Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Phương Thuốc Quý Của Người VN

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Phương Thuốc Quý Của Người VN

    Những Phương Thuốc Quý Của Người VN


    Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử vẻ vang đấu tranh liên tục chống thiên tai và ngoại xâm để dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng nền văn hóa mang nhiều nét đặc sắc và độc đáo, để lại cho đời sau những di sản tốt đẹp trong đó có di sản quý báu về y dược cổ truyền, đã và đang giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.


    Phục Dương Đại Bổ Tửu


    1. XUẤT XỨ

    Năm 1953 trên một nhật báo xuất bản ở Hà-nội, có kể huyền thoại về vua thứ nhì triều Nguyễn Việt-Nam là Minh-Mệnh (1791-1840), một đêm có thể giao hoan 6 lần. Sau 6 lần giao hoan với 6 bà phi tần đó, thì 5 bà thụ thai sinh ra 5 người con. Sỡ dĩ vua Minh-Mệnh đang là người bị bất lực, phục hồi sức khỏe lạ lùng như vậy, vì ngài được danh y đương thời cắt cho một thang thuốc bổ.

    Huyền thoại viết ra người đọc không nắm vững vấn đề, tưởng rằng với một thang thuốc duy nhất, có thể tạo cho con người một thần lực tuyệt vời đến độ đang là người bất lực, mà một đêm có thể giao hoan 6 lần, sự giao hoan đó không cần cố gắng miễn cưỡng, hơn nữa dồi dào sinh lực, đến độ trong 6 cuộc giao hoan, 5 cuộc kết quả thụ thai. Sau đó vua Minh Mệnh trở thành ông vua rất mạnh về Sex, có 147 người con.

    Sự thật như thế nào? Vấn đề là không có gì huyền bí cả. Vua Minh-Mệnh bị chứng phong thấp (Tý-chứng) đã trị khỏi, rồi được bổ dưỡng mà có sức lực như trên. Các lương y đương thời (1953) sau khi đọc bài báo trên, bèn mang huyền thoại trong y-sử Việt-nam về y-sư Trần Ngạn-Xuân trị bệnh cho vua Minh-Mệnh ra kể, nhưng không vị nào biết rõ thang thuốc đó nội dung có những vị gì ? Bào chế ra sao ?

    Thế rồi người ta căn cứ vào sự thực, vua Minh Mệnh có 147 người con, mà kết luận : Bài báo kia đúng chứ không sai đâu.

    Năm 1955, Thủ-tướng Ngô Đình-Diệm đảo chính Quốc-trưởng Bảo-Đại, một đơn vị quân đội tiến vào hoàng cung cố đô Huế. Viên chỉ huy quân đội không ngăn cấm được quân sĩ, nên nhiều bảo vật bị lấy cắp đi mất, còn sách vở, tài liệu, thì vất bừa bãi. Triều đình có hai nơi tàng trữ thư tịch mật là : Quốc-sử quán và Tôn-nhân phủ . Quốc-sử quán là nơi chứa sách vở, tài liệu liên quan đến việc triều chính, sử ký và địa dư học. Tôn-nhân phủ là cơ quan tối cao của hoàng tộc, có trách nhiệm kiểm soát nhà vua, có trách nhiệm đề cử những vị vua kế vị. Tôn-nhân phủ chứa tất cả tài liệu tối cơ mật của triều Nguyễn, mà chỉ người thân thích trọng yếu hoàng gia được biết mà thôi. Trong những tài liệu cơ mật của triều Nguyễn, có một số y-án do danh y triều Nguyễn là Nguyễn Miên-Thanh (1830-1877) biên chép. Nguyễn Miên-Thanh là con thứ 51 của vua Minh-Mệnh, ông nổi tiếng là thần-y đương thời. Nguyễn Miên-Thanh đã chép tất cả những bí ẩn về bệnh lý của hoàng cung triều Nguyễn.

    Từ cuộc binh biến đó sách vở hoàng cung bị lọt ra ngoài, người ta mới được biết rõ về phương thuốc xưa kia vua Minh-Mệnh uống, thang thuốc ấy không phải là thần dược gì lạ lùng, mà đã có nguồn gốc rất sâu sa. Nguyễn Miên-Thanh chép còn thiếu sót, so với sư phụ ông là Trần Ngạn-Xuân đã chép.

    Bẵng đi 13 năm sau, năm 1966, trên nhật báo Sống, xuất bản tại Sài-gòn, nhà văn Chu Tử (Chu Văn-Bình) trong mục Ao thả vịt có viết giản lược rằng ông được một ẩn sỹ tặng cho thang thuốc bổ thận của vua Minh-Mệnh xưa kia, tên là Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử . Chu Tử còn giải thích : Sau khi vua Minh-Mệnh xử dụng, một đêm nhà vua có thể giao hợp 6 lần, trong 6 lần đó, sau sinh ra 5 người con.

    Xét thang thuốc mà nhà văn Chu Tử chép trên Sống thì thiếu một vị và cách pha chế thì cũng khác xa với cổ nhân. Từ đó trong dân gian Việt-nam người ta cứ pha chế uống bừa bãi, cho rằng bổ thận tráng dương. Họ không biết rõ tại sao lại có những vị thuốc ấy. Những vị thuốc ấy tác dụng như thế nào ? Bản chất thang thuốc từ đâu mà có, công dụng ra sao? Có người uống vào thu được kết quả, có người uống vào chỉ thấy ngon mà không có hiệu quả gì. Lại cũng có người uống vào thì tuyệt hẳn đường sinh dục, vài người lăn đùng ra chết !

    Năm 1978, các đồng nghiệp ARMA, IFA đã cùng chúng tôi thử nghiệm lại rồi đem giảng dạy. Hiện nay trong nước cũng như bên Hoa Kỳ, nhiều cơ sở thương mại căn cứ vào tài liệu này pha chế ra bán, cũng có nơi lại chế thành viên.

    Vậy lai lịch thang thuốc đó như thế nào?

    2. NGUỒN GỐC

    Nguồn gốc thang thuốc có nhiều tên, những tên dùng trong y-học gọi là Phục dương đại bổ tửu . Thang thuốc có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 12.

    2.1. Thiền-sư Minh Không

    Niên hiệu Hội-tường Đại-thánh thứ 6 (1115) Thiền-sư Nguyễn Minh-Không (tức Lý Quốc-sư) chữa chứng bất lực cho vua Lý Nhân-tông (1066-1128) và Sùng Hiền hầu (sinh 1068), vì cả hai anh em các ngài đều bị chứng bất lực. Nguồn gốc của chứng bất lực đó do vua cha là Lý Thánh-tông (1023-1072) đã bị bất lực, được ngài Minh-Không trị khỏi, nhưng đến đời các con là vua Nhân-tông và Sùng-Hiền hầu vì dâm đãng quá độ mà bị bất lực nữa. Thiền sư Minh-Không chẩn mạch cho hai ngài. Cả hai bị thận âm, thận dương đều hư, nên ngâm rượu thang thuốc gồm 17 vị.

    2.1.1. Lý triều đệ tam hoàng đế thang

    Thang thuốc này còn có tên là Lý triều đệ tam hoàng đế thang. Vì vua Lý Thánh-tông là vị vua thứ ba của triều Lý.

    2.1.2. Thành phần

    Thang thuốc này gồm có

    - 6 vị đại bổ huyết.

    Trong y học Á-châu bổ huyết tức là bổ âm. Bởi theo học thuyết âm dương thì huyết thuộc âm. Đó là các vị :

    Sa-sâm, Thục-địa, Bạch-thược, Đương-qui, Câu-kỷ-tử và Đào-nhân.

    – 6 vị bổ khí.

    Bổ khí tức là bổ dương. Đó là các vị :

    Nhân-sâm, Đại-táo, Cam-thảo, Đỗ-trọng, Bạch-truật, Tục-đoạn.

    – 2 vị làm cho hoạt huyết.

    Tức làm cho huyết lưu thông tốt, là:

    Xuyên-khung, Đại-hồi.

    – 3 vị bổ tỳ.

    Theo y-học Á-châu, muốn bổ dương thì phải bổ tỳ. Bởi tỳ là gốc của hậu-thiên-khí, bổ tỳ để cho ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt. Đó là :

    Trần-bì, Nhục-quế, Phục-linh.

    – 1 vị đại bổ nguyên dương (thận dương).

    Làm cho sinh tinh tủy cực kỳ mãnh liệt là:

    Lộc-nhung.

    Cộng chung là 18 vị. Hai anh em vua Lý đều khỏi chứng bất lực, nhưng nhà vua thì không thể có con trai, còn Sùng-hiền hầu thì có con.

    Phương thuốc này, được lưu truyền dưới các tên sau :

    – Minh-Không bổ dương thang,

    – Nhân-tông phục dương đại bổ thang,

    – Lý triều đệ tam (hoặc tứ) hoàng đế thang.

    Hồi đó vua Nhân-tông cũng như Sùng-hiền hầu đều được phục hồi sinh lý. Cả hai đều có nhiều con. Nhưng vua Nhân-tông chỉ sinh công chúa, mà không sinh hoàng tử. Sùng-hiền hầu thì có cả thế tử lẫn quận chúa. Vua uống tới 25 thang. Sùng-hiền hầu uống 15 thang.

    Dưới đây là phân lượng dùng cho vua Nhân-tông và Sùng-hiền hầu. Phân lượng thứ nhất là của vua Nhân-tông, phân lượng thứ nhì là của Sùng-hiền hầu.



    Thang thuốc này tùy theo từng bộ phận trong người mạnh hay yếu, tùy theo biến chứng, tùy theo thời khí của bệnh nhân mà cho vị nào nhiều hay ít, được lưu truyền xử dụng trong suốt triều nhà Lý, sang đầu triều Trần. Các y gia sau Lý Quốc-sư có sửa đổi đôi chút, nhưng căn bản vẫn nguyên vẹn. Kết quả tốt. Nhưng phải chẩn đoán cho đúng là Thận dương và âm đều hư thì mới dùng được. Nếu thận-âm hư mà dùng thì nguy hiểm, nhất là những người bị chứng âm-hư sinh nội nhiệt như : Tai kêu, áp-huyết cao (HTA), v.v... mà dùng thì tai vạ không nhỏ.

    Thang thuốc trên chỉ dùng trong trường hợp thận dương hư hoặc Thận âm, thận dương đều hư mà thôi.

    2.1.3. Cách pha chế

    Thông thường thì ngâm rượu làm hai nước. Nước thứ nhì giảm hiệu năng 2 phần. Vậy những vị khá giả hoặc sống ở Mỹ-Úc, thuốc rẻ thì chỉ nên ngâm một nước thôi.

    a. Nước thứ nhất

    – Khi cắt thì yêu cầu dược phòng gói thành 2 gói. Một gói lớn gồm 16 vị, một gói gồm 2 vị Nhân-sâm, Lộc-nhung.
    – Dùng 200 đến 300 g đường phèn, bỏ vào 2 lít nước đun sôi, chờ đường tan thì để nguội.
    – Nghiền 16 vị gói lớn dập dạp, lớn khoảng hạt ngô. Rồi bỏ vào nước đường.
    – Ngâm khoảng 3 đến 4 giờ.
    – Đổ 2 lít rượu nếp trắng trên 40 độ (Rượu đế, rượu đậu nành, rượu chuối đều được). Nếu không có thì dùng Thiệu-hưng tửu, Mai-quế lộ.
    – Để vào chỗ ấm áp, khô ráo. Tuyệt đối không được chôn dưới đất, hoặc cất vào nơi lạnh, ẩm ướt.
    – Mỗi ngày đảo một lần.
    – Sau 20 ngày thì gạn nước cốt ra. Nếu khá giả thì đổ bã đi. Bằng tiếc thì ngâm nước thứ nhì.
    – Bỏ nước cốt vào bình khác, bấy giờ mới ngâm nước cốt với Lộc-nhung, Nhân-sâm.
    – Sau khi ngâm 7 ngày thì bắt đầu uống.

    b. Nước thứ nhì.

