Trường xuân bất lão
Huyền thoại Adam-Eve qua dịch lý
Huyền thoại Adam-Eve và vườn Eden, ngoài cái ý nghĩa chánh là nói lên ý nghĩa 4 thời kỳ : vàng, bạc, đồng, sắt, còn có những ý phụ là bàn về sự thọ yểu nữa.
Thời hoàng kim là thời con người song trong cái tâm hư (hay tâm thái nhất) nên sống lâu. Nội kinh bảo: “trường sinh chi thuật viết hư vô”.
Điềm đạm hư vô,
Chân khí tùng chi.
Tinh thần nội thủ,
Bệnh an tùng lai!
ở hoàng đế, trong sách Liệt Tử có nói đến cõi “Thiên đường” (paradis céleste) ấy như sau: “Nước đó không có vua, tự nhiên mà trị. Dân không thị dục, tự nhiên mà sống. họ không ham sống, không ghét chết, nên không có ai chết yểu. họ không yêu riêng mình mà lãnh đạm với người, nên không yêu không ghét. Không ác cảm với người trái mình, không thiện cảm với người thuận mình, nên không có lợi, không có hại, không thích, không tiếc. Họ không úy kỵ cái gì cả, xuống nước không chìm, vô lửa không cháy…cái đẹp cái xấu không làm động được long…”(*)
Đoạn văn trên đây toàn dung giọng nói bóng: Bảo người thời hoàng kim xuống nước không chìm, vô lửa không cháy” là muốn nói con người đã thực hiện được tâm hư đứng ngay hoàng cực, tức là chổ thủy hỏa đã điều hòa (thủy hỏa ký tế) nên mới bảo “xuống nước không chìm, vào lửa không cháy”. Người sống trong nhị nguyên thì nước là thù mà lửa cũng là thù, vì 2 nguyên lý này tách rời nhau, là những thứ đối lập nhau.
(*) “họ không ham sống, không ghét chết, nên không có ai chết yểu”. Đây là một mật pháp căn bản của thuật trường sinh bất lão.
Người song trong thời hoàng kim không ăn thịt thú vật mặc dù Adam sống chung với các loài thú trong niềm thông cảm. Ông ăn toàn hoa quả. Cho nên người tu hướng về Đạo bao giờ cũng thích dung rau trái mà người chúng ta thường bảo là “ăn chay”. Sự thông cảm giữa người và lòai vật không những có được ở thời hoàng kim mà ngay cả ở thời hắc ám, những bật “chân nhân” có thể thông cảm với loài thú, ngay với loài thú dữ. Đó là đặc điểm của người thực hiện được tâm hư, không cần tu “thiên nhĩ thông” mà vẫn thông cảm với các loài thú. Cũng trong thiên Hoàng Đế sách Liệt Tử có đoạn văn nói đền tình trạng than mật giữa con người và cầm thú: “Thời thái cổ người và các loài vật sống chung nhau… Họ hiểu tiếng nói các loài cầm thú, cầm thú cũng hiểu tiếng nói của họ. chỉ về thời có vua chúa loài người và cầm thú xa nhau. Người giết hại thú cầm, chúng đâm ra sợ hãi và tự vệ mới có sự xô xát với nhau”. Sách Trang Tử, thiên thứ 9 (Mã Niếp) cũng có nói: “ Thời ấy cầm thú tự nhiên để cho người bắt dẫn mà không kháng cự: người ta không bao giờ làm hại chúng”. Chính trong thánh kinh cũng đã nói như thế.
Ngày nay, trường hợp thông cảm ấy giữa người và thú cũng đã có xãy ra, như câu chuyện mà Paul Bruton đã kể trong quyển L’Inde Secrète: “Mỗi đêm, một con cọp vào hang mà Ramama Maharshi ở. Nó liếm tay ông, còn ông thì vuốt ve nó. Suốt đêm con thú dữ ấy nằm ngủ dưới chân ông đến sang”. (*) câu chuyện về thánh Francois d’Assise đã thuyết phục được con chó sói ở Gubbio cũng đã nói lên được phần nào cái thuyết trên đây: người và vật có thể thông cảm nhau. (*).
Vườn Eden đặt ở phương đông lại cũng trùng với hà đồ trong kinh dịch: Đông phương thuộc mộc. Eden tượng trưng cõi thiên đường, thì đối phương là phương tây, tượng trưng cõi địa ngục (thiên = là dương;địa = là âm). Hướng đông chứa đầy sinh khí, thì tây phương chứa đầy tử khí: ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm cùng ánh mặt trời buổi hoàng hôn khác nhau xa.
