FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Một phụ nữ trung niên hiện đang phải nằm bệnh viện điều trị vì bị liệt nửa người, lưỡi ú ớ không nói được và không có bảo hiểm. Tình cảnh đáng thương của bà lẽ ra đã tránh được, nếu như cấp cứu được gọi đến kịp thời khi bà bị tai biến mạnh máu não ở sở làm. Thay vào đó, cấp trên ở sở làm không chịu gọi cấp cứu, còn người nhà ở xa thì không biết là được phép gọi cấp cứu từ xa, để đến nỗi phải hơn hai tiếng đồng hồ sau bà mới được đưa đi bệnh viện.
Gần một tháng sau ngày bị tai biến mạch máu não mà không ai gọi cấp cứu, bà Vang Lê tiếp tục phải điều trị tại bệnh viện Fountain Valley; ảnh chụp ngày 22 Tháng Mười Hai, 2009. Bà hiện vẫn còn di chứng liệt nửa người bên phải và đang tập nói chuyện bằng những âm thanh không rõ chữ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Câu chuyện thương tâm này diễn ra trong một ngày bình thường, khi bà Vang Lê, 58 tuổi, đi làm tại trung tâm chăm sóc người cao niên Ða Lạc Viên tức Evergreen World ADHC ở thành phố Garden Grove. Bà Vang là một trong những nhân viên đầu tiên của trung tâm này ngay từ ngày đầu thành lập vào Tháng Ba, năm 2004. Nhiệm vụ chính của bà Vang là phục vụ thức ăn sáng và trưa cho những người đến sinh hoạt tại trung tâm.
Hôm đó là ngày Thứ Sáu sau lễ Thanksgiving. Chồng bà Vang là ông Huy Nguyễn chở bà tới chỗ làm lúc 7 giờ sáng. Bình thường bà Vang đi làm bằng xe bus, nhưng sợ sau ngày lễ khó đón xe nên ngày đó ông đưa bà đi.
Chỉ một tiếng sau khi vào sở làm, bà Vang có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não. Nhưng lúc đó dường như không ai biết bà bị tai biến.
Theo lời ông Huy Nguyễn kể lại với Người Việt, vào khoảng 8 giờ, cô Trang Ngô, giám đốc trung tâm Ða Lạc Viên, gọi điện thoại cho ông Huy nói ông lên chở bà Vang về vì “vợ anh lên tăng-xông.” Bà Vang bị cao huyết áp và cao mỡ trong máu từ hai năm nay, mỗi ngày đều mang thuốc theo, uống tại sở làm. Khi đó, cô Trang đích thân lấy thuốc cao huyết áp từ trong giỏ bà Vang cho bà uống để giảm huyết áp.
Ông Huy thì không cho rằng vợ bị lên cơn huyết áp, mà nghĩ ngay đến việc bà Vang có thể có nguy cơ bị “stroke,” ông bèn nói ngay trong điện thoại, “Cái gì mà tăng-xông, coi chừng bả bị stroke rồi đó. Cô để bả nằm trong đó làm gì, bây giờ gọi 9-1-1.” Cô Trang Ngô, tuy nhiên, nói với Người Việt rằng cô không nghĩ bà Vang bị tai biến, và cho biết, “Nhân viên ở đây hai mươi mấy người ai bệnh mình cũng gọi người nhà lên chở về hoặc người đó còn tự lái xe được.”
Cô Trang Ngô không muốn bình luận chi tiết về vụ của bà Vang Lê, do chưa được phép của chủ nhân Ða Lạc Viên. Phóng viên báo Người Việt điện thoại tới phòng mạch nha khoa của người chủ nhân, thì nhân viên văn phòng cho biết người chủ đó không có mặt và nói rằng “Chuyện Ða Lạc Viên phải gọi Ða Lạc Viên.”
Tuy nhiên, theo những điều cô Trang Ngô có nói, và qua lời ông Huy, thì ông Huy có yêu cầu Ða Lạc Viên gọi cấp cứu. Ông nói, “Tôi kêu gọi 9-1-1 nhưng cô ấy từ chối. Cô ấy nói không sao đâu, để từ từ tính.”
