Bệnh tim mạch là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bà mẹ mang thai (nhiễm trùng, tăng huyết áp do thai kỳ và xuất huyết).
Sự stress sinh lý khi mang thai và sinh nở thường nặng nề ở người mẹ có bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong cho cả mẹ và con. Nói chung, tiên lượng cho bà mẹ bị bệnh tim mà mang thai thì tốt nhưng phải được theo dõi thường xuyên và cẩn thận. Sự mất bù chức năng tim chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho bà mẹ. Tỉ lệ tử vong ở trẻ tăng lên cùng với sự mất bù do mắc kẹt trong tử cung, tình trạng thiếu oxy và sự tăng khí CO2 trong máu còn gây sẩy thai hoặc sinh non.
Nguyên nhân và tần suất mắc bệnh
Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai có bệnh tim nhưng tần suất ngày càng tăng, do những tiến bộ y khoa ngày nay cho phép nhiều phụ nữ bệnh tim được mang thai, chẳng hạn như bệnh tim do thấp (hiện diện trên 80% bệnh nhân bị biến chứng tim mạch) hoặc bệnh tim bẩm sinh (hiện diện ở 10- 15% bệnh nhân) sẽ có cơ may được sinh con so với trước đây là không được phép. Bệnh mạch vành ước tính khoảng 2% các biến chứng tim mạch.
Tim mắc bệnh tất nhiên vào một thời điểm nào đó không đáp ứng đủ nhu cầu bình thường của người mang thai: tăng lên 25% cung lượng tim, tăng thể tích tuần hoàn lên 40-50%, tăng nhu cầu oxy, tích tụ nước và muối, tăng cân và những biến đổi huyết động học khác trong thai kỳ. Những thay đổi sinh lý học này thường dẫn đến tình trạng suy tim so với tuần hoàn tương ứng (mất bù). Sự mất bù (không đáp ứng đủ nhu cầu) nhiều ít tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh tim và chức năng còn lại của tim bị bệnh khi bắt đầu mang thai.
Biểu hiện triệu chứng trong khi mang thai
Triệu chứng nổi bật của người phụ nữ có bệnh tim khi mang thai là sự nổi rõ lên của tĩnh mạch cảnh, các tiếng thổi ở tim (tiếng thổi tâm trương), ứ đọng dịch ở đáy phổi, sự lớn của tim (phát hiện trên phim Xquang) và tình trạng rối loạn của nhịp tim (nhịp nhanh xoang hoặc cơn nhịp nhanh nhĩ kịch phát). Những bất thường đặc trưng khác là xanh tím, tiếng cọ màng tim, sự chậm trễ của mạch đập... Sự mất bù của tim có thể phát triển nhanh chóng hay chỉ từ từ với dấu hiệu ứ dịch ở đáy phổi. Khi tiến triển có thể gây phù, tăng khó thở khi gắng sức, hồi hộp, mệt và có thể khái huyết (ho ra máu).
Chẩn đoán bệnh tim khi mang thai
Thầy thuốc khám bệnh sẽ dựa vào âm thổi tâm trương, sự lớn của tim, các rối loạn nhịp... để nghi ngờ mắc bệnh tim mạch trước đó. Xác định độ nặng – nhẹ của bệnh cần thiết phải làm điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc các xét nghiệm chuyên sâu khác. Trên Xquang lồng ngực có thể phát hiện tim to và sung huyết phổi. Các biện pháp thăm dò tim mạch xâm lấn nên được trì hoãn đến sau khi sinh, trừ trường hợp quá cần thiết. Việc chụp hình với tia X phải thật cẩn trọng ở bệnh nhân có thai, vì có thể gây hại cho thai nhi.
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của việc điều trị trước khi sinh là giúp chống lại biến chứng và hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh, nghỉ ngơi tránh gắng sức là lời khuyên đầu tiên dành cho các bà mẹ mang thai có bệnh tim. Những thời điểm cần thiết là phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ các rối loạn chức năng tim mạch, khi bệnh nhân có rối loạn chức năng tim trung bình hoặc có triệu hứng của sự mất bù, nhiễm độc thai nghén hay bị nhiễm trùng. Những phụ nữ lớn tuổi hoặc có tình trạng mất bù trước khi mang thai thì cần thiết phải nhập viện và nghỉ ngơi tại giường trong thời gian mang thai.
