuần nay. Hiện sức khỏe ông đã ổn định hơn nhưng vẫn đang phải tiếp tục theo dõi hiện tượng rối loạn nhịp tim (Ảnh: H.Hải)
Khi được chuyển lên bệnh viện Bắc Giang, bệnh nhân Nguyễn Trọng Loan (60 Tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) rất nặng, nguy kịch do bị loạn nhịp tim nặng nên bệnh nhân đã được chuyển ngay lên Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai.
Ông Loan được chuyển vào đây trong tình trạng những cơn đau đầu liên tiếp, chóng mặt, nôn rất nhiều và loạn nhịp tim nặng. Ngay lập tức bệnh nhân đã được cấp cứu, điều trị tích cực liên tiếp trong mấy ngày liền, đến nay mới qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm vài ngày nữa mới được xuất viện.
Ông Loan kể, ông chưa từng được biết trứng cóc độc, mà chỉ thấy lạ là người làng ông khi làm thịt cóc thì thường bỏ da cóc, trứng cóc. Hôm đó ông mổ cả cóc, cả ếch, rõ là thấy trứng cóc ngon hơn, hấp dẫn hơn nên tiếc không bỏ, nghĩ nấu ăn luôn cho bổ.
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc cảnh báo, nhiều người dân cho rằng thịt cóc đặc biệt bổ dưỡng, giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thịt khác nên thường ăn thịt cóc để bồi bổ, đặc biệt ở người già và trẻ em. Điều này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm, vì người ăn ruốc cóc rất dễ bị ngộ độc, dù người bán hàng đã quảng cáo họ làm quen tay, đúng quy trình nên đảm bảo, nhựa cóc không dính vào phần thịt cóc. “Thực tế thì cho đến nay chưa ai khẳng định có một quy trình mổ cóc an toàn, và việc mổ thịt cóc bao giờ cũng ít nhiều gây vỡ các tuyến nọc cóc. Vì chất độc của cóc có trong nhựa cóc (là dịch tiết màu trắng đục) có “chi chít” ở các tuyến dưới da và mang tai”, BS Nguyên nói.
Trong nọc cóc có những thành phần rất độc với hệ thần kinh và đặc biệt là tim. Tỷ lệ tử vong của loại ngộ độc này rất cao, có những bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc trên đường tới bệnh viện. Vì thế, người dân không nên ăn thịt cóc để “tẩm bổ” vì thực tế, rất nhiều loại thực phẩm khác như trứng, thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, cá… đều là những nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà không tiềm ẩn mối nguy quá lớn như khi ăn thịt cóc.
Theo Dân Trí