    – Dùng 100 g đường phèn vào 1 lít nước đun sôi.
    – Để nguội, rồi đổ bã vào ngâm. Sau 7 ngày thì đổ vào 1 lít rượu ngâm tiếp trong 20 ngày. Sau đó vớt bã vứt đi.
    – Nước này lại ngâm với Lộc-nhung, Nhân-sâm.

    2.1.4. Hiệu năng

    Bổ thận dương,
    Sinh tinh, ích tủy.

    2.1.5. Chủ trị

    a. Dùng bồi bổ sức khỏe,

    Những người không bệnh, tình trạng âm dương thăng bằng, dùng phương thuốc này vô hại. Hơn nữa làm tăng tiến sức khỏe, giữ được tuổi xuân (của cả quý ông, quí bà).

    Đừng ngại ngùng, khi dùng thuốc này thấy:

    – Người nóng lên, tim đập mau, (trong lúc say).
    – Ăn ngon.
    – Tinh thần minh mẫn,
    – Làm việc bằng trí óc hiệu quả tăng.
    – Cường độ sex tăng.

    Ghi chú dành cho các vị bác sĩ :

    Những người âm dương thăng bằng khi thử nghiệm máu, tất cả đều bình thường. Sau khi uống liền 3 thang thì thấy :

    – Hồng cầu tăng.
    – Bạch cầu giảm.
    – T3-TSH đều tăng.
    – Glycémie tăng.
    – Cholestérol bình thường.
    – Triglycéride bình thường.

    Tuy tăng, giảm nhưng vẫn ở trong tình trạng giới hạn.





    b. Chủ trị, (Chỉ định)

    Thận dương hư hoặc dương hư theo y học cổ truyền.

    – Sắc mặt trắng bệch,
    – Sợ lạnh, chân tay lạnh (Huyết áp thấp, nhiệt độ trong người thấp, tim đập chậm),
    – Tinh thần mề mệt,
    – Lưng đau, gối mỏi,
    – Bất lực : Dương vật không cử, hoặc cử mà không kiên.
    – Nữ thì bào cung lạnh, không thụ thai.
    – Chất lưỡi lợt, rêu lưỡi trắng.
    – Mạch trầm-tế vô lực.

    Theo y học Á-châu, công năng của thận như sau:

    Tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy, thông não.

    Khi thận dương hư sẽ sinh ra:

    – Nam bất lực sinh lý. Nữ lãnh cảm.
    – Bần tinh (Oligospermies), tinh nhược (Asthénospermies) hoặc cả hai (Oligo-Asthénospermies).
    – Xương cốt suy nhược: Người lớn mệt mỏi, trẻ con chậm lớn, xương kêu lọc cọc, đi đứng khó khăn, tuổi già lưng còng.
    – Răng là xương, vì vậy răng yếu, không bóng.
    – Óc không được bồi dưỡng, kém linh hoạt, tinh thần thất thường.

    Thận khai cùng ở nhị âm, quan của thận là tai,

    Khi thận dương hư suy sinh ra:

    – Tiện bí.
    – Tiểu tiện bất lợi (Tiểu đêm, tiểu vặt, vãi đái, trẻ con đái dầm).
    – Vãi đái (Incontinence),
    – Tiền liệt tuyến suy nhược (Prostatite).
    – Tai điếc.

    Hoa của thận là tóc.

    Khi thận dương hư suy sẽ sinh ra chứng rụng tóc (Còn chứng tóc bạc sớm là do thận âm hư).

    c. Phần dành cho các vị bác sĩ

    Chúng tôi dùng rượu này trị bệnh phụ nữ, rất hữu hiệu trong trường hợp sau:

    – Xáo trộn hormone, vì thần kinh, vì suy nhược.
    – Phụ nữ không thụ thai, do cơ thể suy nhược (Infertilité).
    – Phụ nữ trong thời kỳ mới thụ thai bị nôn mửa, suy nhược.
    – Tử cung co giật khi mang thai ( Contractions ultérines).
    – Tử cung bị sa (Prolapsus génital.)
    – Kinh nguyệt không đều.
    – Thời kỳ chuẩn mãn kinh (Pré-ménopauses.) Tuy nhiên phải cẩn thận, đã có nhiều tai nạn: Khi phụ nữ sắp đến thời kỳ mãn kinh, không ngừa thai, uống rượu này sẽ thụ thai.
    – Sản phụ thiếu sữa.


    2.1.6. Dụng pháp, dụng lượng

    – Ngày uống hai lần làm rượu khai vị.
    – Mỗi lần uống từ 10 tới 20 cl. Không nên uống quá 40cl một ngày.
    – Uống nguyên chất. Tuyệt đối không nên uống với nước đá.
    – Khi uống, tuyệt đối trong ngày không uống bất cứ loại rượu nào khác, kể cả bia. Nước ngọt thì được.
    – Đàn ông, đàn bà; già, trẻ đều uống được. Phụ nữ mang thai, trong thời gian hành kinh cũng uống được.

    2.1.7. Cấm kỵ

    Các trường hợp sau đây không nên uống rượu này:

    – Thận âm hư, âm hư nội nhiệt.
    – Nhiệt chứng (tim đập nhanh trên 90 lần một phút).
    – Huyết áp cao.
    – Khi bị nhiễm trùng tạm ngừng. Sau khi trị nhiễm trùng khỏi thì uống trở lại được. (Cảm mạo, nhiễm trùng đường hô hấp, tiểu tiện, siêu vi gan, AIDS-SIDA) v.v.)
    – Trong thời gian xử dụng rượu không nên ăn, uống thức mát (Rau má, đậu xanh, giá sống, khổ qua, hoa cúc v.v.)
    – Ung thư phổi, gan.
    – Tai biến mạch máu não (AVC).
    – Đây là loại rượu làm tăng khả năng Sex, vì vậy các nhà tu nên tránh, để giữ thanh quy, ngũ giới. Tuy nhiên các vị tu sĩ của Hồi-giáo, của Tin-lành thì... tha hồ!




    2.2. Công chúa Thủy-Tiên

    Năm 1294 Thuỷ-Tiên Công-chúa (1254-1359), dưỡng nữ của Hưng-Đạo vương, phu nhân của danh tướng Phạm Ngũ-Lão (Sự thực tước phong của Ngài là Thạc-hòa Đoan-duệ, hiếu khang công chúa) trị bệnh cho vua Trần Anh-tông (1267-1320) đã xử dụng lại. Vua Anh-tông nhà Trần nhân vì bị huyết-hư, tỳ-dương, thận dương hư nên bị chứng phong-thấp. Công-chúa dùng châm cứu để khu phong, tán-hàn và trục-thấp.

    Nguyên tắc trị phong-thấp bằng dược Á-châu hay châm-cứu học, thì chỉ trị cho khỏi đau, nếu khéo giữ gìn, thì bệnh khó tái phát. Còn không thì bệnh tái phát rất dễ dàng. Trị bệnh thì chỉ có khu phong, tán-hàn là dễ, còn thấp thì không bao giờ trục tuyệt cả. Loại tà này vẫn còn ở dưới một mức độ nào đó, nên khi ra ngoài, gặp hàn, gặp phong, là bị tái phát ngay. Bởi vậy sau khi Thủy-Tiên Công-chúa dùng châm cứu trị cho nhà vua, thì lại dùng thang thuốc của Minh-Không thiền-sư để bổ dưỡng Thận-dương, bổ-huyết và bổ-khí để bệnh không tái phát. Tuy nhiên trong người nhà vua vẫn còn bị ngoại tà phong, hàn, thấp cho nên bà đã dùng 5 vị để trị phong-thấp đó là :

    Thương-thuật, Khương-hoạt,
    Tần-gia, Hổ-cốt, Mộc-qua.

    Vì vậy thang thuốc đang từ 18 vị tăng thành 23 vị. Hiệu năng cũ là bổ thận-dương hoặc cả thận dương và thận âm nay trở thành thang thuốc : Bổ dưỡng thận dương, thận âm, bổ khí, bổ huyết và trừ Phong-thấp ở mức độ thấp. Chủ trị bây giờ thành :

    – Trị chứng bất lực do di chứng của phong-thấp.
    – Hoặc trị chứng bất lực cho những người ở vùng hàn-đới.

    Bởi người ở vùng hàn-đới thì không thể nào không mắc phải chứng phong-thấp, nhưng bệnh ở mức độ thấp nên không phát tác đau ốm. Tóm lại, thang thuốc trị chứng bất lực có 8 phần, thì trị phong thấp 2 phần.

    Những người bị chứng âm hư nội nhiệt như đã nói trên, hoặc huyết áp cao, đang thời gian nhiễm trùng, cảm cúm thì không nên dùng.

    2.3. Các y gia đời Lê

    Năm 1433, con trưởng của vua Lê Thái-tổ là quận vương Lê Tư-Tề (1408-1438) nhân vì trọn đời niên thiếu theo vua cha chinh chiến, nên bị chứng bất lực như vua Trần Anh-tông xưa kia. Thiền sư Trần Quang-Từ (1384-1462) lại dùng thang thuốc trên chữa cũng khỏi. Thang thuốc được dùng nhiều trong suốt thời nhà Lê gần 400 năm.


    3. PHỤC DƯƠNG ĐẠI BỔ TỬU

    Năm 1824, vua Minh-Mệnh bị chứng phong thấp. Nguồn gốc do ngài cư ngụ ở vùng nhiệt đới (Gia-định) suốt thời thơ ấu, lại bôn ba vất vả vì theo phụ hoàng là vua Gia-Long chinh chiến nhiều. Y-sư Trần Ngạn-Xuân dùng thang thuốc Phong thấp tửu (xem phần thứ 3, chương thứ 5) trị phong thấp cho nhà vua. Trong thang thuốc này cũng có những vị trị phong thấp và một số ít vị bổ dưỡng. Khi nhà vua gần khỏi chứng phong thấp thì chứng bất lực cũng khỏi, nhà vua vẫn uống thuốc, nhưng đêm đêm vui chơi với cung nga. Y-sư Trần Ngạn-Xuân phải dọa nhà vua rằng : Thang thuốc mà nhà vua dùng uống chỉ để trị phong thấp mà thôi. Nhà vua cần uống hết hai thang trị chứng phong thấp. Khi chứng này gần tuyệt, bấy giờ y-sư mới thực sự trị chứng bất lực cho nhà vua. Nhà vua hỏi tại sao chỉ mới uống phong thấp mà ngài đã thèm phòng sự ? Y-sư trả lời rằng : Chứng phong thấp của nhà vua, một là do thuở thiếu thời Nguyên khí suy, lao khổ, ở trong vùng nóng, rồi lớn lên ở vùng lạnh (Huế), bởi vậy bệnh càng nặng. Chính phong, hàn, thấp làm cho cơ thể tổn hại thêm, thành ra bất lực. Trong thang thuốc trị phong thấp thì có đến 8 phần trị bệnh và có 2 phần trị bất lực tức bổ dương. Khi trị phong thấp thì cơ thể không bị tà khí làm ngăn trở, nên tình dục trở lại, được thêm 2 phần bổ thận dương nữa, nên nhà vua cảm thấy người khỏe mạnh. Sự thực sự khỏe mạnh đó chưa phục hồi. Đợi sau khi nhà vua uống hết hai thang thuốc trị phong thấp, rồi lại được uống hai thang thuốc bồi bổ cơ thể nữa thì mới thực sự khỏe mạnh.

