Hướng và cách sắp xếp, bố trí trong bếp
Bếp là nơi chế biến thức ăn, tại đây thường xuyên có nhiều loại thực phẩm chưa chế biến, là môi trường rất thuận tiện cho các loại vi khuẩn độc hại tập trung và phát triển. Hầu hết các loại vi khuẩn độc hại đều thích những nơi nhiều bóng tối và ít không khí.
Nếu nhà bếp chật chội, thiếu ánh sáng, chúng có thể tồn tại rất lâu và sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng. Ngược lại nếu bếp thoáng khí và có ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, nhiều loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ sau 15 phút. Do đó bếp nên được bố trí tại những chỗ thông thoáng, có nhiều ánh sáng.
Các dụng cụ, đồ đạc trong bếp phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có khoảng cách, không nên để chồng chéo lên nhau. Không để trong bếp các sản phẩm không phải thực phẩm như thuốc, chất tẩy rửa, xăng, dầu hỏa... Các tủ đựng bát, đĩa và thức ăn nên bố trí nơi có ánh sáng.
Chuẩn bị thức ăn
Việc chuẩn bị thức ăn trước khi nấu cũng cần sắp xếp một cách khoa học. Những thức ăn mặn nên chuẩn bị và nấu đầu tiên. Nên chế biến vừa đủ ăn trong ngày. Bởi thức ăn còn lại để đến ngày hôm sau rất dễ bị thiu, nhất là trong những ngày nóng. Còn nếu hâm lại hoặc để trong tủ lạnh để bảo đảm vệ sinh thì thức ăn sẽ mất đi hương vị thơm ngon vốn có.
Để tránh ngộ độc dư lượng thuốc trừ sâu, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên ngâm rau, củ, quả khoảng vài giờ trong nước trước khi chế biến. Ngược lại các nhà dinh dưỡng học nói rằng nếu càng để lâu, đặc biệt là ngâm trong nước, thì hàm lượng các loại vitamin trong rau quả càng giảm. Thật khó cho người nội trợ chọn cách giải quyết.
Do đó, tốt nhất là cần chú ý khi mua rau, nên chọn những loại rau sạch, những loại rau đừng quá xanh tốt, vì có thể đã sử dụng nhiều thuốc kích thích. Sau đó nên rửa trong những thau chậu lớn, đựng được nhiều nước, rửa nhiều lần. Nếu có điều kiện thì rửa dưới vòi nước chảy, hoặc rửa lại dưới vòi nước chảy ít phút. Các loại rau ăn sống thì nên ngâm thuốc tím hoặc nhúng sơ qua nước sôi.
Đối với các loại thịt, cá, khi chế biến phải dùng thớt thì nên chọn các loại thớt gỗ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cùng một cách dùng, cách xử lý vệ sinh sau khi chế biến, nhưng số lượng vi khuẩn trên bề mặt các thớt bằng nhựa cao hơn nhiều và tồn tại lâu hơn so với các thớt bằng gỗ. Không phải tự nhiên mà cha ông ta ngày xưa thường chọn gỗ me hoặc gỗ nghiến làm thớt. Gỗ me cứng, ít mùn, có thể sử dụng lâu mà không bị mốc. Trong gỗ me có những hoạt chất có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Một điều cần lưu ý, nên có các thớt khác nhau để dùng riêng cho thức ăn chín, thức ăn sống. Không nên sử dụng chung, bởi dù có rửa sạch thì cũng không loại bỏ hết các loại vi khuẩn nằm trong các kẽ thớt hoặc các lỗ nhỏ trên bề mặt thớt. Mặt khác, sau khi rửa nên phơi thớt ra ngoài ánh nắng mặt trời vì xà phòng không thể tiêu diệt được một số vi khuẩn chịu được môi trường kiềm và đặc biệt là các loại nấm mốc.
Ngoài ra, tất cả các dụng cụ dùng trong bếp phải luôn được lau chùi rửa ráy sạch sẽ và phơi nắng. Nếu không có điều kiện phơi hằng ngày thì cố gắng ít nhất một tuần một lần. Các dụng cụ nhà bếp như dao, thớt, rổ, rá, bát, đĩa... càng nhiều càng tốt.
Giữ vệ sinh khu vực nấu ăn
Thông thường sau khi chế biến, sau mỗi bữa ăn mọi người đều rửa chén đĩa, lau dọn sạch sẽ. Song, ít người chú ý đến việc lau chùi các bồn rửa và rổ chứa rác, ống thoát nước... đây chính là khu định cư của các loại vi khuẩn hiếu khí gây các loại bệnh đường ruột. Đối với các bồn rửa có chỗ hứng rác thì đơn giản. Mỗi ngày nên lôi ra lau chùi cọ rửa bằng xà phòng, nhớ khoắng bàn chải xuống phần ống thoát nước để chùi sạch các mảng bám đen, đó chính là nơi chứa vi khuẩn. Còn đối với các loại bồn rửa khác, lâu lâu nên tháo ra cọ rửa thật sạch sẽ. Những khu bếp chật chội nên để quạt hút gió hoặc thông gió.
Thực tế cho thấy, sau khi xảy ra các vụ ngộ độc tập thể, kiểm tra các nhà bếp, các cơ quan chức năng đã phát hiện những tình trạng mất vệ sinh trầm trọng: Các khu chế biến thức ăn chật chội, các dụng cụ chế biến dùng chung giữa thực phẩm sống và chín, các kho chứa thực phẩm lưu cữu lâu ngày, không được dọn dẹp...
