Tự bạn có thể làm bác sĩ cho mình qua việc tìm hiểu các tiêu chí của cơ thể.
1. Nhiệt độ cơ thể
Một cơ thể khỏe mạnh, nhiệt độ trung bình từ 36-37 độ. Cao hơn mức trung bình này là có biểu hiện sốt, thấp hơn gọi là 'bị hạ nhiệt' hay 'thân nhiệt hạ'. Trường hợp bị hạ nhiệt thường thấy ở những người cao tuổi, thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (phần lớn do thiếu dinh dưỡng gây ra). Ngoài ra, những người chứng suy nhược tuyến giáp trạng, hay bị sốc đột ngột, hạ huyết…
2. Huyết áp
Huyết áp ở người lớn thường không vượt quá 140/80mmHg. Ở người già, huyết áp cũng tăng theo tuổi tác nhưng có bệnh trạng hay không, khi chỉ số trên máy đo huyết áp vượt quá mức 160mmHg thì cần phải dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sỹ.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp, do đó không nên tự tiện sử dụng thuốc tăng hay hạ huyết áp mà cần chuẩn bị sẵn máy đo huyết áp và kiểm tra thường xuyên. Khi có dấu hiệu không tốt phải đi khám bệnh và sử dụng theo đơn của bác sỹ.
3. Nhịp đập của mạch
Ở người lớn, mạch đập khoảng 60-100 lần trong 1 phút. Nếu mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm không đều là biểu hiện tim không được khỏe. Thông thường người già nhịp đập của mạch tương đối chậm nhưng không được phép thấp hơn 55 lần/ phút vẫn trong phạm vi bình thường.
Nếu bình thường mạch đập tương đối chậm nhưng có lúc tăng đột ngột lên tới 80- 90 lần/ phút cần phải theo dõi cẩn thận để kịp thời đưa đến bệnh viện để khám.
4. Hô hấp
Người khỏe mạnh hô hấp ổn định, cân bằng theo quy luật hít vào và thở ra 15 lần/ phút.
Nếu có biểu hiện không thở được sâu, tần suất và quy luật hô hấp dị thường, thấy nặng nhọc khó khăn khi thở, tức ngực, nghẹt thở… cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Ở người cao tuổi, chức năng của cơ quan hô hấp có phần suy giảm, mỗi khi hoạt động mạnh có biểu hiện tim đập nhanh, loạn nhịp, thở gấp, sau khi nghỉ ngơi lại phục hồi rất nhanh, đó là điều hoàn toàn bình thường, không nên quá lo lắng.
5. Cân nặng
Cân nặng ổn định lâu dài là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của sức khỏe.
Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, giáp hàng (tuyến giáp hoạt động quá mức), ung thư, bệnh dạ dày, đường ruột hay bệnh gan…
Nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì mà gầy guộc, da dẻ khô ráp cũng là biểu hiện của bệnh lý.
Thể trọng tăng đột ngột trong thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, suy nhược tuyến giáp trạng, cao huyết áp, mỡ máu cao…
6. Chế độ dinh dưỡng
Ở người trưởng thành, lượng thức ăn vào cơ thể mỗi ngày chuẩn là 500g, người già cần không quá 350g/ngày.
Nếu tự nhiên ăn uống quá nhiều, ăn không biết no nên nghĩ đến khả năng mắc bệnh tiểu đường hay có nguy cơ đang hình thành một chứng bệnh khác trong cơ thể.
Nếu mỗi ngày không nạp đủ 250g thực phẩm hoặc ăn uống không ngon miệng trong vòng nửa tháng trở lên, cần đi kiểm tra sức khỏe xem có mắc bệnh viêm nhiễm hay ung thư gì không.
7. Đại tiện
Người khỏe mạnh mỗi ngày hoặc cách 1 ngày đại tiện 1 lần.
Người già, đặc biệt những người ăn ít, ít vận động thì cứ 2-3 ngày đại tiện 1 lần. Nếu đại tiện quá nhiều hay mắc chứng táo bón là biểu hiện của mắc bệnh đường ruột.
8. Tiểu tiện
Người lớn mỗi ngày bài tiết khoảng từ 1-2 lít nước tiểu, mỗi lần cách nhau từ 2-4 giờ, ban đêm thời gian tiểu tiện không nhất thiết như vậy.
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong suốt, có ít bọt. Nếu màu sắc và lượng nước tiểu có bất thường hoặc số lần đi tiểu nhiều, hoặc khó khăn và có cảm giác đau buốt cần đi khám ở các bệnh viện có máy siêu âm chuyên dụng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rất có thể bạn đã bị sỏi thận hoặc các bệnh về đường tiết niệu khác.
9. Giấc ngủ
Người lớn cần ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, trẻ em và người cao tuổi nên ngủ nhiều hơn và có thêm giấc ngủ trưa. Cảm giác khó ngủ, hay tỉnh dậy vào ban đêm, ban ngày buồn ngủ, hay ngáp vặt đều là biểu hiện của chứng mất ngủ.
Để có giấc ngủ sâu, phải duy trì chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý hàng ngày. Tránh những vận động mạnh, quá sức hay ăn quá nhiều thức ăn béo, nhiều đạm…
10. Tinh thần
Một trong những yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt đó là yếu tố tinh thần. Người khỏe mạnh luôn có tinh thần sảng khoái, hành động nhanh nhẹn, sáng suốt, không đau đầu, chóng mặt, ăn uống, ngủ nghỉ dễ dàng.
Nếu không đạt một trong những tiêu chuẩn trên nên đi kiểm tra xem có vấn đề gì về tim mạch, não bộ, các cơ quan thần kinh… Nên chuẩn bị sẵn các thiết bị y tế sử dụng tại nhà và kiểm tra định kì để kịp thời phát hiện các biểu hiện xấu.
1. Nhiệt độ cơ thể
Một cơ thể khỏe mạnh, nhiệt độ trung bình từ 36-37 độ. Cao hơn mức trung bình này là có biểu hiện sốt, thấp hơn gọi là 'bị hạ nhiệt' hay 'thân nhiệt hạ'. Trường hợp bị hạ nhiệt thường thấy ở những người cao tuổi, thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (phần lớn do thiếu dinh dưỡng gây ra). Ngoài ra, những người chứng suy nhược tuyến giáp trạng, hay bị sốc đột ngột, hạ huyết…
2. Huyết áp
Huyết áp ở người lớn thường không vượt quá 140/80mmHg. Ở người già, huyết áp cũng tăng theo tuổi tác nhưng có bệnh trạng hay không, khi chỉ số trên máy đo huyết áp vượt quá mức 160mmHg thì cần phải dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sỹ.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp, do đó không nên tự tiện sử dụng thuốc tăng hay hạ huyết áp mà cần chuẩn bị sẵn máy đo huyết áp và kiểm tra thường xuyên. Khi có dấu hiệu không tốt phải đi khám bệnh và sử dụng theo đơn của bác sỹ.
3. Nhịp đập của mạch
Ở người lớn, mạch đập khoảng 60-100 lần trong 1 phút. Nếu mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm không đều là biểu hiện tim không được khỏe. Thông thường người già nhịp đập của mạch tương đối chậm nhưng không được phép thấp hơn 55 lần/ phút vẫn trong phạm vi bình thường.
Nếu bình thường mạch đập tương đối chậm nhưng có lúc tăng đột ngột lên tới 80- 90 lần/ phút cần phải theo dõi cẩn thận để kịp thời đưa đến bệnh viện để khám.
4. Hô hấp
Người khỏe mạnh hô hấp ổn định, cân bằng theo quy luật hít vào và thở ra 15 lần/ phút.