Cô Trang Ngô lại cho rằng việc gọi 9-1-1 là không cần thiết. Cô nói với Người Việt, bà Vang không bị tai biến ở Ða Lạc Viên. Cô khẳng định bà Vang bị tai biến ở bệnh viện. “Một ngày sau chị ấy ở trong bệnh viện chị ấy mới trở bệnh,” cô nói. Cô giải thích lý do không gọi cấp cứu vì, “Gọi 9-1-1 trong khi chị ấy còn đi tiểu được, đi ra xe được mà gọi làm gì, mà chị ấy bị gì mà gọi đưa đi? Ðưa đi đâu mới được chứ?”
Cô cho biết chuyện gọi ông Huy lên chở bà Vang về, là chuyện bình thường tại Ða Lạc Viên, bởi, “Nhân viên ở đây hai mươi mấy người, ai bệnh mình cũng gọi người nhà lên chở về. Người nhà phải là người 'take care'.”
Khoảng nửa tiếng sau, thấy không an tâm, ông Huy gọi vào Ða Lạc Viên. Một nhân viên khác trả lời, ông yêu cầu mang điện thoại tới cho ông nói chuyện với bà Vang.
Ông hỏi, “Bà sao? Khỏe không? Nói chuyện tui nghe coi.” Theo lời ông Huy, bà Vang “nói chuyện không có power (sức), rất rời rạc, mặc dù là nói, 'Khỏe, khỏe, ok, ok, được rồi, không sao đâu.'” Tuy vậy, vẫn chưa ai gọi cấp cứu cho bà Vang.
Triệu chứng mắt lờ đờ, nói chuyện khó khăn
Nửa tiếng sau nữa, tức là một tiếng đồng hồ sau khi bà Vang có triệu chứng mệt, cô Trang lại gọi điện thoại cho ông Huy. Cô Trang từ chối không nói với báo Người Việt về chi tiết các cuộc điện thoại với ông Huy, nhưng ông Huy cho biết cô Trang “nói đại khái là sao em thấy mắt chỉ không có hồn nữa, nói chuyện hơi khó khăn.”
Một lần nữa, ông Huy yêu cầu cô Trang gọi cấp cứu 9-1-1, hoặc không thì gọi người chủ nhân tới. Cô Trang trả lời, “Bây giờ nếu em gọi thì em gọi trung tâm tâm thần đến.” Ông Huy sững sờ, “Vợ tui đâu có khùng điên đâu mà kêu trung tâm tâm thần đến!” Cô Trang bảo, “Vậy để chờ chút nữa.”
Lúc đó, ông Huy nói với cô Trang, “Cô không đưa đi không được đâu.” Ông nói vậy, nhưng sau khi cúp điện thoại chính ông Huy cũng không gọi cấp cứu 9-1-1. Khi được hỏi tại sao lúc đó chính ông không gọi 9-1-1, ông mới ngẩn ra. “Tui đâu có mặt ở đó đâu mà tui gọi,” ông trả lời. Như khá nhiều người khác, ông Huy tưởng nhầm rằng mình chỉ được gọi 9-1-1 khi mình có mặt tại chỗ thôi.
Nhưng ông Huy có làm thêm một việc, là điện thoại cho người chị ruột để hỏi ý kiến. Người chị này có kinh nghiệm trước đây có người thân bị tai biến mạch máu não. Bà bảo ông Huy: “Chết, vậy là nó bị stroke rồi đó.” Người chị nói ông Huy nên gấp rút chạy đến đưa bà Vang đi bệnh viện. “Khỏi chờ tụi nó nữa,” bà khuyên.
Tới khoảng 10 giờ 30, tức hơn 2 tiếng sau khi bà Vang có triệu chứng mệt, huyết áp lên cao, ông Huy có mặt tại Ða Lạc Viên, dìu bà vào nhà bếp lấy áo khoác và đi ra xe đến thẳng phòng cấp cứu bệnh viện Fountain Valley.