Vì vậy người sống trong tâm hư (tâm nhất nguyên) song lâu hơn người sống hằn học về những chuyện thị phi vinh nhục của nhị nguyên, như chúng tôi đã vừa trình bày ở trên. Cho nên, theo thần thoại, Adam song đến 930 tuổi Eve sống 960 tuổi (gần 1000 năm). Đàn ông song không lâu bằng đàn bà. Về sau đi lần qua thời hắc ám thì tuổi thọ càng ngày càng giảm, vì đó là thời của chiến tranh, và là chiến tranh bất tận. những lúc gọi là hòa bình chỉ là những cuộc “hưu chiến” mới đúng hơn, vì đó là những thời gian chiến tranh lạnh, dự bị cho nhũng cuộc chiến tranh tàn sát mới khác, càng ngày càng them khốc liệt.
Tây phương làm bá chủ hoàn cầu ở thời sắt thép, cho nên họ thích dung bạo lực và tàn sát tập thể trong những cuộc chiến tranh toàn diện (guerre totale) mà tất cả đều phải chết chứ không riêng gì các chiến sĩ.
(*) trong sách liệt tử có câu chuyện sau đây: có nhiều trẻ em hàng ngày chơi với đàn hải điểu ở ven bờ biển. Hải điểu đến trùng trùng giởn với đám trẻ ấy. một hôm, cha của chúng bảo: chúng bây bửa nay hãy lừa chúng lại gần rồi bắt nó về đây cho cha. Hôm ấy, đàn trẻ đến bờ biển chơi với đàn hải điểu, nhưng lạ thay, đàn hải điểu đến, nhưng không một con nào đáp xuống cả (Hoàng đế thiên, chương II).
Thời gian của mỗi tiểu vận trong mấy đại vận dài ngắn không đồng nhau. Đại khái được xắp xếp như sau (nếu kể 1 kỳ là 1000 năm):
Thời vàng: 4 (400năm)
Thời bạc : 3 (300 năm)
Thời đồng: 2 (200 năm)
Thời sắt: 1 (100 năm)
Nếu lấy 100 năm kể 1 kỳ, thì có thể chia phân tuổi thọ của con người thời hắ
c ám như sau:
Thời sắt trung bình sống 30 tuổi
Thời đồng: “ 60 tuổi
Thời bạc: “ 90 tuổi
Thời vàng “ 120 tuổi
Đây chỉ là những con số tượng trưng đại thể mà thôi.
Cũng nên biết rằng mỗi chu kỳ đại hóa, nếu gồm chung 4 mùa, thì mỗi mùa cung tự chia làm 4 thời: vàng, bạc, đồng, sắt.
“thời hắc ám” hiện nay đã khởi từ 4000 năm, thử chia ra làm 2 giai đoạn, căn cứ vào công nguyên: 2000 năm trước CN, và 2000 năm sau CN (mỗi đại vận gồm 4 tiểu vận, và mỗi tiểu vận đương nhiên nằm gọn trong đại vận như trong cách tính đại vận và tiểu vận trong khoa tử vi).
Ngàn thứ 2 trước công nguyên (1000 năm)
Vàng : Thời vàng : từ năm 2000 đến 1600 (trước CN)
“ bạc: từ năm 1600 đến năm 1300 (trước CN)
“ đồng: từ năm 1300 đến năm 100 (trước CN)
“ sắt : từ năm 1100 đến năm 1000 (trước CN)
Ngàn thứ nhất trước công nguyên (1000 năm)
Bạc: Thời vàng : từ năm 1000 đến 600 (trước CN)
“ bạc: từ năm 600 đến năm 300 (trước CN)
“ đồng: từ năm 300 đến năm 100 (trước CN)
“ sắt : từ năm 1100 đến năm 1 (trước CN)
CN
Ngàn thứ hai sau công nguyên (1000 năm)
Sắt : Thời vàng : từ năm 1 000 đến 1400 ( sau CN)
“ bạc: từ năm 1400 đến năm 1700 (sau CN)
“ đồng: từ năm 1700 đến năm 1900 (sau CN)
“ sắt : từ năm 1900 đến năm 2000 (sau CN)
Hiện nay, chúng ta đang ở vào khỏang năm 1900 đến năm 2000, tức là ở vào “thời sắt”đoạn cuối cùng của chu kỳ.
