Yến sào tức tổ chim yến (Nidus collocaliae), còn gọi là yến oa.
- Yến sào được ghi nhận có các tác dụng: bồi bổ cơ thể, bồi dưỡng khí huyết cho người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, tăng cường khí lực, trợ tiêu hoá giúp ăn uống ngon hơn. Yến sào còn có lợi cho da, tiếng nói, cầm máu trong các bệnh có xuất huyết, chữa bệnh đường hô hấp, kích thích hoạt động thần kinh, kích thích sinh trưởng tế bào. Theo đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng dưỡng phế âm, tiêu đàm, chỉ khái (làm hết ho) bổ sung ích khí. Thường dùng trong các trường hợp cơ thể hư nhược, phế âm hư gây ho ra máu, hen suyễn, ho lao, sốt rét lâu ngày, kiết lỵ môn tính, đau dạ dày.
- Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc, chưng cách thuỷ. Nếu sắc thì cho vào túi vải thêm nước vào đun sôi, để lắng mà uống. Ngoài ra còn dùng ở dạng nấu chè (với hạt sen, đậu xanh, đường phèn), nấu xúp (với vi cá, hạt sen, táo tàu, tôm môn, mộc nhĩ, nấm hương…)
Khi nào không nên:
- Những người đang bị ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, sốt cao thì không nên dùng yến sào.
- Người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
Lương y Đinh Công Bảy
- Yến sào được ghi nhận có các tác dụng: bồi bổ cơ thể, bồi dưỡng khí huyết cho người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy, tăng cường khí lực, trợ tiêu hoá giúp ăn uống ngon hơn. Yến sào còn có lợi cho da, tiếng nói, cầm máu trong các bệnh có xuất huyết, chữa bệnh đường hô hấp, kích thích hoạt động thần kinh, kích thích sinh trưởng tế bào. Theo đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng dưỡng phế âm, tiêu đàm, chỉ khái (làm hết ho) bổ sung ích khí. Thường dùng trong các trường hợp cơ thể hư nhược, phế âm hư gây ho ra máu, hen suyễn, ho lao, sốt rét lâu ngày, kiết lỵ môn tính, đau dạ dày.
- Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc, chưng cách thuỷ. Nếu sắc thì cho vào túi vải thêm nước vào đun sôi, để lắng mà uống. Ngoài ra còn dùng ở dạng nấu chè (với hạt sen, đậu xanh, đường phèn), nấu xúp (với vi cá, hạt sen, táo tàu, tôm môn, mộc nhĩ, nấm hương…)
Khi nào không nên:
- Những người đang bị ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, sốt cao thì không nên dùng yến sào.
- Người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
Lương y Đinh Công Bảy