Cô Trang Ngô, thấy bà Vang ra xe khi chồng tới đón, cho rằng đó là bằng chứng bà không bị gì. Cô nói, “Chị còn đi được từ phòng PT (physical therapy room) ra xe chồng chị được mà sao ở đây gọi 9-1-1 được. Chị vẫn còn đi được từ phòng tập ra ngoài ngồi seat belt được.”
Cô Trang cho rằng bà Vang bị tai biến khi vào bệnh viện, không phải khi còn ở Ða Lạc Viên. “Ðến chiều mình vào trong đó thăm, chị còn nói chuyện được, còn giở tay giở chân được,” cô nói. Theo cô, phải tới hôm sau, “Thứ Bảy, chị mới bị stroke từ từ.”
Thời gian là vàng
Một bác sĩ, không liên quan đến vụ bà Vang, khi được hỏi ý kiến về stroke, khuyến cáo rằng dấu hiệu stroke đến chậm và điều quan trọng nhất là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói với báo Người Việt, “Ðối với stroke, thời gian là quan trọng nhất.”
“Thời gian là vàng,” Bác Sĩ Hoàng nói, và cách đối phó khi có người bị stroke là “gọi 9-1-1.”
Ông giải thích, “Stroke có hai loại: một loại là bị nghẽn mạch máu trong đầu, một loại là bị bể mạch máu. Khi mạch máu bị nghẹt thì máu không tới não được, tế bào não sẽ chết. Khi tế bào não càng chết nhiều thì tổn thương càng nhiều, hậu quả càng nặng. Do đó thời gian vào bệnh viện là quan trọng nhất. Bởi khi vô liền, người ta chụp hình thấy nghẹt thì người ta sẽ cho thuốc để nó thông đi. Loại thứ nhì là bị vỡ mạch máu, chảy máu ra và có thể gây chết. Do vậy, với tai biến mạch máu não, quan trọng nhất là gọi 9-1-1 ngay tức khắc. Trong một số trường hợp, khi mạch máu đã bể bên trong mà mình không biết cho uống aspirin thì sẽ gây chảy máu nhiều hơn. Tóm tắt là khi đã nghi bị stroke thì phải gọi ngay 9-1-1 không chần chờ gì hết.”
Bác Sĩ Hoàng nói thêm về cách nhận biết dấu hiệu của stroke: “Triệu chứng của stroke là bị yếu một bên người, hoặc nhức đầu kinh khủng, hoặc đang bình thường tự dưng nói không được, mắt giống như bị mù, hay bị tê hẳn một bên đi. Những triệu chứng đó thì người nào cũng nên biết.”
Bà Vang bị mệt, rồi “mắt không có hồn,” bị “nói chuyện hơi khó khăn,” nhưng không ai gọi 9-1-1.
Người manager tại Ða Lạc Viên không gọi 9-1-1 mà gọi người nhà tới đón về.
Người chồng không biết mình được phép gọi 9-1-1 từ xa mà tưởng chỉ có người tại chỗ mới có thể gọi 9-1-1.
Chính bà Vang cũng không biết mình đang bị stroke, dù nói chuyện yếu ớt, rất rời rạc, vẫn còn vấn an chồng rằng mọi chuyện “ok, được rồi, không sao đâu.”
Mới đây, trước ngày nghỉ lễ Thanksgiving, bà Vang còn phụ trách đưa thức ăn cho bệnh nhân trong Ða Lạc Viên, mà như ông Ngô Văn Qui, giám đốc sinh hoạt của trung tâm, nhận xét,”Vang là một người rất nhiệt tình, siêng năng vô cùng, và hết lòng với công việc.”
Vậy mà, chỉ thiếu một cú điện thoại, giờ đây, con người nhiệt tình đó đang cố gắng từng ngày tập thích nghi với một nửa cơ thể đã bị liệt, tới cả việc uống thuốc cũng phải có y tá giúp đỡ, muốn nói, muốn kể điều gì đó với những người đến thăm bà cũng chỉ ú ớ được những chữ không ai hiểu. Bất lực khi không thể nói, bà chỉ còn biết gục đầu vào cánh tay những người đến thăm, và khóc.
