Sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi là triệu chứng chung của viêm mũi dị ứng. Bất kỳ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng nhiều nhất là tuổi thiếu niên từ 12-15 tuổi.
Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc mũi, biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng được phân thành viêm mũi dị ứng theo mùa (thường là mùa xuân, thu) và viêm mũi dị ứng kinh diễn (còn gọi là mạn tính, xảy ra thường xuyên), tùy thuộc vào diễn biến của các giai đoạn có triệu chứng.
Sinh bệnh học có thể do di truyền, phơi nhiễm dị nguyên (phấn hoa, bụi nhà, nấm, cỏ dại, hóa chất, mùi vị, lông thú, bọ...), phát triển do quá trình viêm tăng bạch cầu ái toan, phản ứng của cơ quan đích... Các dưỡng bào (mastocyte) được hoạt hóa bởi kháng nguyên và sự mất hạt của dưỡng bào dẫn đến giải phóng và tạo ra các hóa chất trung gian (histamin, kinin, prostaglandin, leucotrien...) gây ra các triệu chứng dị ứng.
Phấn hoa là một yếu tố gây viêm mũi dị ứng.
Mũi thường chảy nước trong, phù nề. Chảy nước mắt, mi dưới mắt sung huyết (quầng dị ứng). Có khi kèm theo đau đầu, viêm xoang, viêm tai giữa.
Để chẩn đoán chính xác cần thăm khám kỹ mắt, mũi, tai, phổi, da. Làm các xét nghiệm như nhuộm chất tiết mũi, các test da (thử nghiệm chính để xác định), xét nghiệm IgE, Xquang xoang, soi mũi trực tiếp...
Viêm mũi dị ứng cần dùng thuốc gì?
- Thuốc kháng histamin: Thuốc làm giảm chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, ít hơn với nghẹt mũi. Vì vậy thuốc có tác dụng với viêm mũi dị ứng nhẹ. Nhiều thuốc đã quen dùng như diphenhydramin, chlorpheniramin, hydroxyzin, clemastin và sau này có các thuốc astemizol, cetirizin, loratidin, terfenadin, acrivastin... (trong số này có thuốc đã rút khỏi thị trường do tác dụng phụ với tim). Azelastin, levocabastin cũng đang được bán trên thị trường.
Thuốc được bào chế có thể đơn chất và phối hợp, thường được dùng trong các trường hợp viêm mũi cấp do cảm sốt cúm, tỏ ra có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Thuốc không dùng cho người bị bệnh gan và thận.
- Thuốc chống sung huyết: Chủ vận nhận alpha - adrenalin tại chỗ gây co mạch niêm mạc mũi, làm giảm nhanh chóng nghẹt mũi. Có 2 thuốc thường được dùng: phenylpropanolamin và psendoephedrin. Tuy nhiên hai thuốc này có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đặc biệt với người tăng huyết áp, bệnh tim, động kinh, cường giáp, người đang dùng IMAO. Thuốc lại gây mất ngủ và dễ kích thích gây viêm mũi (sung huyết hồi ứng), do vậy chỉ dùng trong trường hợp cấp tính và không quá 3 ngày.
Cả 2 loại thuốc trên đây thường hay phối hợp với nhau hoặc với một thuốc khác như paracetamol tạo thành thuốc chống cảm cúm, viêm mũi dị ứng rất quen thuộc bán trên thị trường.
Ngoài ra còn các thuốc nhỏ, phun tại chỗ như naphazolin, xylometazolin... ít có hiệu lực rõ rệt với viêm mũi dị ứng mà còn phải cảnh giác do tăng huyết áp của nó.
- Thuốc corticosteroid: Các thuốc được dùng nhiều là bedomethason, flunisolid, fluticason, budesonid, triamcinolon... được dùng cho các trường hợp viêm mũi dị ứng kinh diễn, hay tái đi tái lại trong các lúc chuyển mùa, kháng viêm mạnh, ít có tác dụng phụ toàn thân, làm giảm nhanh chóng hiện tượng chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.
Thuốc được bào chế dưới dạng xịt, rất tiện lợi. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Ngoài 3 thuốc trên còn cromolyn (muối natri của cromoglici cacid) một chất ổn định dưỡng bào, ngăn ngừa quá trình giải phóng các chất trung gian hóa học. Thuốc được dùng dự phòng trước khi phát ra các triệu chứng hoặc dự phòng phơi nhiễm.
Ipratropium Brtt xịt trong trường hợp chảy nước mũi do làm co mạch niêm mạc mũi.
Lời khuyên
- Nếu viêm mũi cấp tính (sốt, cảm cúm, chảy nước mũi, nghẹt mũi) thì nên dùng thuốc kháng histamin là đủ như các biệt dược calmezin, aceramin, hacold, pamin...
- Nếu viêm mũi dị ứng thì nên dùng các thuốc corticosteroid xịt - đó là một thuốc đặc trị có thể khỏi bệnh nếu tuân thủ đúng liệu trình. Thuốc dùng khá tốt với các trường hợp trẻ từ 12 tuổi trở lên bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Điển hình là thuốc seretide, phối hợp hai chất chống dị ứng và co thắt phế quản là fluticanson và salbutamol.
- Không nên dùng thuốc chống sung huyết vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó (dù là thuốc phối hợp) lợi ích thì ít mà tác hại thì nhiều.
- Không nên dùng kháng sinh nếu không có bội nhiễm. Lưu ý chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
DS. Phạm Thiệp
________________________
Người thành công luôn rèn luyện và nuôi dưỡng để Trí tuệ và Nhân cách phát triển.