    Bị dọa, nhà vua không còn dám phòng sự nữa, cứ kiên tâm uống thuốc, nhưng thực sự ngài rất thèm phòng sự, mà không dám, sợ bị bất lực vĩnh viễn như y-sư dọa. Sau khi uống hết thang thuốc trị phong thấp thứ nhì, y-sư cho nhà vua uống thang thuốc mà thành phần như sau :

    Lấy thang thuốc của Thủy-Tiên Công-chúa, mà thêm vào một số vị.

    3.1. Thành phần

    Những vị thêm vào là:

    3 vị trị phong thấp: Phòng-phong, Độc-hoạt, Hồng-cúc.

    1 vị đại bổ can, thận : Hà-thủ-ô.

    Như vậy thành phần cuối cùng của thang thuốc mà vua Minh-Mệnh được uống là :

    Phục dương đại bổ tửu

    8 vị bổ thận-âm, bổ huyết và tinh khí :

    Sa-sâm 5 tiền, Thục-địa 5 tiền, Đương-quy 5 tiền, Kỷ-tử 1 tiền, Đào nhân 5 tiền, Xuyên khung 3 tiền, Bạch thược 5 tiền, Hà-thủ-ô 5 tiền.

    – 10 vị đại bổ nguyên dương (Thận dương),

    Đại táo 5 tiền, Cam thảo 2 tiền, Đỗ trọng 3 tiền, Tục đoạn 2 tiền, Bạch truật, 3 tiền Trần bì 3 tiền, Nhục quế 3 tiền, Đại hồi 2 tiền, Nhân sâm 4 tiền.Lộc nhung 5 tiền.

    9 vị trị Phong thấp:

    Thương thuật 2 tiền, Hồng cúc 2 tiền, Khương hoạt 2 tiền, Tần gia 2 tiền. Hổ cốt 2 tiền, Phục linh 3 tiền, Phòng phong 3 tiền, Độc hoạt 2 tiền, Mộc qua 2 tiền.

    Cộng chung 27 vị nặng 8 lượng 6 tiền (268,75 g)

    Tóm lại diễn tiến của thang thuốc từ khởi thủy là Minh-Không thiền sư cho đến y-sư Trần Ngạn-Xuân như sau :


    Minh-Không . Xử dụng 18 vị để trị chứng bất lực, không con cho 2 vị đời Lý vào năm 1115. Thuốc chỉ trị chứng bất lực nguồn gốc do di truyền. Đời cha đã bất lực, đời con phòng sự quá độ bị bất lực và không con. Thang thuốc bổ cả thận âm, lẫn thận dương. Kết quả hai bệnh nhân khỏi bất lực, nhưng chỉ 1 người có con.


    Thủy-Tiên Công chúa . Xử dụng thang thuốc của Minh Không, để trị chứng bất lực do di chứng của phong thấp. Bởi bệnh nhân là vua Trần Anh-tông bị bất lực, mới sinh phong-thấp nay dùng châm cứu trị phong-thấp, rồi thêm 5 vị trị phong-thấp vào thang thuốc bổ thận của Minh-Không để trị chứng bất lực và một phần phong-thấp còn lại trong cơ thể. Nhà vua khỏi bệnh có nhiều con.


    Trần Quang-Từ . Dùng lại thang thuốc của Thủy-Tiên Công-chúa trị chứng bất lực cho quận vương Lê Tư-Tề. Nguyên do chứng bất lực là bị phong-thấp đưa đến như vua Trần Anh-tông. Kết quả : Bệnh nhân khỏi hẳn.


    Trần Ngạn-Xuân . Xử dụng thang thuốc của Thủy-Tiên công-chúa trị chứng bất lực cho vua Minh-Mệnh (1824), nhân nhà vua bị phong-thấp sinh bất lực. Y-sư thêm vào ba vị nữa đó là Phòng-phong, Hồng-cúc, Độc-hoạt để trị phong-thấp và một vị đại bổ thận-can nữa là Hà-thủ-ô.Vua Minh-Mệnh khỏi bệnh có 147 con.

    Tương truyền sau khi uống hết thang thuốc bổ, khi y-sư Trần Ngạn-Xuân thấy nhà vua có thể phòng sự được, đồng ý cho nhà vua nhập hậu cung.Vua Minh-Mệnh trong một đêm đã phòng sự với sáu người cung nga. Sau đó 6 người cung nga đã thụ thai và sinh ra 7 người con, bởi có một người sinh đôi... Huyền thoại đó truyền ra ngoài, dân chúng gọi thang thuốc đó là Nhất dạ lục giao sinh thất tử , nghĩa là một đêm giao hợp 6 lần sinh 7 người con. Nhưng chính ra thang thuốc có tên là Phục dương đại bổ tửu .Trong bẩy người con đó có 5 hoàng tử, 2 công chúa. Vì đương thời trọng nam, khinh nữ, nên người ta còn gọi là Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử .

    3.2. Cách pha chế

    3.2.1. Nguyên tắc tổng quát

    Khi cắt thuốc, yêu cầu gói làm bốn gói.

    – Các vị Hà-thủ-ô, Nhân-sâm, Lộc-nhung gói làm ba gói khác nhau . Đây là phần ngâm sau.
    – Gói thứ tư, gồm tất cả các vị còn lại tất cả gói chung một gói. Đây là phần ngâm trước.

    3.2.2. Cách ngâm rượu

    a. Các vị ngâm trước mang nghiền dập dập ra, lớn bằng hạt bắp là được không cần thiết nghiền nhỏ thành bột. Thục địa không nghiền được thì thái nhỏ ra.

    b. Lấy 2 lít nước đun sôi với 200-300 g đường phèn. Nếu không có đường phèn, thì thay bằng đường thẻ cũng được. Tất cả các loại đường khác đều không dùng được.

    c. Sau khi đun sôi để nguội.

    d. Đổ tất cả số thuốc ngâm trước vào nước đường. Nhớ để nguội mới ngâm, ngâm khi nước còn nóng thì hỏng. Ngâm khỏang 6-12 giờ thì đổ vào 2 lít rượu thật ngon (45 độ trở lại). Nếu không có rượu trắng (Nếp) thì ngâm với Mai-quế-lộ, Thiệu-hưng tửu càng tốt. Tất cả các loại rượu khác đều không dùng được. Người Pháp có loại rượu trắng là Eau de vie dùng để ngâm các loại hoa quả, tuyệt đối không nên dùng thứ này, không ích lợi, mà còn có kết quả ngược lại nữa.

    e. Sau 7 ngày thì chắt lấy nước cốt, bỏ bã ra.

    – Nước cốt lại ngâm với những vị ngâm sau là Hà-thủ-ô, Nhân-sâm, Lộc-nhung.

    Không nên ngâm nước cốt với cả ba loại ngâm sau, mà phải căn cứ vào bệnh lý.

    Muốn biết mình nên dùng vị nào trong ba vị Hà-thủ-ô, Lộc nhung, Nhân-sâm thì xem phần Phân tích dược lý.

    f. Sau khi gạn nước cốt, thì bã còn lại cũng dùng được. Đun sôi 100 g đường phèn, để nguội, đổ vào với bã, đổ thêm vào 1 lít rượu loại như trên. Cứ ngâm như vậy càng lâu, càng tốt. Đợi sau khi uống hết nước cốt thứ nhất thì lại vớt bã ra lấy nước cốt thứ nhì, ngâm với loại ngâm sau (Hà-thủ-ô, Lộc-nhung, Nhân-sâm) nói ở trên. Nước thứ nhì không tốt bằng nước thứ nhất.

    Nếu có phương tiện (nhiều tiền) thì không cần phân làm hai nước. Ngay khi ngâm nước thứ nhất để trong vòng một tháng mới vớt ra, ngâm với các vị ngâm sau, bã thì bỏ đi.

    4. CÁCH TÀNG TRỮ

    – Ngâm trong một bình thật kín, nút kín, nếu để bay hơi, thuốc mất một phần công hiệu.
    – Nên cất vào những chỗ ấm áp,
    – Tuyệt đối không được cất vào những chỗ ẩm ướt, lạnh lẽo.
    – Khi uống cũng tuyệt đối cấm uống với nước đá. Bởi bản thân tên là Phục dương đại bổ tửu chuyên về bổ dương, mà để vào chỗ ẩm ướt, lạnh lẽo hoặc uống với nước đá là loại âm hàn làm mất công hiệu của thuốc. Trước đây có một vị lương-y không rõ nguyên lý dược tính, mang thuốc đi chôn dưới đất, bởi vậy khi dùng, mất gần hết công hiệu.

    5. HIỆU NĂNG

    Đại bổ khí huyết, đại bổ thận.
    Trừ di chứng phong-thấp.

    6. CHỦ TRỊ

    6.1. Chủ trị tổng quát

    – Các chứng Phong-thấp nhẹ, thỉnh thoảng mới phát.
    – Sau khi trị phong-thấp bằng các phương pháp khác, uống bản tửu thì bệnh sẽ không tái phát. Những độc khí của phong-thấp trong người sẽ được trục ra ngoài hết. Hoặc dùng bản tửu trị chứng phong-thấp cùng một lúc với những phương pháp khác (Tây dược, các loại thuốc Bắc, Nam, châm cứu, giác hơi, tẩm quất.)
    – Những người sợ lạnh, cư trú ở vùng nhiệt đới, mới đến vùng hàn đới, cần uống để bảo vệ sức khỏe, giữ được độ ấm trong người, chống trả với khí hậu lạnh.
    – Những người cần làm việc dưới nhiệt độ lạnh : Như nông dân, trong phòng lạnh, làm việc ngoài trời lạnh, cần uống chống lạnh.
    – Các chứng đại tiện lỏng kinh niên, sôi bụng kinh niên, ăn uống đầy ứ khó tiêu, bao tử lạnh. Hoặc tỳ không chịu làm việc sinh ra đại tiện chảy. Tóm lại tất cả các bệnh sinh ra ăn khó tiêu, bao tử, ruột lạnh sinh ra đại tiện lỏng, phân màu bạc, v.v.
    – Phụ nữ bị huyết trắng sinh ra đau bụng kinh, không thụ thai, kinh nguyệt tới trễ.
    – Các chứng lãnh cảm của phụ nữ.
    – Các chứng sinh ra gầu nhiều, tóc rụng vì ở vùng khí hậu lạnh.
    – Các chứng sinh ra bàn chân, bàn tay lạnh người lạnh, sợ lạnh.

    6.2. Chủ trị các của đàn ông, bất lực dưới các hình thức sau :

    – Khi phòng sự, lúc đã chuẩn bị, thì dương vật lại bị uỷ thoái (Cbk tức cử bất kiên).
    – Tinh xuất quá sớm (Bệnh gà).
    – Còn trẻ (dưới 30 tuổi) mà nhịp độ giao hoan thưa (1 tuần trở đi mới giao hoan được 1 lần).
    – Bất lực do hàn lãnh, do bao tử, ruột lạnh.
    – Bất lực do di chứng hay do chứng phong-thấp.
    – Bất lực do làm việc dưới khí hậu lạnh lẽo.
    – Bất lực do di chứng bệnh tật như những người ở tù ra, bị đánh đập...
    – Bất lực do tâm lý :chán nản không muốn giao hợp (Dcl tức dương cử lãn).
    – Bất lực do tuổi già hoặc thời niên thiếu trác táng (rượu, gái) quá độ. Thông thường những người từ 30 tuổi trở đi, thì thận-khí bắt đầu suy, kể cả nam lẫn nữ. Cần uống để phục hồi tuổi xuân : Yêu đời, và tái phòng sự được. Bởi vậy bản dược thường tự coi là thuốc hồi xuân, trường sinh bất lão.
    – Các chứng phù thủng, người đầy nước. Những người mập nước, uống vào nước sẽ bị tống ra ngoài.

    6.3. Bổ dưỡng

    Dùng cho người đau mới khỏi, sản phụ mới sinh. Kiệt sức.

    7. DỤNG PHÁP, DỤNG LƯỢNG

    Mỗi ngày uống khoảng 10 cl đến 20 cl. Không nên uống quá 40 cl mỗi ngày. Muốn uống thêm, nên hỏi thầy thuốc gia đình.

    Uống làm rượu khai vị, trước bữa ăn.

    Uống vào buổi sáng trước khi đi làm việc ở nơi lạnh lẽo.

    8. CẤM KỴ

    Bởi là một loại thuốc đại bổ dương, nên các trường hợp sau đây cấm uống :

    – Các bệnh nhiễm trùng. Đợi sau khi hết bệnh hãy uống.
    – Các chứng cảm mạo.
    – Các chứng táo bón (Đi cầu phân cứng).
    – Các chứng huyết áp cao (HTA).
    – Nhiệt chứng (Mạch nhảy trên 90 lần một phút).
    – Các chứng đái đường loại nặng.
    – Trong khi dùng thuốc trụ sinh, (Antibiotiques) hay Cortisone ngừng uống bản tửu.
    – Âm hư, dương thăng. (Xem biểu hình cấm kỵ ở phần trên nói về Lý triều đệ tứ hoàng đế thang).

    9. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ

    Bản dược thuộc loại đại bổ toàn cơ thể.

    9.1. Gồm 8 vị đại bổ thận âm, bổ huyết, bổ tinh khí

    Những vị này bổ huyết trong trường hợp huyết hư như thiếu máu, thiếu hồng huyết cầu, hoặc trong máu có những bất thường. Bổ thận âm, bởi thận âm chỉ sinh ra xương, tủy, não, nên bổ thận âm sẽ làm cho xương, tủy được bổ sung, dùng cho người già yếu xương cốt yếu, người làm việc sức lực nhiều xương cốt mỏi. Hoặc bệnh phong thấp làm cho xương cốt tổn hại. Bổ thận âm tức bổ não, trị chứng già hay quên, hoặc vì bất cứ lý do gì trí nhớ giảm thiểu, làm việc trí não, đầu óc mệt mỏi.

    Vì đại bổ thận âm, nên những người thiếu tinh khí, nhất là phụ nữ âm hộ bị khô do lớn tuổi, sẽ được bổ dưỡng, nam thì bần tinh ( Asthénospermies, Oligo-spermies), lâu ngày mới phòng sự được một lần. Những người bị bệnh mụn, nhọt do huyết hư. Phụ nữ kinh nguyệt ít đưa đến không con, hoặc mất kinh quá sớm, hoặc kinh kỳ tới trễ.

    9.2. Gồm 10 vị đại bổ thận dương tức bổ dương, bổ khí

    Những vị này làm cho phụ nữ hết lãnh cảm, tử cung nóng lên, trị được huyết trắng và đau bụng kinh. Nam thì dương vật khó cử, hoặc cử mà không kiên, được bổ dương khí giúp dương vật cử dễ dàng, cử cứng, chắc. Bổ dương tức làm nóng cơ thể lên, người cảm thấy khỏe mạnh, làm nóng bao tử, ruột, chống được các chứng tiêu chảy, phù thủng. Dương khí làm con người chống được lạnh, người linh mẫn, hoạt động làm việc được nhiều.

    9.3. Dùng để trừ tà khí

    Nếu bản dược chỉ có các vị bổ âm, bổ dương không, thì là một thứ bổ âm, dương, nhưng thêm vào 9 vị trừ phong thấp, mà vị trừ Phong thấp nào cũng có tính chất làm nóng cơ thể, cho nên bản dược thiên về bổ dương cực mạnh, mới gọi là Phục dương đại bổ tửu. Trong 9 vị, có vị để khu phong, có vị để trừ thấp, nhưng vị nào cũng làm nóng cơ thể tức tán hàn. Phong thấp do phong, hàn, thấp nhập vào cơ thể mà thành. Như vậy trong 9 vị đều làm nóng cơ thể cả, mà còn giải phong, và nhất là trừ thấp. Trừ thấp làm nóng cơ thể, thì nước trong người sẽ được tống ra ngoài, bởi vậy người bị phù thủng trị cũng được. Hàn và thấp thường làm cho bao tử lạnh, ruột lạnh sinh ra đại tiện chảy, phụ nữ bị huyết trắng, bởi vậy 9 vị này hợp với các vị bổ dương trên, thành một thứ trị hàn thấp, phong thấp sinh ra đau nhức, huyết trắng và phù thủng, đại tiện rất tốt.

    Riêng ba vị thuốc gói riêng để ngâm sau thì tác dụng khác nhau rất nhiều. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà dùng, chứ không nên tham lam dùng cả một lượt.

    Nhân-sâm.

    Tính vị: Cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng), vi ôn (hơi ấm).
    Qui kinh: nhập tỳ, phế kinh.
    Công hiệu : Đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích khí, định thần ích khí, sinh tân (Nước nhờn trong người).

    Lộc-nhung.

    Tính vị : Cam (ngọt), hàm (mặn), ôn (hơi ấm).
    Quy kinh : Nhập can, thận kinh.
    Công hiệu : Bổ can, thận ; ích tinh huyết.

    Hà thủ ô.

    Tính vị: Khổ (đắng), vi ôn.
    Quy kinh : Nhập can, thận kinh.
    Công hiệu: Bổ can, ích huyết .

    – Cả ba vị đều có tính chất vi ôn ( hơi ấm), tức là làm nóng thiên về bổ dương cả. Nhưng nhân-sâm thì nhập tỳ-kinh, phế-kinh. Còn 2 vị kia thì nhập can, thận-kinh.

    Vậy :

    – Bệnh nhân ăn ít, hô hấp khó khăn, bị bệnh phổi, mũi, thì cho dùng Nhân-sâm. Ngâm thêm với Nhân-sâm thì phế, tỳ sẽ mạnh hơn lên, hơi thở dễ dàng, ăn uống ngon miệng. Khi tỳ, phế mạnh thì hậu thiên khí (Gồm khí trời và thực vật ăn uống mà thành) mạnh lên do vậy trí nhớ tăng.

    – Lộc-nhung dùng trong trường hợp thận yếu, can yếu đưa đến mắt nhìn vật không rõ, làm cho mạnh thận dương, sinh ra nhiều tinh khí, gân cốt mạnh. Bởi vậy bệnh nhân thiên về bất lực, ít tinh, gân cốt yếu thì dùng.

    – Hà-thủ-ô thiên về bổ huyết nhiều hơn. Vậy bệnh phụ nữ kinh nguyệt ít, đàn ông gầy gò, hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày thì dùng đến.

    Những người bị bao tử lạnh, đau bụng tiêu chảy thì không nên dùng Hà-thủ-ô. Nhất là những người bị bệnh phổi, bị bệnh có đàm, bị nhức trong người nhiều tránh dùng Hà-thủ-ô.

    Lộc-nhung đắt gấp mấy lần Nhân-sâm, tuy nhiên chính Nhân-sâm cũng không rẻ cho lắm. Nếu muốn đỡ tốn tiền thì dùng các vị pha trước cũng đủ, không cần thiết đến các vị pha sau. Trước đây chắc vua Minh-Mệnh bị chứng phong-thấp hành hạ lâu ngày, khiến cho thận hư, can hư, huyết hư quá đáng nên y-sư Trần Ngạn-Xuân mới phải dùng 3 vị pha sau.

    Tóm tắt

    – Bệnh nhân yếu phổi, ăn ít thêm Nhân-sâm.
    – Bệnh nhân bệnh nặng hơn bất lực hoàn toàn hoặc già, trẻ con chậm lớn thêm Lộc-nhung.
    – Bệnh nhân người gầy gò, tinh huyết khô, nhất là tóc sớm bạc thêm Hà-thủ-ô.

    Hà-thủ-ô dùng để trị những người đầu sớm bạc do thận hư. Người ta thường huyền thoại hóa đi rằng Hà-thủ-ô có thể cải lão hoàn đồng, làm đầu bạc hóa đầu xanh, đó là nói quá đi. Thực sự Hà-thủ-ô chỉ làm ngừng bạc tóc mà thôi.

    Còn nếu bệnh nhân quá hư nhược, bất lực, phong-thấp thì dùng cả ba thứ ngâm sau.

    Từ sau năm 1955 trong dân gian Việt-nam thường truyền tụng thang thuốc rượu thuốc vua Minh-Mệnh, hoặc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, nhưng thang thuốc không thấy nói hai vị quan trọng là Hà-thủ-ô và Lộc-nhung. Thực sự bổ thận, chữa bệnh bất lực thì nhân-sâm không tốt bằng hai vị kia. Thang thuốc bỏ mất hai vị kia, thì công hiệu bổ thận giảm đi một nữa. Có lẽ người phổ biến thang thuốc không có đủ tài liệu, chỉ nắm được một phần, hoặc giả họ muốn dấu, mà chỉ phổ biến có vị nhân-sâm, khiến cho bệnh nhân ăn ngon.

    Thang thuốc khởi đầu do Lý Quốc-sư Nguyễn Minh-Không có tên là Lý Quốc Sư Đại bổ tửu, do Lý Quốc-sư trị cho vua Lý. Thang thuốc Thủy-Tiên Công-chúa trị cho vua Trần gọi là Thủy-Tiên trường thọ tửu hay Đông-a phục dương tửu, hay Trường xuân tửu. Đến y-sư Trần Ngạn-Xuân cải sửa, trị cho vua Minh-Mệnh được gọi là Nhất dạ lục giao sinh Thất tử hoặc Phục dương đại bổ tửu , nhưng trong dân chúng lại gọi là Rượu thuốc vua Minh-Mệnh hoặc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.

    10. KẾT LUẬN

    Phương thuốc cổ thời, từ thế kỷ thứ 12, lưu truyền sửa đổi mãi cho đến thế kỷ thứ 19 thì không sửa đổi gì nữa. Sở dĩ nó bị coi là thang thuốc bí truyền, vì chỉ nằm trong những gia đình quý tộc.

    Hiện ở đâu có người Việt là thang thuốc này được lưu truyền, pha uống bừa bãi, không hiểu nguyên do tại sao, nhất là thiếu mất ba vị căn bản.

    Chúng tôi đã phân tích, thử nghiệm lại, và được dùng rất rộng rãi trong giới các bác sĩ Âu-Mỹ châu, sau khi tốt nghiệp các đại học y-khoa, đã thấy một số bất lực y-học hiện tại, nên tìm về y-học Á-châu giải quyết. Thang thuốc đã giúp cho việc trị bệnh rất nhiều, kết quả rất tốt. Các bác sĩ ở Châu-âu thường trị chứng phong-thấp cho bệnh nhân bằng châm cứu, nhưng không biết làm thế nào cho chứng này hết tái phát, bởi châm cứu mà bổ dưỡng thì rất khó khăn, nhất là đối với người già. Bởi vậy thang thuốc này được dùng tới. Bệnh nhân bị chứng bất lực do phong-thấp ở mức độ thấp, chưa đến trình độ sưng nhức, hoặc di chứng phong-thấp làm cho bất lực, các bác sĩ không biết làm sao giải quyết, nên đã trở về với thang thuốc trên kết quả thực toàn vẹn.

    Gần đây người ta hoặc dùng phương thuốc của Quốc-sư Minh-Không, hoặc của Công-chúa Thủy-Tiên, hoặc của Y-sư Trần Ngạn-Xuân, rồi ngâm rượu bán, hoặc chế thành viên, với những tên khác nhau, nhưng không hướng dẫn tận tường, khiến người mua dùng mà không kết quả, hơn nữa có nạn tiền mất không phải tật mang, mà chết oan uổng:

    – Hoàng đế đại bổ tửu,
    – Trường xuân tửu,
    – Rượu bộ vua Minh-Mạng.
    – Minh Mạng hoàng đế hoàn.
    – V.v. và v.v.


    BS Trần Đại Sỹ



    Còn tiếp ....







  • #2
    Ngự Tửu Minh Mạng Thang

    Ngự Tửu Minh Mạng Thang (Toa Rượu Thuốc Minh Mạng)


    Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:

    I. Nhất dạ ngũ giao

    Thành phần:

    1- Nhục thung dung 12g
    2- Táo nhân 8g
    3- Xuyên Qui 20g
    4- Cốt toái bổ 8g
    5- Cam cúc hoa 12g
    6- Xuyên ngưu tất 8g
    7- Nhị Hồng sâm 20g
    8- Chích kỳ 8g
    9- Sanh địa 12g
    10 -Thạch hộc 12g
    11- Xuyên khung 12g
    12- Xuyên tục đoạn 8g
    13- Xuyên Đỗ trọng 8g
    14- Quảng bì 8g
    15- Cam Kỷ tử 20g
    16- Đảng sâm 10g
    17- Thục địa 20g
    18 - Đan sâm 12 g
    19- Đại táo 10 quả
    20- Đường phèn 300 g


    (Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)

    Cách ngâm:

    Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.



    II. Nhất dạ lục giao

    Thành phần:

    1-Thục địa 40g
    2- Đào nhân 20g
    3-Sa sâm 20g
    4- Bạch truật 12g
    5 Vân qui 12g
    6- Phòng phong 12g
    7- Bạch thược 12g
    8- Trần bì 12g
    9-Xuyên khung 12g
    10- Cam thảo 12g
    11- Thục linh 12g
    12- Nhục thung dung 12g
    13- Tần giao 8g
    14-Tục đoạn 8g
    15- Mộc qua 8g
    16- Kỷ tử 20g
    17-Thường truật 8g
    18-Độc hoạt 8g
    19- Đỗ trọng 8g
    20- Đại hồi 4g
    21- Nhục quế 4g
    22- Cát tâm sâm 20g
    23- Cúc hoa 12g
    24- Đại táo 10 quả
    Cách ngâm:


    24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.

    Chủ trị:

    Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
    Vài nhận xét của người viết

    Tôi mạn phép có vài nhận xét sau:

    a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng ( liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng.

    Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán:

    1 lượng = 30 g ( hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g)
    1 tiền = 3g
    1 phân = 0.3g

    Vậy về phân lượng trong 2 toa thuốc Minh Mạng thang trên, ta không rõ lương y Việt Nam đã dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng mới cho tiện việc cân khi mua thuốc.

    b- Trong toa Nhất dạ ngũ giao, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung.

    Trong khi trong toa Nhất nhật lục giao, thì chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ từ ở đâu

    c- Điều này rất quan trọng là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay lâu.

    Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại “one size fits all”. Do đó, với tư cách người biên khảo vô tư nhưng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm, tôi khuyến cáo bạn đọc không thể đơn phương quyết định áp dụng sự tự điều trị cho cá nhân mình mà không tham khảo những vị lương y có thẩm quyền chuyên nghiệp, nhất là những nữ bệnh nhân mang thai, hay những người có chứng huyết áp cao hay những rối loạn bệnh lý hiểm nghèo khác.

    Một vị thuốc tuy có vẻ hiền lành nào cũng có thể có những phó tác- dụng bất ngờ nhất là thuốc Bắc chưa được kiểm nghiệm như thuốc hiện đại trước khi bán ở thị trường.

    d- Một điều thứ hai tôi muốn nêu ra về công hiệu của những ngự tửu.

    Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng?

    Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là:
    Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525 - 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái

    Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái

    Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601 - 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái

    Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620 - 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.

    Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái ( 1650 - 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái

    Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* ( 1675 - 1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái

    Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 - 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái

    Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 - 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái

    Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 - 1777) có một gái

    [* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!]

    Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn( 1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả ( 1995) thì ghi là 42 con

    Mười ba đời vua là:

    Gia long ( 1762 - 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái

    Minh Mạng (1791 - 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái

    Thiệu trị ( 1807 - 1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái

    Tự Đức ( 1829 - 1883) không có con tuy nhiều vợ

    Dục Đức ( 1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói

    Hiệp Hòa ( 1847 - 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc

    Kiến Phúc ( 1869 - 1884) chưa có vợ con , chết bí mật

    Hàm Nghi ( 1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái

    Đồng Khánh ( 1864 - 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái

    Thành Thái ( 1878 - 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái**

    Duy Tân ( 1900 - 1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái

    Khải Định ( 1885 - 1925) có 1 trai

    Bảo Đại (1913 - 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái

    [** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được.

    Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]

    Duyệt qua danh sách trên, ta thấy có hai đỉnh cao về con số đông con:

    _ Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa.

    _ Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.

    Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ.

    Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt ( nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ.

    Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.

    Cửu giai là:

    Nhất giai Phi
    Nhị giai Phi
    Tam giai Tân
    Tứ giai Tân
    Ngũ giai Tiếp Dư
    Lục giai Tiếp Dư
    Thất giai Quý Nhân
    Bát giai Mỹ Nhân
    Cửu giai Tài Nhân
    và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai ( nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội)

    Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai!

    Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con.

    Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh ( hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người.

    Theo tôi những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:

    Cái đêm hôm ấy đêm gì.
    Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng


    là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ ngũ giao” hay “ lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu , giả thử còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua, đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “ long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai?

    Dựa vào kiến thức y học, câu chuyện “lục giao sanh ngũ tử “ có lẽ là ngoa ngôn hay phóng đại. Chỉ ở trong thần thoại Hy lạp, mới có thần Hercule trong một đêm gần ... 50 cô gái đã làm thụ thai 49 cô. Dẫu sao, xét về số con của vua Minh Mạng thì hậu thế phải công nhận ông thuộc vào loại có khả năng tính dục tuyệt luân.

    Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 %.

    Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục. Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt tính giao thường không phải sinh con mà sinh ra .... bắn súng nước hay bắn khói!

    Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba ( 11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng.

    Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Xem trường hợp vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.

    Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, tôi thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc bắc nào cũng có và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không phải là những thức khích hứng nhất thời làm cương cử ngọc hành hay những vật liệu chế từng những tạng phủ hay bộ phận của những thú vật nổi tiếng mạnh về sinh lý.

    Thành ra Minh Mạng thang là một loại bổ dược chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục ( aphrodisiac) như viên Okasa dạo nào của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cử ngọc hành.

    Nhiều y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tính dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là một sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng để tiếp tục trèo thì quả là tai hại!


    Nhận định về công hiệu của Minh Mạng thang.

    Vấn đề này cần một sự khảo sát và phân tích thâm cứu dựa trên những dữ kiện khoa học mà hiện nay chưa có. Tôi nghĩ rằng một ý kiến có thẩm quyền nhất là ý kiến của bác sĩ Nhật Akira Ishihara. Ông đã cọng tác với Howard S. Levy là đồng tác giả cuốn The Tao of Sex.

    Cuốn sách này rất hay vì dựa vào nhiều tài liệu hiếm quí về tính dục học cũng như y dược của Trung Hoa và Nhật bản. Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu từ thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm qui mô. Dược liệu Trung Y qua hơn 5 ngàn năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện.

    Ví dụ như Nhung gạt hươu non chứa nhiều kích thích tố , dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều Manganese thường có trong nhiều thuốc khích dục. Thành ra không phải y dược Á đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn áo hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời (empirical) của cổ nhân mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không. Vấn đề tâm lý của người dùng thuốc( linh tại ngã, bất linh tại ngã) cũng là một yếu tố quyết định.

    Tôi tự xét, không học gì về Đông Y mà chỉ là con mọt sách, ghi chép lượm lặt để viết lách, nên kính mong sự chỉ giáo của các bậc cao minh.

    Tôi còn nhớ trước 1975 có đọc quyển Vạn thị Phụ Nhân khoa do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn cờ Sài gòn. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử mà tôi viết lại theo trí nhớ:

    Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí ( Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc cân tức là gân. Gân khỏe ( Can chí) thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự; Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt ( Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai:

    Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe ( Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.

    Suy diễn như trên, ta thấy sự tính giao lý tưởng là một độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cợ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc khích hứng chẳng khác nào quất roi thúc con ngựa còm ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.

    Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận khích dục mà theo biện chứng của Đông Y phải là nhắm vào chủ đích bổ dưỡng toàn thân, bằng cách bồi bổ ba nội tạng Can, Tâm, Thận. Tôi nghĩ đây là một minh chứng về quan niệm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y:

    *Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính

    *Còn Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mạn tính.

    Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân Việt ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, người ta phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như „ one size fits all“ như cái tên khoa trương „ ngũ giao“, „ lục giao“... Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều "phó tác dung".

    Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong ( gout) thì không nên dùng. Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.



    BS Lê Văn Lân






    Comment


    • #3
      Bài thuốc tri đau nhức khớp xương (gout)

      Bài thuốc tri đau nhức khớp xương (gout)


      Cùng Các Bạn :
      Hàng năm cứ mỗi độ giao mùa đầu gối của tôi lại sưng lên và đỏ như ca chua sắp chín. Tôi (một CSVSQ/TVBQGVN) không đi đứng gì được và thường phải vào bệnh viện. Tôi đã tốn khá nhiều tiền cho Tây y và Ðông y, nhưng bệnh tình vẫn không hết. Cơ may tôi gặp được Cháu nội của một Ngự y thời Nhà Nguyễn sang Hoa kỳ du lịch. Vi này cũng là một Ðông y cho tôi Toa thuốc sau đây và tôi đã uống khoảng 30 thang (mỗi thang bổ ở ngoài tiện thuốc bắc chỉ độ $2.50) thì bệnh đau nhức khớp xương (GOUT) của tôi đã lành hẳn, ăn uống không còn kiên cử gì nữa. Tôi xin chia xẽ với các Bạn trong Gia đình Võ Bị mình Bài Thuốc này .