Như vậy rõ ràng rằng, để bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm, những cái bếp của mỗi gia đình nói riêng và những cái bếp tập thể nói chung phải luôn sạch sẽ, tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bếp là nơi chế biến thức ăn, tại đây thường xuyên có nhiều loại thực phẩm chưa chế biến, là môi trường rất thuận tiện cho các loại vi khuẩn độc hại tập trung và phát triển. Hầu hết các loại vi khuẩn độc hại đều thích những nơi nhiều bóng tối và ít không khí.
Nếu nhà bếp chật chội, thiếu ánh sáng, chúng có thể tồn tại rất lâu và sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng. Ngược lại nếu bếp thoáng khí và có ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, nhiều loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ sau 15 phút. Do đó bếp nên được bố trí tại những chỗ thông thoáng, có nhiều ánh sáng.
Các dụng cụ, đồ đạc trong bếp phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có khoảng cách, không nên để chồng chéo lên nhau. Không để trong bếp các sản phẩm không phải thực phẩm như thuốc, chất tẩy rửa, xăng, dầu hỏa... Các tủ đựng bát, đĩa và thức ăn nên bố trí nơi có ánh sáng.
Chuẩn bị thức ăn
Việc chuẩn bị thức ăn trước khi nấu cũng cần sắp xếp một cách khoa học. Những thức ăn mặn nên chuẩn bị và nấu đầu tiên. Nên chế biến vừa đủ ăn trong ngày. Bởi thức ăn còn lại để đến ngày hôm sau rất dễ bị thiu, nhất là trong những ngày nóng. Còn nếu hâm lại hoặc để trong tủ lạnh để bảo đảm vệ sinh thì thức ăn sẽ mất đi hương vị thơm ngon vốn có.
Để tránh ngộ độc dư lượng thuốc trừ sâu, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên ngâm rau, củ, quả khoảng vài giờ trong nước trước khi chế biến. Ngược lại các nhà dinh dưỡng học nói rằng nếu càng để lâu, đặc biệt là ngâm trong nước, thì hàm lượng các loại vitamin trong rau quả càng giảm. Thật khó cho người nội trợ chọn cách giải quyết.
Do đó, tốt nhất là cần chú ý khi mua rau, nên chọn những loại rau sạch, những loại rau đừng quá xanh tốt, vì có thể đã sử dụng nhiều thuốc kích thích. Sau đó nên rửa trong những thau chậu lớn, đựng được nhiều nước, rửa nhiều lần. Nếu có điều kiện thì rửa dưới vòi nước chảy, hoặc rửa lại dưới vòi nước chảy ít phút. Các loại rau ăn sống thì nên ngâm thuốc tím hoặc nhúng sơ qua nước sôi.
Đối với các loại thịt, cá, khi chế biến phải dùng thớt thì nên chọn các loại thớt gỗ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cùng một cách dùng, cách xử lý vệ sinh sau khi chế biến, nhưng số lượng vi khuẩn trên bề mặt các thớt bằng nhựa cao hơn nhiều và tồn tại lâu hơn so với các thớt bằng gỗ. Không phải tự nhiên mà cha ông ta ngày xưa thường chọn gỗ me hoặc gỗ nghiến làm thớt. Gỗ me cứng, ít mùn, có thể sử dụng lâu mà không bị mốc. Trong gỗ me có những hoạt chất có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Một điều cần lưu ý, nên có các thớt khác nhau để dùng riêng cho thức ăn chín, thức ăn sống. Không nên sử dụng chung, bởi dù có rửa sạch thì cũng không loại bỏ hết các loại vi khuẩn nằm trong các kẽ thớt hoặc các lỗ nhỏ trên bề mặt thớt. Mặt khác, sau khi rửa nên phơi thớt ra ngoài ánh nắng mặt trời vì xà phòng không thể tiêu diệt được một số vi khuẩn chịu được môi trường kiềm và đặc biệt là các loại nấm mốc.
Ngoài ra, tất cả các dụng cụ dùng trong bếp phải luôn được lau chùi rửa ráy sạch sẽ và phơi nắng. Nếu không có điều kiện phơi hằng ngày thì cố gắng ít nhất một tuần một lần. Các dụng cụ nhà bếp như dao, thớt, rổ, rá, bát, đĩa... càng nhiều càng tốt.
Giữ vệ sinh khu vực nấu ăn
Thông thường sau khi chế biến, sau mỗi bữa ăn mọi người đều rửa chén đĩa, lau dọn sạch sẽ. Song, ít người chú ý đến việc lau chùi các bồn rửa và rổ chứa rác, ống thoát nước... đây chính là khu định cư của các loại vi khuẩn hiếu khí gây các loại bệnh đường ruột. Đối với các bồn rửa có chỗ hứng rác thì đơn giản. Mỗi ngày nên lôi ra lau chùi cọ rửa bằng xà phòng, nhớ khoắng bàn chải xuống phần ống thoát nước để chùi sạch các mảng bám đen, đó chính là nơi chứa vi khuẩn. Còn đối với các loại bồn rửa khác, lâu lâu nên tháo ra cọ rửa thật sạch sẽ. Những khu bếp chật chội nên để quạt hút gió hoặc thông gió.
Thực tế cho thấy, sau khi xảy ra các vụ ngộ độc tập thể, kiểm tra các nhà bếp, các cơ quan chức năng đã phát hiện những tình trạng mất vệ sinh trầm trọng: Các khu chế biến thức ăn chật chội, các dụng cụ chế biến dùng chung giữa thực phẩm sống và chín, các kho chứa thực phẩm lưu cữu lâu ngày, không được dọn dẹp...
Như vậy rõ ràng rằng, để bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm, những cái bếp của mỗi gia đình nói riêng và những cái bếp tập thể nói chung phải luôn sạch sẽ, tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm.