Mía – Vị ngọt dinh dưỡng
Mía còn có một hàm lượng acid amin khá cao, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Mía cũng giàu vitamin B1, B2, B6, C, canxi, phospho, sắt...
Mía có tên khoa học là Saccharum officinarum L., thuộc họ Lúa - Poaceae. Thành phần chủ yếu của mía là đường saccharose. Mía còn có một hàm lượng acid amin khá cao, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Mía cũng giàu vitamin B1, B2, B6, C, canxi, phospho, sắt...
Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát, mát phổi lợi đàm, điều hòa tỳ vị, giúp khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng. Y học ngày nay cũng chứng minh mía có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt.
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ mía:
Chữa viêm dạ dày mãn tính: Dùng một ly nước mía và một ít nước gừng pha chung, trộn đều, uống ngày một lần.
Chữa nôn oẹ: ép mía lấy nước, pha thêm ít nước gừng uống.
Chữa ngộ độc, rối loạn tiêu hóa: lấy thân mía, rễ cỏ tranh ép lấy nước, thêm nước dừa nấu sôi để dùng.
Chữa đi lỵ, ăn uống không vào: đường cát 3 thìa, ô mai 3 quả, sắc uống.
Viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính: ép lấy 20ml củ cải trắng, 20ml nước mía, trộn lẫn, thêm vào chút đá. Uống ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày
Sốt cao, mất nước, miệng khô: nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần.
Tiểu ngắn, gắt, đau: mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống, dùng nhiều lần trong ngày.
Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón: mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống, dùng nhiều lần trong ngày. Người hay bị táo bón cũng có thể dùng một ly nước mía, pha thêm mộtchút mật ong, uống lúc bụng đang đói, 2 lần trong ngày...
Làm tiêu đờm, trị ho nhiệt, khô miệng: lấy 50 g nước mía hòa vào một lượng nước đủ để nấu 60-100 g gạo tẻ thành cháo. Ngoài chữa trị các bệnh trên, cháo nấu nước mía còn có lợi cho tim phổi .
Trị đau nhiệt trong dạ dày: mía 500 g, hạt cao lương 30 g, ép mía lấy nước nấu vớ hạt cao lương thành cháo ăn.
Hồi phục chức năng gan: nước mía ép là một loại thuốc bổ “vượt trội” để hồi phục chức năng gan. Uống ngày 1 lần trong khoảng 2 đến 3 tuần.
Dùng cho thai phụ: nếu thai phụ bị buồn nôn uống một ly nước mía có pha vào một muỗng cà phê nước gừng tươi, dùng 1-2 lần trong ngày (cách này cũng cóthể dùng cho người bị viêm dạ dày).
Chữa băng huyết khi sinh: Lấy 45 cm ngọn mía, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 60 g táo đen, đổ nước vào đun nóng, uống trong ngày. Ngoài tác dụng chữa băng huyết khi sinh, hỗn hợp này còn trị được chứng khô miệng.
Theo Phụ nữ