Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ðừng nên "chán cơm, thèm phở"!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðừng nên "chán cơm, thèm phở"!

    Ðừng nên "chán cơm, thèm phở"!



    Một bữa cơm ngon cùng gia đình sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: N.Hữu


    Những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy trong cơm hợp chất ức chế protease có tính kháng ôxy hóa cao và có tính kháng ung thư. Những người ăn nhiều cơm sẽ có tỉ lệ thấp các bệnh ung thư ruột, ung thư ngực, ung thư tiền liệt tuyến...

    Có lần từ nước ngoài, tôi gọi điện thoại cà kê với anh bạn chí cốt là một dược sĩ ở quê nhà VN thì nghe anh ta than ngắn thở dài "Ối dào. Thời buổi bây giờ kiếm hai bữa cơm mỗi ngày thật khó". "Nghe nói dược sĩ mấy anh dạo này ăn nên làm ra lắm mà"- tôi ngạc nhiên và hỏi lại. Anh bạn liền nói thật: "Thì đó, cứ... nhậu không hà, đâu có ăn cơm. Kiếm hai bữa cơm khó là vậy!".

    Cơm không chỉ làm đầy bao tử

    Thì ra anh bạn tôi đã quên (hoặc cố tình quên) bài học về vai trò của cơm đối với sức khỏe con người. Trước đây, người ta phân chia rất rõ rệt. Hễ dân Tây thì ăn bánh mì hoặc khoai tây còn dân châu Á thì cứ độc một món cơm. Bây giờ ranh giới ấy không còn nữa.

    Nếu có điều kiện vào các siêu thị ở Úc thì hẳn bạn sẽ thấy mấy chàng mắt xanh mũi lõ dập dìu đi mua gạo. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), gạo đã nuôi sống hơn một nửa dân số trên thế giới. Trước đây, người ta nghĩ rằng gạo chỉ có giá trị làm đầy bao tử mà không biết thật sự gạo còn mang lại những lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe .

    Trong kinh Phạn (Sanskrit) cách đây 3.000 năm đã mô tả các thầy thuốc Ấn Ðộ biết dùng dịch nước khi cơm đang sôi để điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Từ rất lâu, các bà mẹ từ nhiều đất nước trên thế giới cũng đã biết dùng nước cơm đang sôi để điều trị cho con em họ mỗi khi xảy ra đại dịch tiêu chảy.

    Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe cũng đã đề nghị một công thức để tái tạo nước cho trẻ em khi bị tiêu chảy. Ðó là hai nắm gạo nấu sôi, lấy nước hòa với một lít nước sôi để nguội và bỏ thêm vào một muỗng muối ăn.

    Ðối với các dân tộc Á châu, gạo là một nguồn dinh dưỡng số một. Giá trị chữa bệnh của gạo bắt đầu được chú ý vào những năm 1940 và cao điểm là những nghiên cứu của bác sĩ William Kemper tại ÐH Duke (Mỹ).

    Theo bác sĩ Kemper thì những người dùng gạo làm thức ăn chính ở Mỹ không những giảm được cân mà áp huyết cũng được cải thiện đáng kể. Gần đây, những người béo phì đến ÐH Duke để giảm cân với chế độ dinh dưỡng chính là gạo thì họ phát hiện rằng gạo còn có khả năng trị lở chốc.

    Tại Nhật Bản, nơi mà gạo là nguồn thực phẩm chính, các nhà nghiên cứu nhận thấy gạo nấu chín còn có khả năng ngăn ngừa sạn thận. Ðiều này được lý giải là do cơm ngăn cản sự hấp thu của những lượng calcium không mong muốn đi vào ruột.

    Nhờ đó, lượng calcium này sẽ không có cơ hội để đi vào đường tiểu để hình thành nên sạn thận. Những nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đã tìm thấy trong cơm một hợp chất có tính kháng ôxy hóa cao và có tính kháng ung thư gọi là chất ức chế protease. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy những người ăn nhiều cơm sẽ có tỉ lệ thấp các bệnh ung thư ruột, ung thư ngực, ung thư tiền liệt tuyến...

    Nguồn quan trọng cung cấp phức carbohydrates

    Cơ thể chúng ta cần nhiều loại nhiên liệu khác nhau. Có hai loại nhiên liệu mà cơ thể chúng ta cần, được "mệnh danh" là carbohydrates. Trong thiên nhiên, những loại carbohydrates đơn giản như fructose, sucrose, glucose vốn có rất nhiều trong rau cải và trái cây.

    Còn những phức carbohydrates hay tinh bột thì được tìm thấy trong lúa, gạo, ngô, khoai tây, đậu... Tất cả các loại carbohydrates đều cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, phức carbohydrates hoặc tinh bột có trong gạo còn chứa thêm những chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein, chất béo thiết yếu, vitamin, khoáng vi lượng, chất xơ.

    Báo New York Times (Mỹ) đã có nhiều bài tôn vinh vai trò của cơm đối với sức khỏe. Theo đó, cơm là một nguồn quan trọng nhất hiện diện trên trái đất để cung cấp phức carbohydrates. Nghe thế để biết người ta hay nói đùa rằng "chán cơm... thèm phở", nhưng nếu biết được những giá trị của cơm thì hẳn những người khôn ngoan vẫn sẽ chọn cơm hơn là các thứ đồ ăn khác không làm từ gạo. Ngay cả món phở ngon là thế cũng không hẳn lúc nào cũng được làm bằng gạo.


    Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường /(Khoa Dược ÐH Murdoch - Úc)






Working...
X