ST
Huyền thoại Adam-Eve qua dịch lý
Huyền thoại Adam-Eve và vườn Eden, ngoài cái ý nghĩa chánh là nói lên ý nghĩa 4 thời kỳ : vàng, bạc, đồng, sắt, còn có những ý phụ là bàn về sự thọ yểu nữa.
Thời hoàng kim là thời con người song trong cái tâm hư (hay tâm thái nhất) nên sống lâu. Nội kinh bảo: “trường sinh chi thuật viết hư vô”.
Điềm đạm hư vô,
Chân khí tùng chi.
Tinh thần nội thủ,
Bệnh an tùng lai!
ở hoàng đế, trong sách Liệt Tử có nói đến cõi “Thiên đường” (paradis céleste) ấy như sau: “Nước đó không có vua, tự nhiên mà trị. Dân không thị dục, tự nhiên mà sống. họ không ham sống, không ghét chết, nên không có ai chết yểu. họ không yêu riêng mình mà lãnh đạm với người, nên không yêu không ghét. Không ác cảm với người trái mình, không thiện cảm với người thuận mình, nên không có lợi, không có hại, không thích, không tiếc. Họ không úy kỵ cái gì cả, xuống nước không chìm, vô lửa không cháy…cái đẹp cái xấu không làm động được long…”(*)
Đoạn văn trên đây toàn dung giọng nói bóng: Bảo người thời hoàng kim xuống nước không chìm, vô lửa không cháy” là muốn nói con người đã thực hiện được tâm hư đứng ngay hoàng cực, tức là chổ thủy hỏa đã điều hòa (thủy hỏa ký tế) nên mới bảo “xuống nước không chìm, vào lửa không cháy”. Người sống trong nhị nguyên thì nước là thù mà lửa cũng là thù, vì 2 nguyên lý này tách rời nhau, là những thứ đối lập nhau.
(*) “họ không ham sống, không ghét chết, nên không có ai chết yểu”. Đây là một mật pháp căn bản của thuật trường sinh bất lão.
Người song trong thời hoàng kim không ăn thịt thú vật mặc dù Adam sống chung với các loài thú trong niềm thông cảm. Ông ăn toàn hoa quả. Cho nên người tu hướng về Đạo bao giờ cũng thích dung rau trái mà người chúng ta thường bảo là “ăn chay”. Sự thông cảm giữa người và lòai vật không những có được ở thời hoàng kim mà ngay cả ở thời hắc ám, những bật “chân nhân” có thể thông cảm với loài thú, ngay với loài thú dữ. Đó là đặc điểm của người thực hiện được tâm hư, không cần tu “thiên nhĩ thông” mà vẫn thông cảm với các loài thú. Cũng trong thiên Hoàng Đế sách Liệt Tử có đoạn văn nói đền tình trạng than mật giữa con người và cầm thú: “Thời thái cổ người và các loài vật sống chung nhau… Họ hiểu tiếng nói các loài cầm thú, cầm thú cũng hiểu tiếng nói của họ. chỉ về thời có vua chúa loài người và cầm thú xa nhau. Người giết hại thú cầm, chúng đâm ra sợ hãi và tự vệ mới có sự xô xát với nhau”. Sách Trang Tử, thiên thứ 9 (Mã Niếp) cũng có nói: “ Thời ấy cầm thú tự nhiên để cho người bắt dẫn mà không kháng cự: người ta không bao giờ làm hại chúng”. Chính trong thánh kinh cũng đã nói như thế.
Ngày nay, trường hợp thông cảm ấy giữa người và thú cũng đã có xãy ra, như câu chuyện mà Paul Bruton đã kể trong quyển L’Inde Secrète: “Mỗi đêm, một con cọp vào hang mà Ramama Maharshi ở. Nó liếm tay ông, còn ông thì vuốt ve nó. Suốt đêm con thú dữ ấy nằm ngủ dưới chân ông đến sang”. (*) câu chuyện về thánh Francois d’Assise đã thuyết phục được con chó sói ở Gubbio cũng đã nói lên được phần nào cái thuyết trên đây: người và vật có thể thông cảm nhau. (*).
Vườn Eden đặt ở phương đông lại cũng trùng với hà đồ trong kinh dịch: Đông phương thuộc mộc. Eden tượng trưng cõi thiên đường, thì đối phương là phương tây, tượng trưng cõi địa ngục (thiên = là dương;địa = là âm). Hướng đông chứa đầy sinh khí, thì tây phương chứa đầy tử khí: ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm cùng ánh mặt trời buổi hoàng hôn khác nhau xa.