Người thất bại nuôi dưỡng 1 thân xác to hơn với 1 Nhân cách nhỏ hơn.
Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc mũi, biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng được phân thành viêm mũi dị ứng theo mùa (thường là mùa xuân, thu) và viêm mũi dị ứng kinh diễn (còn gọi là mạn tính, xảy ra thường xuyên), tùy thuộc vào diễn biến của các giai đoạn có triệu chứng.
Sinh bệnh học có thể do di truyền, phơi nhiễm dị nguyên (phấn hoa, bụi nhà, nấm, cỏ dại, hóa chất, mùi vị, lông thú, bọ...), phát triển do quá trình viêm tăng bạch cầu ái toan, phản ứng của cơ quan đích... Các dưỡng bào (mastocyte) được hoạt hóa bởi kháng nguyên và sự mất hạt của dưỡng bào dẫn đến giải phóng và tạo ra các hóa chất trung gian (histamin, kinin, prostaglandin, leucotrien...) gây ra các triệu chứng dị ứng.
Phấn hoa là một yếu tố gây viêm mũi dị ứng.
Mũi thường chảy nước trong, phù nề. Chảy nước mắt, mi dưới mắt sung huyết (quầng dị ứng). Có khi kèm theo đau đầu, viêm xoang, viêm tai giữa.
Để chẩn đoán chính xác cần thăm khám kỹ mắt, mũi, tai, phổi, da. Làm các xét nghiệm như nhuộm chất tiết mũi, các test da (thử nghiệm chính để xác định), xét nghiệm IgE, Xquang xoang, soi mũi trực tiếp...
Viêm mũi dị ứng cần dùng thuốc gì?
- Thuốc kháng histamin: Thuốc làm giảm chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, ít hơn với nghẹt mũi. Vì vậy thuốc có tác dụng với viêm mũi dị ứng nhẹ. Nhiều thuốc đã quen dùng như diphenhydramin, chlorpheniramin, hydroxyzin, clemastin và sau này có các thuốc astemizol, cetirizin, loratidin, terfenadin, acrivastin... (trong số này có thuốc đã rút khỏi thị trường do tác dụng phụ với tim). Azelastin, levocabastin cũng đang được bán trên thị trường.
Thuốc được bào chế có thể đơn chất và phối hợp, thường được dùng trong các trường hợp viêm mũi cấp do cảm sốt cúm, tỏ ra có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Thuốc không dùng cho người bị bệnh gan và thận.
- Thuốc chống sung huyết: Chủ vận nhận alpha - adrenalin tại chỗ gây co mạch niêm mạc mũi, làm giảm nhanh chóng nghẹt mũi. Có 2 thuốc thường được dùng: phenylpropanolamin và psendoephedrin. Tuy nhiên hai thuốc này có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đặc biệt với người tăng huyết áp, bệnh tim, động kinh, cường giáp, người đang dùng IMAO. Thuốc lại gây mất ngủ và dễ kích thích gây viêm mũi (sung huyết hồi ứng), do vậy chỉ dùng trong trường hợp cấp tính và không quá 3 ngày.
Cả 2 loại thuốc trên đây thường hay phối hợp với nhau hoặc với một thuốc khác như paracetamol tạo thành thuốc chống cảm cúm, viêm mũi dị ứng rất quen thuộc bán trên thị trường.
Ngoài ra còn các thuốc nhỏ, phun tại chỗ như naphazolin, xylometazolin... ít có hiệu lực rõ rệt với viêm mũi dị ứng mà còn phải cảnh giác do tăng huyết áp của nó.
- Thuốc corticosteroid: Các thuốc được dùng nhiều là bedomethason, flunisolid, fluticason, budesonid, triamcinolon... được dùng cho các trường hợp viêm mũi dị ứng kinh diễn, hay tái đi tái lại trong các lúc chuyển mùa, kháng viêm mạnh, ít có tác dụng phụ toàn thân, làm giảm nhanh chóng hiện tượng chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.
Thuốc được bào chế dưới dạng xịt, rất tiện lợi. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Ngoài 3 thuốc trên còn cromolyn (muối natri của cromoglici cacid) một chất ổn định dưỡng bào, ngăn ngừa quá trình giải phóng các chất trung gian hóa học. Thuốc được dùng dự phòng trước khi phát ra các triệu chứng hoặc dự phòng phơi nhiễm.
Ipratropium Brtt xịt trong trường hợp chảy nước mũi do làm co mạch niêm mạc mũi.
Lời khuyên
- Nếu viêm mũi cấp tính (sốt, cảm cúm, chảy nước mũi, nghẹt mũi) thì nên dùng thuốc kháng histamin là đủ như các biệt dược calmezin, aceramin, hacold, pamin...
- Nếu viêm mũi dị ứng thì nên dùng các thuốc corticosteroid xịt - đó là một thuốc đặc trị có thể khỏi bệnh nếu tuân thủ đúng liệu trình. Thuốc dùng khá tốt với các trường hợp trẻ từ 12 tuổi trở lên bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Điển hình là thuốc seretide, phối hợp hai chất chống dị ứng và co thắt phế quản là fluticanson và salbutamol.
- Không nên dùng thuốc chống sung huyết vì tác dụng phụ nguy hiểm của nó (dù là thuốc phối hợp) lợi ích thì ít mà tác hại thì nhiều.
- Không nên dùng kháng sinh nếu không có bội nhiễm. Lưu ý chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
DS. Phạm Thiệp
________________________
Người thành công luôn rèn luyện và nuôi dưỡng để Trí tuệ và Nhân cách phát triển.
Người thất bại nuôi dưỡng 1 thân xác to hơn với 1 Nhân cách nhỏ hơn.