      Toa thuốc này Bạn Trần Tóan (TX) trong dịp dự Ðại Hội Khóa 18 năm 2008 tại San Jose, nhờ phổ biến rộng rãi trên Diễn Ðàn Khóa 18 :


      BÀI THUỐC TRỊ ÐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG (GOUT)


      - BẠCH LINH-------- --------1 Lạng

      - BẠCH TRỤC----------- ----5 Chỉ (Sao Vàng Khử Thổ)

      - Ý DĨ----------- --------- ----6 Chỉ (Sao Vàng Khử Thổ)

      - NHÂN SÂM----------- -----1 Chỉ Rưỡi

      - BẠCH GIỚI TỬ------------ 3 Chỉ

      - QUẾ CHI--------- --------- 1 Chỉ

      Mỗi Thang Thuốc đổ vào 3 chén rưỡi Nước nấu còn lại Nữa chén, uống xong , nấu lại lần thứ hai liều lượng Nước như trên, uống mỗi ngày 2 lần.


      Trần Tóan

      Còn tiếp ...






      Comment


      • #4
        11 Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Bất Lực

        11 Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Bất Lực


        Phúc Nguyễn WA sưu tầm

        Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương cứng do không ham muốn, hoặc có ham muốn nhưng không "lên" được, hay có thể cương khi được kích thích nhiều, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại như cũ.

        Bất lực hay là tình trạng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nên đàn ông thường giấu kín và âm thầm chịu đựng. Nhưng thực ra đây là vấn nạn phổ biến ở nam giới. Một kết quả nghiên cứu ở Đức cho thấy có tới 67% nam giới có vấn đề trục trặc "của quý", còn ở Pháp và Mỹ con số này tới xấp xỉ 50%.

        Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận". Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này.

        Bài 1: Nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy một tiếng. Món ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Người khoản kia ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên ăn món này.. Cần ăn 7-14 ngày.

        Bài 2: Tôm he 250g, rửa sạch ngâm vào rượu gạo 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa mạnh, thêm gia vị phù hợp ăn với cơm, món ăn này bổ thận tráng dương, cần ăn 7-14 ngày.

        Bài 3: Tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương.

        Bài 4: Gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng, sinh lực dồi dào.

        Bài 5: Đuôi lợn 250g, xuyên đoạn 250g, đỗ trọng 250g. Hầm nhừ, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ trong, ích khí, cương cử mạnh, khỏi bệnh di tinh.

        Bài 6: Khởi tử 50g, dương vật bò một bộ. Dương vật bò rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đất, đổ ít rượu trắng và khởi tử vào rồi hầm cách thủy. Tác dụng: bổ thận tráng dương, chữa khỏi bệnh di tinh, tiểu đêm nhiều lần, người già suy nhược.. Cần ăn liên tục 7 ngày.

        Bài 7: Thận dê một đôi, dái dê một cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g.. Cho vào nồi đất hầm cách thủy một tiếng. Tác dụng ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.

        Bài 8: Nhục thung dung 20g, thục địa 20g, tơ hồng 12g, sơn thù du 15g, viễn chí 10g, sơn dược 10g, nhung hươu 0,6g, ngũ vị tử 6g. Sắc đặc lấy nước uống. Cần uống ít nhất 7 thang trong 7 ngày. Riêng nhung hươu sau khi sắc được thuốc thì nuốt với nước thuốc. Tác dụng: Cường dương ích khí, động phòng bất thống.

        Bài 9: Hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày mỗi ngày một thang. Tác dụng: Bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương cử kém, tiểu đêm nhiều lần.

        Bài 10: Cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.

        Bài 11: Cá chép một con 1 kg, vừng đen 1,5kg, gạo nếp 0,5kg. Nấu cháo, ngày ăn một lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe, trẻ trung lâu dài.


        batkhuatnet


        Còn tiếp ...






        Comment


        • #5
          Dầu Dừa - Thần Dược của Nhiều Bệnh

          Dầu Dừa - Thần Dược của Nhiều Bệnh


          Bạn ạ !

          Dầu dừa mà phòng ngừa được bệnh, và nhất là dầu dừa chữa được bá bệnh ư ? Ồ ! Chuyện gì mà lạ lùng thế ? Thoạt nghe qua như là đùa cho vui – vui một tí cho đời bớt khổ vậy ?? Nhưng không đùa chút nào, các bạn ạ ! Và, hiện nay dầu dừa bỗng nhiên trở thành thần dược của nhiều bệnh nhân đang lâm cảnh nghèo khó. Qủa đúng là một tin vui vô bờ bến và là Hồng Ân Thiên Chúa ban xuống cho tất cả chúng ta !! Những ai còn nghi ngờ và có người còn trề nhún khinh chê – xin mời cứ ở đấy, mà thoải mái trong việc khinh chê và trề nhún ấy !!!

          Có nhiều tài liệu nói về liệu pháp dầu dừa rồi, và có rất nhiều kết quả lành bệnh bất ngờ đã được đăng tải trên các trang Web… Một loạt bài chia sẻ rút ra từ kinh nghiệm bản thân Hồng Nhung (HN), HN xin tách chia ra từng bài ngắn, cho các bạn dễ nắm và dễ áp dụng.

          Phương Thức

          Đi ra chợ mua dừa khô về nạo, hoặc mua dừa khô đã được nạo bằng máy xong rồi. Nhớ là chọn mua cơm dừa càng khô, chúng ta càng có nhiều dầu dừa.

          Các bạn đã từng nhìn thấy một ai đó, hoặc chính bản thân các bạn cũng từng làm nước cốt dừa, để ăn với bánh chuối – bánh bò – bánh bèo – hoặc ăn với các loại chè, hay chuối xiêm nướng chưa ? Nếu đã có làm rồi thì giai đoạn vắt nước cốt dừa, từ cơm dừa, để chuẩn bị làm nên dầu dừa, cũng giống như vậy !

          Nhưng nhớ là nhồi và bóp cơm dừa bằng đôi bàn tay đã được rửa sạch, và nhồi bóp nhiều lần thật mạnh, cho chất dừa trong cơm dừa được tuôn ra. Khi vắt lấy nước cốt, các bạn nên vắt trong miếng vải the màu trắng sạch sẽ, để mảnh nhỏ vụn của cơm dừa không bị rớt xuống nước cốt dừa đã được vắt ra. Ngày nay có bán dụng cụ gạn lọc nước cốt dừa. Nhưng dùng bằng vải the, sẽ dễ dàng trong việc vắt lấy nước cốt dừa, mà cơm dừa còn dính trong miếng vải the.

          Tùy trọng lượng cơm dừa khô, mà chúng ta cho ít nước đun sôi để còn ấm ấm vào. Ví dụ 1 ký cơm dừa khô, lúc nhồi bóp cơm dừa, chúng ta chỉ nên cho vào nhiều lắm là khoảng 2/3 chén (dùng ăn cơm ) nước thôi. Chúng ta nên làm từ 4 hay 5 lần như thế, cho đến khi cơm dừa hết sạch phần nước cốt dừa thì thôi.

          Kế tiếp, đổ hết nước cốt dừa vừa được vắt vào một cái nồi, rồi đặt nó lên bếp lửa. Chờ cho nước cốt dừa sôi bùng lên một lúc, các bạn từ từ hạ bớt lửa, giữ độ sôi vừa phải. Tuyệt đối tránh trường hợp sôi quá lớn, làm trào nước cốt dừa ra ngoài miệng nồi. Sẽ bị vừa phí công vừa phí của !!

          Đặc biệt : Không cho bất cứ thứ gì như muối đường vào nồi nước cốt dừa ! Và, bạn thân mến ! Tiếp theo mới là ‘kỳ công’ của bạn đây ! Vì các bạn bị buộc phải ngồi chờ bên bếp lửa trong một thời gian rất lâu. Có khi mất cả 5-6 tiếng đồng hồ hay lâu hơn thế nữa, cho nồi nước cốt dừa được sôi bốc hết nước , và cạn dần – cạn dần xuống.

          Phải kiên nhẫn ngồi chờ đến khi các bạn nhìn thấy dầu dừa là phần nước trong – đặc biệt là không màu vì vừa mới ‘ra lò’ mà , và ngửi nghe mùi thơm lừng của dầu dừa thì tắt bếp, và bê nồi ra khỏi bếp lửa. Tìm cách gạn lọc phần bã dừa đã bị cháy vàng ra khỏi dầu dừa.

          Chờ cho dầu dừa thật nguội, rồi rót dầu dừa vô một cái phễu cho dầu dừa chảy vào cái chai bằng sành. Nhiều dầu dừa thì cho vào nhiều chai, và đậy nắp thật kín lại.

          Mách các bạn nhé !

          *Muốn cho bã dầu dừa không bị cháy khét, trong quá trình làm dầu dừa chưa hoàn tất, khoảng 10 phút chúng ta lấy đũa hay muỗng có cán dài để trộn đều bã dầu lên một lần.

          *Bã dầu dừa đã được lấy hết chất dầu ra rồi, đem trộn với cơm nóng, ăn ngon tuyệt vời !!!

          *Dầu dừa được chứa vào chai hay lọ bằng sành ; được bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo, dầu dừa sẽ bảo đảm chất lượng trong thời gian ít nhất là nửa năm. Muốn cho dầu dừa được bảo quản bền lâu, không nên cho ánh nắng mặt trời bao phủ quanh chai, hay lọ chứa dầu dừa.

          ***Hiện nay dầu dừa cũng được bày bán ngoài thị trường, như người ta bày bán các loại dầu ăn. Nhưng để chữa bệnh, chúng ta nên tự làm lấy dầu dừa, sẽ được yên tâm hơn ! Những ai không hội đủ điều kiện tự làm lấy dầu dừa, thì nên đi tìm chia lại ở các nơi làm công tác chữa bệnh từ thiện bằng dầu dừa. Dầu dừa ở các nơi này được bảo đảm là dầu dừa thứ thiệt 100%.

          Cách Dùng

          Đã có người hỏi Hồng Nhung (HN): “Dầu dừa là một chất loãng vừa trơn vừa béo vừa thơm râu thơm miệng, ngoài ra dầu dừa có cái quái gì nữa đâu mà nhai ?” HN cười hì hì …Đừng nóng vội bạn ạ ! Từ từ HN nói cho mà nghe. Nhưng khi bạn bị nghiện nặng cái vụ nhai dầu dừa vì ‘wá đã’, thì chớ có đi tìm HN mà bắt đền đấy nhé ! Này nghe đây bạn ạ, hiện nay HN nhai dầu dừa tới 4 lần trong một ngày.

          *Buổi sáng sớm sau khi thức dậy, và sau khi đã đánh răng rửa mặt.

          *Buổi trưa, sau khi dùng cơm trưa.

          *Buổi xế chiều trước khi đi dự Thánh Lễ.

          *Buổi tối trước khi leo lên giường ngủ.

          Mỗi buổi như vậy HN nhai liên tiếp 2 lần dầu dừa. Mỗi lần nhai, HN nhai với dung lượng 02 muỗng cà phê.

          Đặc biệt, HN không tính thời gian phải nhai là 10 phút hay 15 phút… (1) Mà HN cứ nhai từ từ cho đến khi nước bọt hòa cùng dầu dừa, tới ngập cả miệng, không thể nào ngậm, không thể nào nhai được nữa, thì HN đi nhổ hết nó ra.

          -Chú thích (1) : Vì cơ địa mỗi người mỗi khác, chúng ta khó có thể ấn định thời gian là bao lâu, cho một lần nhai dầu dừa.

          *Đối với người còn khỏe mạnh và có ‘tinh thần ăn uống’ thì đôi khi chỉ cần nhai dầu dừa trong vòng chưa tới 15 phút thì nước bọt đã tuôn ra làm đầy ứ cả miệng rồi.

          *Đối với người bị bệnh lâu năm, nằm liệt trên giường để chờ chết, đưa cho họ vàng ngọc quí giá bao nhiêu họ cũng không màng, đừng nói chi đến việc đổ dầu dừa vào miệng họ, rồi bảo họ nhai… Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi chúng ta khuyến khích bệnh nhân nhai dầu dừa, thì họ cứ ngậm đó, trong thời gian có khi cả tiếng đồng hồ. Nước bọt của họ gần như bị khô đặc, và khó có thể tiết ra miệng như người còn khỏe mạnh.

          -Gặp trường hợp như vầy, chúng ta nên cho bệnh nhân uống dầu dừa, (2) và dùng dầu dừa để xoa nhẹ và bóp nhẹ lên các vùng bệnh nhân đang bị đau nhức, hay đang bị lở loét.

          -Chú thích (2) : Uống mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê dầu dừa. Một ngày 3 lần, sáng trưa chiều tối. Uống được như vầy rất tốt, đối với bệnh nhân đang bị tình trạng táo bón, hoặc đối với bệnh nhân cần tống đẩy chất độc hại ra ngoài theo đường toát mồ hôi và đường tiêu tiểu. (Nhằm đề phòng bị tiêu chảy, 3 ngày đầu, nên uống mỗi ngày một muỗng cà phê dầu dừa thôi. Sau đó tăng lên mỗi ngày 2 muỗng, và cuối cùng là 3 muỗng cà phê dầu dừa, đều đặn cho mỗi ngày ).

          -Chú ý : Không được cho bệnh nhân đang bị bệnh tiêu chảy uống dầu dừa ! Mà chỉ động viên bệnh nhân kiên nhẫn nhai dầu dừa cho các vi trùng vi khuẩn gây bệnh bị tống đẩy ra ngoài, theo đường tiết nước bọt mà thôi. Muốn cho bệnh nhân uống dầu dừa, kết hợp với nhai dầu dừa, nhằm giúp mau lành bệnh, chúng ta phải chờ cho người bệnh nhân thật sự hết bị bệnh tiêu chảy.

          Tại sao lại nhai dầu dừa ??

          Máu huyết trong con người chúng ta cần được lưu thông theo hệ tuần hoàn. Chỗ nào bị tắt nghẽn, chỗ đó gây đau nhức, để lâu có thể sinh ra các loại bệnh không thể lường trước được. Do vậy các bác sĩ đều khuyên mọi người nên tập thể dục hằng ngày. Khi tập thể dục như chạy bộ và đi bộ, hay đứng tập tại chỗ theo các bài tập dưỡng sinh : - Phần cổ - phần ngực – phần cột sống – phần eo bụng – phần mông ; và cả phần gân cốt của tay chân chúng ta nữa đều được cử động nhịp nhàng thoải mái, sau đó chúng ta liền thấy khỏe ra.

          Còn phần hai hàm răng – lưỡi – và hai bờ môi của chúng ta thì sao ?

          Chúng cũng cần được luyện tập thể dục nữa chứ ! OK, đúng đấy !!

          Ôi ! Tuyệt vời vô cùng !!!

          Nhai dầu dừa như thế nào ??

          Lưu ý 1.


          Người còn khỏe nên nhai dầu dừa với tư thế ngồi hay đứng. Với tư thế ngồi hay đứng dễ làm tiết nước bọt hơn là nhai với tư thế nằm. Nhai với tư thế nằm, nếu không được nằm gối cao, dầu dừa dễ chui ngược vào cổ họng, gây sặc sụa rất khó chịu.

          Lưu ý 2.

          Nhai dầu dừa với mục đích chữa bệnh hay đề phòng lây nhiễm bệnh đều không nên lo ra bởi các chuyện đời thường bu quanh chúng ta! Mà chúng ta cần tập trung cao độ trong việc vừa nhai vừa kết hợp với tâm tình cầu nguyện. Chắc chắn sẽ có kết quả nhanh bất ngờ.

          Hồng Nhung (HN) vẫn thường thực hành 3 bước đều đặn, cho một lần nhai dầu dừa như sau :

          Bước1

          Đánh răng – súc miệng – cạo lưỡi thật sạch sẽ, trước khi nhai dầu dừa.

          ( Nhằm để tiện theo dõi và khẳng định các chất dịch độc hại của các loại bệnh hoạn nguy hiểm, đang bị tống ra ngoài theo đường nước bọt, hòa cùng chất dầu dừa trắng và trong, tùy người mà chất dịch này trở thành một chất bầy nhầy có màu sắc khác nhau : Như màu vàng ngà ngà, màu xanh lợt nhẹ, màu ửng đo đỏ như có pha chút máu…và màu nâu đen đối với những ai mắc chứng bệnh nan y lâu năm).

          Bước 2

          Lấy dầu dừa vừa đủ 2 muỗng cà phê , cho vào miệng.

          a.Nhai vụn nhỏ dầu dừa trước nhất bằng những chiếc răng cửa, của hai hàm trên và dưới. (Trong vòng 3 phút) Nếu chưa quen thì lúc nhai, hãy tưởng tượng như chúng ta đang nhai một miếng thịt, hay một miếng bánh mà chúng ta rất ưa thích.

          b.Nghiêng đầu về phía tay phải, cho dầu dừa trong miệng dồn về phía phải, và chúng ta nhai mạnh bằng hai hàm răng bên phải. Vừa nhai vừa dùng đầu lưỡi tiếp trộn đảo chất dầu dừa lên. (Trong vòng 3 phút).

          c.Nghiêng đầu về phía tay trái, cho dầu dừa trong miệng dồn về phía trái, và chúng ta nhai mạnh bằng hai hàm răng bên trái. Cũng vừa nhai vừa dùng đầu lưỡi tiếp trộn đảo chất dầu dừa lên. (Trong vòng 3 phút).

          d.Tiếp theo là nhai tự do. Có người quen nhai với hai hàm răng bên phải. Có người quen nhai với hai hàm răng bên trái. Và chờ khi nước bọt hòa cùng dầu dừa đầy ứ cả miệng rồi, chúng ta làm động tác súc miệng nhiều lần, rồi đi tìm chỗ kín đáo sạch sẽ mà nhổ hết chúng ta. …

          Bước 3

          Nhìn vào gương, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện chiếc lưỡi của chúng ta, đã được chúng ta cạo rất sạch sẽ trước khi nhai dầu dừa, vậy mà giờ đây lại bị đóng chất bợn dơ màu trắng đục quá nhiều. Chúng ta cần phải cạo lưỡi cho thật sạch sẽ nữa.

          Xin mách các bạn :

          Cạo lưỡi thật sạch sẽ, là động tác không thể quên, sau mỗi lần nhai dầu dừa.

          Sẽ được thích vô cùng các bạn ạ !

          Do bởi ngoài việc nhai dầu dừa để chữa bệnh và phòng bệnh, toàn bộ răng lưỡi cùng hai bờ môi của chúng ta luôn được thơm tho và ngọt ngào

          Bạn nào có chồng – có vợ - có ý trung nhân rồi, cứ việc cho người mình yêu , hôn môi mình thoải mái !!!

          Như các bạn biết, hiện nay có nhiều bệnh nhân được thoát khỏi bệnh tật hiểm nghèo, nhờ uống và nhai dầu dừa rồi nhổ bỏ ra. Thú thật, thoạt đầu Hồng Nhung (HN) dứt khoát không tin dầu dừa lại có chức năng hữu hiệu trong việc chăm lo sức khỏe đến thế ! Và HN còn cho đây là ‘chuyện tào lao binh’ nữa đấy ! Nhưng bây giờ HN tin, quá là tin rồi. Và vì có kết quả ngoài mong muốn nhờ nhai và uống dầu dừa, HN xin phép được thần thánh hóa cây dừa thành Ông Thần Dừa. Xin các bạn chớ có cười HN nha !

          Bạn thân mến !

          Ngoài việc viết lách vì làm kiếp tằm buộc phải nhả tơ, Hồng Nhung còn có hai nghề tay phải – tay trái là nghề dạy học, và nghề hát trong ca đoàn tại nhà thờ. Nghề nào HN cũng cần phải đứng gần người khác và đứng giữa đám đông. Do vậy, từ lâu HN rất sợ việc nếu mình bị bệnh hôi miệng. Và muốn đề phòng cho mình không bị hôi miệng, HN đã từng vất vả với việc đánh răng – súc miệng – cạo lưỡi thường xuyên trong ngày, và nhất là trước khi đi ra ngoài. Nay HN phát hiện ra dầu dừa giúp mọi người chúng ta diệt được tận gốc việc bị hôi miệng, nếu bạn là người đang bị bệnh hôi miệng. Hoặc chúng ta chỉ ngậm và nhai dầu dừa với mục đích đề phòng môi miệng mình bị toát ra mùi khó chịu.

          Ngày đầu tiên nhai dầu dừa, quả đúng là ngày khủng khiếp đối với HN !

          Tại sao ???

          Thưa, vì hai lý do:

          Lý do thứ nhất

          Vì HN phải đưa vào miệng một chất dầu loang loãng – nhơn nhớt …để mà nhai. Nhai như nhai một khoảng không trơn tuột. Nó có mà không. Nó không mà có. Nó ngồ ngộ kỳ kỳ ! … Có lúc nó khiến HN như muốn buồn nôn. Nhưng vì muốn ‘thử nghiệm xem sao’ HN cố gắng tập trung để nhai. Nhai…và nhai…

          Lý do thứ hai

          Trong lúc nhai dầu dừa, HN cho đầu lưỡi quơ quậy liên tục. Khoảng 15 phút sau, HN nghe trong miệng mình có một dung dịch khác. Dung dịch này sềnh sệch, nặng nặng ở đầu lưỡi, chứ không loãng và nhẹ như chất dầu dừa lúc ban đầu. HN tiếp tục nhai cho đến lúc hai bên má mình như bị phùng to ra, HN đi nhổ hết chúng ra trong một ly thủy tinh.

          Trời đất ơi ! Trước mắt HN, trong cái ly thủy tinh, một dung dịch gì mà nhìn khủng khiếp quá !!! Trước khi nhai dầu dừa HN đã đánh răng súc miệng cạo lưỡi thật sạch rồi mà.

          À, thì ra cái dung dịch màu vàng đục, có bốc lên cái mùi chua chua tanh tanh nữa, chính là mầm móng gây bệnh cho HN, mà trước kia HN chỉ biết tống nó ra ngoài bằng cách trông mong vào việc tập thể dục hằng ngày, và xông hơi 2 lần trong một tháng.