“Nếu gọi ngay lúc đó thì chắc không đến nỗi,” ông Huy nói.
Phải chi...
Ngọc Lan
Gần một tháng sau ngày bị tai biến mạch máu não mà không ai gọi cấp cứu, bà Vang Lê tiếp tục phải điều trị tại bệnh viện Fountain Valley; ảnh chụp ngày 22 Tháng Mười Hai, 2009. Bà hiện vẫn còn di chứng liệt nửa người bên phải và đang tập nói chuyện bằng những âm thanh không rõ chữ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Câu chuyện thương tâm này diễn ra trong một ngày bình thường, khi bà Vang Lê, 58 tuổi, đi làm tại trung tâm chăm sóc người cao niên Ða Lạc Viên tức Evergreen World ADHC ở thành phố Garden Grove. Bà Vang là một trong những nhân viên đầu tiên của trung tâm này ngay từ ngày đầu thành lập vào Tháng Ba, năm 2004. Nhiệm vụ chính của bà Vang là phục vụ thức ăn sáng và trưa cho những người đến sinh hoạt tại trung tâm.
Hôm đó là ngày Thứ Sáu sau lễ Thanksgiving. Chồng bà Vang là ông Huy Nguyễn chở bà tới chỗ làm lúc 7 giờ sáng. Bình thường bà Vang đi làm bằng xe bus, nhưng sợ sau ngày lễ khó đón xe nên ngày đó ông đưa bà đi.
Chỉ một tiếng sau khi vào sở làm, bà Vang có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não. Nhưng lúc đó dường như không ai biết bà bị tai biến.
Theo lời ông Huy Nguyễn kể lại với Người Việt, vào khoảng 8 giờ, cô Trang Ngô, giám đốc trung tâm Ða Lạc Viên, gọi điện thoại cho ông Huy nói ông lên chở bà Vang về vì “vợ anh lên tăng-xông.” Bà Vang bị cao huyết áp và cao mỡ trong máu từ hai năm nay, mỗi ngày đều mang thuốc theo, uống tại sở làm. Khi đó, cô Trang đích thân lấy thuốc cao huyết áp từ trong giỏ bà Vang cho bà uống để giảm huyết áp.
Ông Huy thì không cho rằng vợ bị lên cơn huyết áp, mà nghĩ ngay đến việc bà Vang có thể có nguy cơ bị “stroke,” ông bèn nói ngay trong điện thoại, “Cái gì mà tăng-xông, coi chừng bả bị stroke rồi đó. Cô để bả nằm trong đó làm gì, bây giờ gọi 9-1-1.” Cô Trang Ngô, tuy nhiên, nói với Người Việt rằng cô không nghĩ bà Vang bị tai biến, và cho biết, “Nhân viên ở đây hai mươi mấy người ai bệnh mình cũng gọi người nhà lên chở về hoặc người đó còn tự lái xe được.”
Cô Trang Ngô không muốn bình luận chi tiết về vụ của bà Vang Lê, do chưa được phép của chủ nhân Ða Lạc Viên. Phóng viên báo Người Việt điện thoại tới phòng mạch nha khoa của người chủ nhân, thì nhân viên văn phòng cho biết người chủ đó không có mặt và nói rằng “Chuyện Ða Lạc Viên phải gọi Ða Lạc Viên.”
Tuy nhiên, theo những điều cô Trang Ngô có nói, và qua lời ông Huy, thì ông Huy có yêu cầu Ða Lạc Viên gọi cấp cứu. Ông nói, “Tôi kêu gọi 9-1-1 nhưng cô ấy từ chối. Cô ấy nói không sao đâu, để từ từ tính.”