Nếu có biểu hiện không thở được sâu, tần suất và quy luật hô hấp dị thường, thấy nặng nhọc khó khăn khi thở, tức ngực, nghẹt thở… cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Ở người cao tuổi, chức năng của cơ quan hô hấp có phần suy giảm, mỗi khi hoạt động mạnh có biểu hiện tim đập nhanh, loạn nhịp, thở gấp, sau khi nghỉ ngơi lại phục hồi rất nhanh, đó là điều hoàn toàn bình thường, không nên quá lo lắng.
5. Cân nặng
Cân nặng ổn định lâu dài là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của sức khỏe.
Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn có thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, giáp hàng (tuyến giáp hoạt động quá mức), ung thư, bệnh dạ dày, đường ruột hay bệnh gan…
Nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì mà gầy guộc, da dẻ khô ráp cũng là biểu hiện của bệnh lý.
Thể trọng tăng đột ngột trong thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, suy nhược tuyến giáp trạng, cao huyết áp, mỡ máu cao…
6. Chế độ dinh dưỡng
Ở người trưởng thành, lượng thức ăn vào cơ thể mỗi ngày chuẩn là 500g, người già cần không quá 350g/ngày.
Nếu tự nhiên ăn uống quá nhiều, ăn không biết no nên nghĩ đến khả năng mắc bệnh tiểu đường hay có nguy cơ đang hình thành một chứng bệnh khác trong cơ thể.
Nếu mỗi ngày không nạp đủ 250g thực phẩm hoặc ăn uống không ngon miệng trong vòng nửa tháng trở lên, cần đi kiểm tra sức khỏe xem có mắc bệnh viêm nhiễm hay ung thư gì không.
7. Đại tiện
Người khỏe mạnh mỗi ngày hoặc cách 1 ngày đại tiện 1 lần.
Người già, đặc biệt những người ăn ít, ít vận động thì cứ 2-3 ngày đại tiện 1 lần. Nếu đại tiện quá nhiều hay mắc chứng táo bón là biểu hiện của mắc bệnh đường ruột.
8. Tiểu tiện
Người lớn mỗi ngày bài tiết khoảng từ 1-2 lít nước tiểu, mỗi lần cách nhau từ 2-4 giờ, ban đêm thời gian tiểu tiện không nhất thiết như vậy.
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong suốt, có ít bọt. Nếu màu sắc và lượng nước tiểu có bất thường hoặc số lần đi tiểu nhiều, hoặc khó khăn và có cảm giác đau buốt cần đi khám ở các bệnh viện có máy siêu âm chuyên dụng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rất có thể bạn đã bị sỏi thận hoặc các bệnh về đường tiết niệu khác.
9. Giấc ngủ
Người lớn cần ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, trẻ em và người cao tuổi nên ngủ nhiều hơn và có thêm giấc ngủ trưa. Cảm giác khó ngủ, hay tỉnh dậy vào ban đêm, ban ngày buồn ngủ, hay ngáp vặt đều là biểu hiện của chứng mất ngủ.
Để có giấc ngủ sâu, phải duy trì chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý hàng ngày. Tránh những vận động mạnh, quá sức hay ăn quá nhiều thức ăn béo, nhiều đạm…
10. Tinh thần
Một trong những yếu tố quan trọng để có sức khỏe tốt đó là yếu tố tinh thần. Người khỏe mạnh luôn có tinh thần sảng khoái, hành động nhanh nhẹn, sáng suốt, không đau đầu, chóng mặt, ăn uống, ngủ nghỉ dễ dàng.
Nếu không đạt một trong những tiêu chuẩn trên nên đi kiểm tra xem có vấn đề gì về tim mạch, não bộ, các cơ quan thần kinh… Nên chuẩn bị sẵn các thiết bị y tế sử dụng tại nhà và kiểm tra định kì để kịp thời phát hiện các biểu hiện xấu.
Comment