          Những ngày nhai dầu dừa kế tiếp…Chất dịch màu vàng đục gây bệnh trong cơ thể HN, phai dần …phai dần…Cho đến hôm nay, sau gần 10 ngày áp dụng nhai dầu dừa, (mỗi ngày nhai ít nhất 4 lần, như HN viết trong bài thứ hai ) bản thân HN đã có 3 TIN VUI cụ thể. Ôi ! Tạ Ơn Chúa biết bao !!!

          TIN VUI thứ nhất

          *-HN không còn lo môi miệng của mình thiếu sự thơm tho. Rồi việc ngậm kẹo cay, hay nhai kẹo gum, khi HN đi ra ngoài, không còn là vấn đề cần thiết nữa. Nhìn vào gương, hai hàm răng chưa phải là răng giả của HN đã được dầu dừa tẩy xóa trắng bóng hơn. Phần lưỡi của HN cũng được ửng lên một màu hồng non. Ôi ! Ông Thần Dừa của HN, cho HN niềm tự hào về răng miệng của mình !!

          TIN VUI thứ hai

          *-HN cao 1m 55 ; nặng 60 ký ; thuộc dạng thấp thấp tròn tròn. Vòng eo HN cố giữ ở mức 78 cm, nhưng nó cứ vọt lên 80 cm. Có lúc HN mê viết, bỏ cử tập thể dục và ăn uống không kiêng, vòng eo tăng lên 82 cm. Vòng mông từ 90cm nhảy lên 105cm. Ôi, trời đât ơi ! ‘Người đẹp’ cái kiểu gì mà nhìn ‘vĩ đại’ đến thế ?? Lại còn khi HN bước đi, tướng dáng HN giống như con vịt mái dầu nguýt nguẩy cái phao câu của nó trên bờ ruộng nữa chứ.

          Âý vậy mà HN nào ngờ Ông Thần Dừa của HN, đã nhẹ nhàng và kỳ diệu trong việc rút dần phần mở dư trong cơ thể của HN ra. Gíup phần eo bụng của HN xẹp xuống, đến mà ngạc nhiên.

          ‘Hột mít HN’ nhờ Ông Thần Dừa, mà trong tương lai không xa mấy, nhất định HN sẽ lấy lại phong độ thon gọn xưa kia, và sẽ rất tự hào khi khoác chiếc áo dài đi dự Thánh Lễ, hoặc đứng dạy học.

          TIN VUI thứ ba

          Hiện nay thỉnh thoảng HN vẫn còn đi bơi ở các hồ bơi. Quy luật của hồ bơi phải mặc đồ tắm. HN tự hào vì làn da tính từ cổ trở xuống của HN không đến nỗi ‘tệ’ lắm, nên HN mới dám mặc quần áo tắm, đi đứng rất tự nhiên trước mặt ‘văn võ bá quan’! Nhưng còn phần da mặt của HN, quá ư là tệ, và rất dễ bị dị ứng ! Ăn ớt, hay ăn các thức ăn bổ dưỡng vô là biết tay mụn ! Đi chữa hoài, bác sĩ cũng bó tay @.com luôn, và cuối cùng ông bác sĩ thân quen đành nói câu ‘phá huề’ : ‘Tại bà hãy còn sống lại cái tuổi hồi xuân í !!’

          Eo ơi ! Cái ông bác sĩ thật là tiếu lâm, bạn ạ ! Có chăng, HN chỉ cảm thấy mình còn sung sức hơn nhiều người bạn cùng tuổi khác, chứ HN còn hồi cái quái xuân gì nữa mà hồi xuân cơ chứ ???

          Và, mỗi lần cần đi ăn tiệc cưới hay đi dự tiệc sinh nhật của bạn bè, HN phải bỏ thời gian ngồi trước gương rất lâu, để nhờ các mỹ phẩm che bớt khuyết điểm trên gương mặt ‘xấu xí’ của mình. Ngồi vào bàn tiệc, đưa vô miệng cái gì HN cũng sợ bị nổi mụn sau đó.

          Vậy mà giờ đây, sau chưa đầy 10 ngày nhai dầu dừa và dùng dầu dừa bôi lên khắp mặt, mụn trên mặt HN đã được bớt đi rất nhiều. Các lỗ chân lông cũng từ từ được se khít lại. Khi đi ra ngoài, HN không cần xài kem phấn như trước kia nữa. HN vui mừng vô cùng ! Và đi đâu, lúc nào, HN cũng muốn phóng loa rền vang lên:

          ALLO ! ALLO ! ALLO !

          Hồng Nhung xin loan TIN VUI đây ! Xin hãy lắng nghe này !

          Rằng thì là : Ông Thần Dừa ‘yêu vấu’ của HN coi ‘cù mèn’ như vậy đó, mà Ông còn là một vị Bác sĩ Thẩm Mỹ nữa đấy, các bạn ơi !!

          *** Đàn ông – đàn bà – thanh niên – thiếu nữ …Ai cần trị bệnh và đề phòng bệnh ; nhất là trị mặt bị mụn – mặt bị nám ; hoặc muốn hút mỡ bụng – hút mỡ hông – hút mỡ đùi – hút mỡ tùm lum tùm la trên toàn thân, xin hãy tìm đến Ông Thần Dừa, rồi xin ông một vài lít dầu dừa, để về nhà rồi tự nhiên nuốt chửng, và nhai nghiến chất dầu của ông ấy ra !!!

          Kết quả sẽ được đẹp như mơ.

          Bạn nào không tin, cứ việc áp dụng thử, sẽ được chứng thực ngay.

          Theo suy nghiệm của Hồng Nhung (HN), mọi người khỏe mạnh chúng ta còn sống trên trần gian này giờ phút nào, là còn cần đến việc phải uống – phải nhai dầu dừa để phòng ngừa đủ thứ bệnh giờ phút đó.Và phải duy trì việc làm này,đến khi nào chúng ta tắt thở thì thôi, nếu chúng ta muốn kéo dài thêm tuổi thọ. Suy nghiệm của HN có cường điệu lắm không ?? Thưa, không, không bao giờ HN cường điệu bất cứ sự việc gì. Huống hồ gì vấn đề nhai và uống dầu dừa để chữa bá bệnh – và đề phòng được nhiều thứ bệnh là vấn đề nghiêm trọng mà loài người trên cả thế giới đang quan tâm.

          Như các bạn biết, hiện nay các chất hóa học là mầm độc hại gây bệnh , rất hiếm khi vắng mặt trong các loại thực phẩm bày bán khắp nơi. Có khi chúng còn có ngay trong gạo – thịt – cá – rau củ quả - và các loại trái cây nội địa hay du nhập từ Trung Quốc, nói chung. Chúng ta, nhất là những người đang sống tại các thành phố lớn, nhà còn ở rất chật chội, lấy đất đâu ra mà trồng trọt, thử hỏi chúng ta phải tính làm sao đây ?? Không lẽ chúng ta không ăn không uống gì hết, để trân mình chờ chết à ???

          Thôi thì, ‘ai sao tôi như vậy’ Amen ! Vì ví dụ môi trường hít thở và các thực phẩm dinh dưỡng hiện nay như là nước, thì chúng ta như là cá, và cá không thể nào sống thiếu nước được. Do vậy, dù bị sống trong hoàn cảnh ra sao đi nữa, chúng ta cũng tự tin và phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa chúng ta.

          Rất may mắn và phúc đức thay ! Đối với nhiều người trong nước, và tại các quốc gia khác, đã đọc được các tài liệu nói về dầu dừa, và họ đã tin, và họ đã và đang áp dụng với một lòng Tin – Yêu !! /)/hờ dầu dừa, họ được giải phóng ra khỏi sự lo âu về bệnh tật, và không còn lo lắng quá nhiều về các chất hóa học nhằm làm tăng trưởng và nhằm giữ cho tươi – giữ cho bền lâu, thường có trong các thực phẩm tươi sống hay chế biến sẵn.

          Chúng ta có cho các chất hóa học vô cùng nguy hiểm vào bao tử, rồi chúng ta cũng có cách tống khứ chúng ra ngoài, nhờ dầu dừa. Cái vòng luân chuyển được lập đi lập lại luôn mãi này, có phải chăng dầu dừa chính là Hồng Ân của Thiên Chúa, giúp chúng ta giữ được sự thăng bằng về thể chất, và giúp chúng ta rất tự tin trong cuộc sống có rất nhiều đe dọa hiện nay ??

          Một kinh nghiệm nhỏ.

          Dung dịch gồm nước bọt và dầu dừa trong miệng chúng ta, sẽ có màu và vị giống như màu trắng bột của nước cốt dừa, có béo có ngọt có thơm , mà chúng ta hay ăn với các loại bánh hay các loại chè, nếu chúng ta hoàn toàn không kết nạp vào bao tử chúng ta các thức ăn không bảo đảm chất lượng nữa.

          Nhưng nếu chỉ trong một ngày sau thôi, chúng ta được mời đi ăn tiệc cưới – tiệc sinh nhật chẳng hạn, dung dịch gồm nước bọt và dầu dừa được nhai và được nhổ ra ngoài, sẽ không còn giống như nước cốt dừa nữa, mà sẽ là một dung dịch màu vàng đục, đôi khi còn toát lên mùi tanh tanh nữa.

          Tóm lại, xin nhắc lại câu mở đầu, mà HN đã chia sẻ trong bài viết cuối về dầu dừa này :

          “ Theo suy nghiệm của Hồng Nhung, mọi người khỏe mạnh chúng ta còn sống trên trần gian này giờ phút nào, là còn cần đến việc phải uống – phải nhai dầu dừa để phòng ngừa đủ thứ bệnh giờ phút đó.Và phải duy trì việc làm này, đến khi nào chúng ta tắt thở thì thôi, nếu chúng ta muốn kéo dài thêm tuổi thọ.”

          Hồng Nhung


          ĐỊA CHỈ MUA DẦU DỪA


          Ở Mỹ mua dầu dừa ở một trong những chỗ sau:

          -Health Food Store nào cũng có bán. ( khoảng $12, 12oz)

          -WalMart:

          *dầu dừa nhãn hiệu: LOU ANA Coconut Oil, để ở dãy bán dầu ăn, dầu này dùng để chiên xào nấu ăn vì được khử mùi , chiên chả giò ngon lắm. Lưu ý đến chi tiết này thì mới tìm được dầu dừa ở WalMart: đựng trong 1 hộp plastic (gần giống như hộp sữa bột để pha càphê sữa), hộp màu trắng, nắp màu xanh lá cây, 31 oz, giá $5.42

          *Virgin Coconut Oil ở chỗ bán thuốc tây, dãy bán vitamin, herbs . Khoảng $12 , 12oz

          - Order trên internet: mua gallon giá sẽ rẻ hơn: $50-$70 một gallon loại virgin coconut oil, $40 một gallon expeller coconut oil, không mùi, dùng cho chiên xào rất ngon.



          Healthy Traditions is the home for Tropical Traditions, Grass-fed Traditions, Household Traditions, and the Healthy Buyer's Club network.


          http://simplycoconut.com Tiến sĩ Fife thích dầu nơi này Aloha Nu Extra Virgin coconut Oil. Ngoài ra có thể mua sách của tiến sĩ Fife ở đây.



          Ở Canada

          xin lien hệ web: http://www.crystalcoco.com/productvn...Fc0tpAod_3d4DA


          batkhuatnet


          Còn tiếp...






          Comment

          Working...
          X