Khi cần phải dùng thuốc điều trị thì nên chọn lựa những thuốc có độ an toàn cao nhất cho thai nhi và với liều lượng thấp nhất có thể đạt hiệu quả, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng có hại cho thai. Thuốc lợi tiểu và thuốc làm tăng huyết áp, thể tích máu hoặc cung lượng tim nên được dùng với sự cẩn trọng cao độ. Nếu phải dùng thuốc kháng đông máu thì nên chọn heparin. Các thuốc cường tim và chống loạn nhịp thông thường như quinidine, procainamide thường được lựa chọn. Thuốc kháng sinh dự phòng có thể cần thiết cho bệnh nhân nghi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Việc cho ngưng thai kỳ có thể được đặt ra với những trường hợp bị suy tim nặng, đặc biệt là mất bù xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh nhân nhập viện với tình trạng suy tim thường được điều trị bằng glycoside cường tim, oxy, nghỉ ngơi, an thần kinh, lợi tiểu, hạn chế muối và nước. Nếu bệnh nhân vẫn không cải thiện triệu chứng sau điều trị thì xem xét đến chỉ định phẫu thuật ở một số trường hợp bệnh tim. Trong thời gian chuyển dạ thì người mẹ cần phải được cung cấp oxy, giảm đau (meperidin hoặc morphine) để giảm stress cho cả mẹ lẫn con. Nên dùng thủ thuật hỗ trợ cho thai ra để tránh sản phụ gắng sức làm tăng nặng bệnh tim, thậm chí có thể chỉ định mổ bắt con khi cần thiết.
Sản phụ cần được nghỉ ngơi tại giường và chế độ thuốc men bệnh tim trong ít nhất 1 tuần sau sinh vì tần suất cao của mất bù, suy tuần hoàn, tử vong cho mẹ sau khi sinh. Các biến chứng này là kết quả của việc giải phóng đột ngột áp lực trong ổ bụng lúc sinh, hoặc sự chuyển dịch của nước ngoại bào có thể làm tăng gánh cho tim, đặc biệt là tích tụ dịch mô kẻ quá mức. Vấn đề cho con bú cũng cần phải xem xét ở những bà mẹ có mất bù nặng chức năng tim, vì làm tăng nhu cầu dịch và chuyển hóa trên tim bệnh.
Theo BS. Bùi Minh Trạng – Sức khỏe và đời sống
________________________
Thất bại vì… ngại thành công. Đừng bi quan, trong cái rủi còn có cái xui
Sự stress sinh lý khi mang thai và sinh nở thường nặng nề ở người mẹ có bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong cho cả mẹ và con. Nói chung, tiên lượng cho bà mẹ bị bệnh tim mà mang thai thì tốt nhưng phải được theo dõi thường xuyên và cẩn thận. Sự mất bù chức năng tim chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho bà mẹ. Tỉ lệ tử vong ở trẻ tăng lên cùng với sự mất bù do mắc kẹt trong tử cung, tình trạng thiếu oxy và sự tăng khí CO2 trong máu còn gây sẩy thai hoặc sinh non.
Nguyên nhân và tần suất mắc bệnh
Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai có bệnh tim nhưng tần suất ngày càng tăng, do những tiến bộ y khoa ngày nay cho phép nhiều phụ nữ bệnh tim được mang thai, chẳng hạn như bệnh tim do thấp (hiện diện trên 80% bệnh nhân bị biến chứng tim mạch) hoặc bệnh tim bẩm sinh (hiện diện ở 10- 15% bệnh nhân) sẽ có cơ may được sinh con so với trước đây là không được phép. Bệnh mạch vành ước tính khoảng 2% các biến chứng tim mạch.
Tim mắc bệnh tất nhiên vào một thời điểm nào đó không đáp ứng đủ nhu cầu bình thường của người mang thai: tăng lên 25% cung lượng tim, tăng thể tích tuần hoàn lên 40-50%, tăng nhu cầu oxy, tích tụ nước và muối, tăng cân và những biến đổi huyết động học khác trong thai kỳ. Những thay đổi sinh lý học này thường dẫn đến tình trạng suy tim so với tuần hoàn tương ứng (mất bù). Sự mất bù (không đáp ứng đủ nhu cầu) nhiều ít tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh tim và chức năng còn lại của tim bị bệnh khi bắt đầu mang thai.