Vì vậy người sống trong tâm hư (tâm nhất nguyên) song lâu hơn người sống hằn học về những chuyện thị phi vinh nhục của nhị nguyên, như chúng tôi đã vừa trình bày ở trên. Cho nên, theo thần thoại, Adam song đến 930 tuổi Eve sống 960 tuổi (gần 1000 năm). Đàn ông song không lâu bằng đàn bà. Về sau đi lần qua thời hắc ám thì tuổi thọ càng ngày càng giảm, vì đó là thời của chiến tranh, và là chiến tranh bất tận. những lúc gọi là hòa bình chỉ là những cuộc “hưu chiến” mới đúng hơn, vì đó là những thời gian chiến tranh lạnh, dự bị cho nhũng cuộc chiến tranh tàn sát mới khác, càng ngày càng them khốc liệt.
Tây phương làm bá chủ hoàn cầu ở thời sắt thép, cho nên họ thích dung bạo lực và tàn sát tập thể trong những cuộc chiến tranh toàn diện (guerre totale) mà tất cả đều phải chết chứ không riêng gì các chiến sĩ.
(*) trong sách liệt tử có câu chuyện sau đây: có nhiều trẻ em hàng ngày chơi với đàn hải điểu ở ven bờ biển. Hải điểu đến trùng trùng giởn với đám trẻ ấy. một hôm, cha của chúng bảo: chúng bây bửa nay hãy lừa chúng lại gần rồi bắt nó về đây cho cha. Hôm ấy, đàn trẻ đến bờ biển chơi với đàn hải điểu, nhưng lạ thay, đàn hải điểu đến, nhưng không một con nào đáp xuống cả (Hoàng đế thiên, chương II).
Thời gian của mỗi tiểu vận trong mấy đại vận dài ngắn không đồng nhau. Đại khái được xắp xếp như sau (nếu kể 1 kỳ là 1000 năm):
Thời vàng: 4 (400năm)
Thời bạc : 3 (300 năm)
Thời đồng: 2 (200 năm)
Thời sắt: 1 (100 năm)
Nếu lấy 100 năm kể 1 kỳ, thì có thể chia phân tuổi thọ của con người thời hắ
c ám như sau:
Thời sắt trung bình sống 30 tuổi
Thời đồng: “ 60 tuổi
Thời bạc: “ 90 tuổi
Thời vàng “ 120 tuổi
Đây chỉ là những con số tượng trưng đại thể mà thôi.
Cũng nên biết rằng mỗi chu kỳ đại hóa, nếu gồm chung 4 mùa, thì mỗi mùa cung tự chia làm 4 thời: vàng, bạc, đồng, sắt.
“thời hắc ám” hiện nay đã khởi từ 4000 năm, thử chia ra làm 2 giai đoạn, căn cứ vào công nguyên: 2000 năm trước CN, và 2000 năm sau CN (mỗi đại vận gồm 4 tiểu vận, và mỗi tiểu vận đương nhiên nằm gọn trong đại vận như trong cách tính đại vận và tiểu vận trong khoa tử vi).
Ngàn thứ 2 trước công nguyên (1000 năm)
Vàng : Thời vàng : từ năm 2000 đến 1600 (trước CN)
“ bạc: từ năm 1600 đến năm 1300 (trước CN)
“ đồng: từ năm 1300 đến năm 100 (trước CN)
“ sắt : từ năm 1100 đến năm 1000 (trước CN)
Ngàn thứ nhất trước công nguyên (1000 năm)
Bạc: Thời vàng : từ năm 1000 đến 600 (trước CN)
“ bạc: từ năm 600 đến năm 300 (trước CN)
“ đồng: từ năm 300 đến năm 100 (trước CN)
“ sắt : từ năm 1100 đến năm 1 (trước CN)
CN
Ngàn thứ hai sau công nguyên (1000 năm)
Sắt : Thời vàng : từ năm 1 000 đến 1400 ( sau CN)
“ bạc: từ năm 1400 đến năm 1700 (sau CN)
“ đồng: từ năm 1700 đến năm 1900 (sau CN)
“ sắt : từ năm 1900 đến năm 2000 (sau CN)
Hiện nay, chúng ta đang ở vào khỏang năm 1900 đến năm 2000, tức là ở vào “thời sắt”đoạn cuối cùng của chu kỳ.
ST