Cô Trang Ngô lại cho rằng việc gọi 9-1-1 là không cần thiết. Cô nói với Người Việt, bà Vang không bị tai biến ở Ða Lạc Viên. Cô khẳng định bà Vang bị tai biến ở bệnh viện. “Một ngày sau chị ấy ở trong bệnh viện chị ấy mới trở bệnh,” cô nói. Cô giải thích lý do không gọi cấp cứu vì, “Gọi 9-1-1 trong khi chị ấy còn đi tiểu được, đi ra xe được mà gọi làm gì, mà chị ấy bị gì mà gọi đưa đi? Ðưa đi đâu mới được chứ?”
Cô cho biết chuyện gọi ông Huy lên chở bà Vang về, là chuyện bình thường tại Ða Lạc Viên, bởi, “Nhân viên ở đây hai mươi mấy người, ai bệnh mình cũng gọi người nhà lên chở về. Người nhà phải là người 'take care'.”
Khoảng nửa tiếng sau, thấy không an tâm, ông Huy gọi vào Ða Lạc Viên. Một nhân viên khác trả lời, ông yêu cầu mang điện thoại tới cho ông nói chuyện với bà Vang.
Ông hỏi, “Bà sao? Khỏe không? Nói chuyện tui nghe coi.” Theo lời ông Huy, bà Vang “nói chuyện không có power (sức), rất rời rạc, mặc dù là nói, 'Khỏe, khỏe, ok, ok, được rồi, không sao đâu.'” Tuy vậy, vẫn chưa ai gọi cấp cứu cho bà Vang.
Triệu chứng mắt lờ đờ, nói chuyện khó khăn
Nửa tiếng sau nữa, tức là một tiếng đồng hồ sau khi bà Vang có triệu chứng mệt, cô Trang lại gọi điện thoại cho ông Huy. Cô Trang từ chối không nói với báo Người Việt về chi tiết các cuộc điện thoại với ông Huy, nhưng ông Huy cho biết cô Trang “nói đại khái là sao em thấy mắt chỉ không có hồn nữa, nói chuyện hơi khó khăn.”
Một lần nữa, ông Huy yêu cầu cô Trang gọi cấp cứu 9-1-1, hoặc không thì gọi người chủ nhân tới. Cô Trang trả lời, “Bây giờ nếu em gọi thì em gọi trung tâm tâm thần đến.” Ông Huy sững sờ, “Vợ tui đâu có khùng điên đâu mà kêu trung tâm tâm thần đến!” Cô Trang bảo, “Vậy để chờ chút nữa.”
Lúc đó, ông Huy nói với cô Trang, “Cô không đưa đi không được đâu.” Ông nói vậy, nhưng sau khi cúp điện thoại chính ông Huy cũng không gọi cấp cứu 9-1-1. Khi được hỏi tại sao lúc đó chính ông không gọi 9-1-1, ông mới ngẩn ra. “Tui đâu có mặt ở đó đâu mà tui gọi,” ông trả lời. Như khá nhiều người khác, ông Huy tưởng nhầm rằng mình chỉ được gọi 9-1-1 khi mình có mặt tại chỗ thôi.
Nhưng ông Huy có làm thêm một việc, là điện thoại cho người chị ruột để hỏi ý kiến. Người chị này có kinh nghiệm trước đây có người thân bị tai biến mạch máu não. Bà bảo ông Huy: “Chết, vậy là nó bị stroke rồi đó.” Người chị nói ông Huy nên gấp rút chạy đến đưa bà Vang đi bệnh viện. “Khỏi chờ tụi nó nữa,” bà khuyên.
Tới khoảng 10 giờ 30, tức hơn 2 tiếng sau khi bà Vang có triệu chứng mệt, huyết áp lên cao, ông Huy có mặt tại Ða Lạc Viên, dìu bà vào nhà bếp lấy áo khoác và đi ra xe đến thẳng phòng cấp cứu bệnh viện Fountain Valley.
Cô Trang Ngô, thấy bà Vang ra xe khi chồng tới đón, cho rằng đó là bằng chứng bà không bị gì. Cô nói, “Chị còn đi được từ phòng PT (physical therapy room) ra xe chồng chị được mà sao ở đây gọi 9-1-1 được. Chị vẫn còn đi được từ phòng tập ra ngoài ngồi seat belt được.”