Biểu hiện triệu chứng trong khi mang thai
Triệu chứng nổi bật của người phụ nữ có bệnh tim khi mang thai là sự nổi rõ lên của tĩnh mạch cảnh, các tiếng thổi ở tim (tiếng thổi tâm trương), ứ đọng dịch ở đáy phổi, sự lớn của tim (phát hiện trên phim Xquang) và tình trạng rối loạn của nhịp tim (nhịp nhanh xoang hoặc cơn nhịp nhanh nhĩ kịch phát). Những bất thường đặc trưng khác là xanh tím, tiếng cọ màng tim, sự chậm trễ của mạch đập... Sự mất bù của tim có thể phát triển nhanh chóng hay chỉ từ từ với dấu hiệu ứ dịch ở đáy phổi. Khi tiến triển có thể gây phù, tăng khó thở khi gắng sức, hồi hộp, mệt và có thể khái huyết (ho ra máu).
Chẩn đoán bệnh tim khi mang thai
Thầy thuốc khám bệnh sẽ dựa vào âm thổi tâm trương, sự lớn của tim, các rối loạn nhịp... để nghi ngờ mắc bệnh tim mạch trước đó. Xác định độ nặng – nhẹ của bệnh cần thiết phải làm điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc các xét nghiệm chuyên sâu khác. Trên Xquang lồng ngực có thể phát hiện tim to và sung huyết phổi. Các biện pháp thăm dò tim mạch xâm lấn nên được trì hoãn đến sau khi sinh, trừ trường hợp quá cần thiết. Việc chụp hình với tia X phải thật cẩn trọng ở bệnh nhân có thai, vì có thể gây hại cho thai nhi.
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu của việc điều trị trước khi sinh là giúp chống lại biến chứng và hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh, nghỉ ngơi tránh gắng sức là lời khuyên đầu tiên dành cho các bà mẹ mang thai có bệnh tim. Những thời điểm cần thiết là phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ các rối loạn chức năng tim mạch, khi bệnh nhân có rối loạn chức năng tim trung bình hoặc có triệu hứng của sự mất bù, nhiễm độc thai nghén hay bị nhiễm trùng. Những phụ nữ lớn tuổi hoặc có tình trạng mất bù trước khi mang thai thì cần thiết phải nhập viện và nghỉ ngơi tại giường trong thời gian mang thai.
Khi cần phải dùng thuốc điều trị thì nên chọn lựa những thuốc có độ an toàn cao nhất cho thai nhi và với liều lượng thấp nhất có thể đạt hiệu quả, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng có hại cho thai. Thuốc lợi tiểu và thuốc làm tăng huyết áp, thể tích máu hoặc cung lượng tim nên được dùng với sự cẩn trọng cao độ. Nếu phải dùng thuốc kháng đông máu thì nên chọn heparin. Các thuốc cường tim và chống loạn nhịp thông thường như quinidine, procainamide thường được lựa chọn. Thuốc kháng sinh dự phòng có thể cần thiết cho bệnh nhân nghi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Việc cho ngưng thai kỳ có thể được đặt ra với những trường hợp bị suy tim nặng, đặc biệt là mất bù xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh nhân nhập viện với tình trạng suy tim thường được điều trị bằng glycoside cường tim, oxy, nghỉ ngơi, an thần kinh, lợi tiểu, hạn chế muối và nước. Nếu bệnh nhân vẫn không cải thiện triệu chứng sau điều trị thì xem xét đến chỉ định phẫu thuật ở một số trường hợp bệnh tim. Trong thời gian chuyển dạ thì người mẹ cần phải được cung cấp oxy, giảm đau (meperidin hoặc morphine) để giảm stress cho cả mẹ lẫn con. Nên dùng thủ thuật hỗ trợ cho thai ra để tránh sản phụ gắng sức làm tăng nặng bệnh tim, thậm chí có thể chỉ định mổ bắt con khi cần thiết.
Sản phụ cần được nghỉ ngơi tại giường và chế độ thuốc men bệnh tim trong ít nhất 1 tuần sau sinh vì tần suất cao của mất bù, suy tuần hoàn, tử vong cho mẹ sau khi sinh. Các biến chứng này là kết quả của việc giải phóng đột ngột áp lực trong ổ bụng lúc sinh, hoặc sự chuyển dịch của nước ngoại bào có thể làm tăng gánh cho tim, đặc biệt là tích tụ dịch mô kẻ quá mức. Vấn đề cho con bú cũng cần phải xem xét ở những bà mẹ có mất bù nặng chức năng tim, vì làm tăng nhu cầu dịch và chuyển hóa trên tim bệnh.
Theo BS. Bùi Minh Trạng – Sức khỏe và đời sống
________________________
Thất bại vì… ngại thành công. Đừng bi quan, trong cái rủi còn có cái xui