Cô Trang cho rằng bà Vang bị tai biến khi vào bệnh viện, không phải khi còn ở Ða Lạc Viên. “Ðến chiều mình vào trong đó thăm, chị còn nói chuyện được, còn giở tay giở chân được,” cô nói. Theo cô, phải tới hôm sau, “Thứ Bảy, chị mới bị stroke từ từ.”
Thời gian là vàng
Một bác sĩ, không liên quan đến vụ bà Vang, khi được hỏi ý kiến về stroke, khuyến cáo rằng dấu hiệu stroke đến chậm và điều quan trọng nhất là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói với báo Người Việt, “Ðối với stroke, thời gian là quan trọng nhất.”
“Thời gian là vàng,” Bác Sĩ Hoàng nói, và cách đối phó khi có người bị stroke là “gọi 9-1-1.”
Ông giải thích, “Stroke có hai loại: một loại là bị nghẽn mạch máu trong đầu, một loại là bị bể mạch máu. Khi mạch máu bị nghẹt thì máu không tới não được, tế bào não sẽ chết. Khi tế bào não càng chết nhiều thì tổn thương càng nhiều, hậu quả càng nặng. Do đó thời gian vào bệnh viện là quan trọng nhất. Bởi khi vô liền, người ta chụp hình thấy nghẹt thì người ta sẽ cho thuốc để nó thông đi. Loại thứ nhì là bị vỡ mạch máu, chảy máu ra và có thể gây chết. Do vậy, với tai biến mạch máu não, quan trọng nhất là gọi 9-1-1 ngay tức khắc. Trong một số trường hợp, khi mạch máu đã bể bên trong mà mình không biết cho uống aspirin thì sẽ gây chảy máu nhiều hơn. Tóm tắt là khi đã nghi bị stroke thì phải gọi ngay 9-1-1 không chần chờ gì hết.”
Bác Sĩ Hoàng nói thêm về cách nhận biết dấu hiệu của stroke: “Triệu chứng của stroke là bị yếu một bên người, hoặc nhức đầu kinh khủng, hoặc đang bình thường tự dưng nói không được, mắt giống như bị mù, hay bị tê hẳn một bên đi. Những triệu chứng đó thì người nào cũng nên biết.”
Bà Vang bị mệt, rồi “mắt không có hồn,” bị “nói chuyện hơi khó khăn,” nhưng không ai gọi 9-1-1.
Người manager tại Ða Lạc Viên không gọi 9-1-1 mà gọi người nhà tới đón về.
Người chồng không biết mình được phép gọi 9-1-1 từ xa mà tưởng chỉ có người tại chỗ mới có thể gọi 9-1-1.
Chính bà Vang cũng không biết mình đang bị stroke, dù nói chuyện yếu ớt, rất rời rạc, vẫn còn vấn an chồng rằng mọi chuyện “ok, được rồi, không sao đâu.”
Mới đây, trước ngày nghỉ lễ Thanksgiving, bà Vang còn phụ trách đưa thức ăn cho bệnh nhân trong Ða Lạc Viên, mà như ông Ngô Văn Qui, giám đốc sinh hoạt của trung tâm, nhận xét,”Vang là một người rất nhiệt tình, siêng năng vô cùng, và hết lòng với công việc.”
Vậy mà, chỉ thiếu một cú điện thoại, giờ đây, con người nhiệt tình đó đang cố gắng từng ngày tập thích nghi với một nửa cơ thể đã bị liệt, tới cả việc uống thuốc cũng phải có y tá giúp đỡ, muốn nói, muốn kể điều gì đó với những người đến thăm bà cũng chỉ ú ớ được những chữ không ai hiểu. Bất lực khi không thể nói, bà chỉ còn biết gục đầu vào cánh tay những người đến thăm, và khóc.
“Nếu gọi ngay lúc đó thì chắc không đến nỗi,” ông Huy nói.
Phải chi...
Ngọc Lan