Thông Báo
Collapse
No announcement yet.
R U SwEEt EnOuGh ?
Collapse
X
-
Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View PostMèng......còn gì nữa để mà dám thưởng thức cái món kem Haagen Daz Vanilla ngọt ngào khoái khẩu nữa chứ ,....hichic.....Cám ơn Bụi đã khuyến cáo nha.
Thân,
NahokuNguyên Văn Bài Viết Của HoaiAn76 View PostNgọt thì ngọt..mà ăn thì ăn
Cũng may Bụi hong phải là dân mê ngọt ( cuz I m sì quít enough gòi ) , cho nên Bụi hõng lo & mí món guột Bụi sực thường lại ít cục đường nhất
Comment
-
Fyi
Đường: ăn bao nhiều là đủ?
Đường là loại thực phẩm không chứa chất béo. Nhưng có một điều mà hầu hết mọi người đều không biết hoặc không muốn biết là đường vẫn có chứa một hàm lượng calo nhất định và có thể khiến bạn tăng cân.
Khi chúng ta tiêu thụ một lượng calo nhiều hơn nhu cầu của bản thân, kể cả dưới dạng đường, nó sẽ được tích lại dưới dạng mỡ trong cơ thể. Cơ chế này gây nên sự thèm đường do não tiết ra một chất đòi hỏi cơ thể dung nạp nhiều hơn nữa.
Giảm lượng đường trong chế độ ăn của trẻ là một phần quan trọng để đạt được mục tiêu giảm cân. Khi trẻ uống các loại nước ngọt có ga, các loại nước hương hoa quả nhân tạo có thể làm tăng vọt lượng đường vào cơ thể chúng lên đến hàng trăm gram mỗi ngày. Đó là vì cứ 454g nước hoa quả chứa hơn 70g đường. Nó tương đương với lượng đường trong 3 chiếc bánh ngọt.
Có thể bạn vẫn nghĩ rằng thức ăn là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân của con bạn, trong khi thực tế nó hoàn toàn có thể do lượng đường có trong nước hoa quả mà con bạn uống mỗi ngày. Có một số trẻ khi áp dụng chế độ giảm cân đã giảm gần 1kg trong tuần đầu tiên bằng biện pháp đơn giản là uống nước trắng thay vì uống nước hoa quả và các thức uống có đường.
Để chắc chắn rằng mình không ăn quá nhiều đường, bạn hãy đọc bảng ghi các thành phần của thực phẩm trên vỏ hộp thực phẩm. Các loại đường phổ biến như là: White sugar (đường củ cải), Sucrose (đường mía), High-frutose (hàm lượng đường từ hoa quả cao), Dextrose (đường hoá học).
Theo Phụ Nữ
Comment
-
Ăn nhiều đồ ngọt mà không béo
Đồ ngọt có sức hấp dẫn đặc biệt nhưng cũng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh béo phì. Là “fan” hâm mộ của đồ ngọt nhưng lại không muốn có thân hình “quá khổ”? Những lời khuyên sau sẽ rất cần cho bạn:
1. Ăn vào buổi sáng và trưa
Một số người thường có thói quen vào buổi tối, vừa xem tivi vừa “nhâm nhi” kẹo hoặc bánh ngọt. Điều này thật sự “nguy hiểm” cho sức khoẻ.
Đường sau khi đi vào cơ thể cần “trải qua” 1 quá trình mới có thể chuyển hoá thành năng lượng để duy hoạt động của các tế bào. Buổi tối, có thể thường ít vận động, do vậy, lượng đường sau khi ăn không được “sử dụng” hết, sẽ chuyển hoá thành chất béo, làm dày thêm các mô mỡ dưới da.
Một chút đồ ngọt vào bữa sáng hoặc bữa trưa giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết, tránh căng thẳng mệt mỏi và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể trong suốt ngày làm việc.
Ngoài ra, cũng nên “thưởng thức” đồ ngọt một cách chậm rãi vì nếu ăn quá nhanh và quá nhiều, lượng đường trong máu theo đó cũng sẽ tăng lên một cách “đột biến” và không được tiêu hao kịp thời. 100 - 200gram hoa quả hoặc 50 - 100gram bánh ngọt là bữa sáng lý tưởng.
Nếu ăn nhiều hơn lượng này, buổi tối hãy tăng cường ăn rau xanh. Các vitamin và khoáng chất thực vật trong rau xanh sẽ giúp tiêu hoá hết lượng đường dư thừa trong cơ thể.
2. Lựa chọn đường từ hoa quả
Cùng một vị ngọt nhưng lượng đường trong các loại hoa quả chỉ bằng một nửa so với các đồ ăn có sử dụng đường hoá học như: bánh, kẹo, đường, sữa… Do vậy, các loại hoa quả có vị ngọt sẽ làm thoả mãn nhu cầu cơ thể nhưng lại không đặt trọng lượng cơ thể trong tình trạng “báo động đỏ”
3. Không ăn khi đói
Một bí quyết giúp giữ eo ngay cả khi ăn nhiều đồ ngọt là không nên ăn khi đói. Khi bụng trống rống, khả năng hấp thụ năng lượng của cơ thể là rất lớn và bạn có thể ăn “vượt năng suất” để thỏa mãn cơn đói của mình. Đây chính là nguyên nhân làm cơ thể “quá khổ”.
Cũng cần chú ý không nên ăn đồ ngọt sau khi lao động mệt mỏi vì để chuyển hoá đường thành năng lượng hữu ích, cơ thể cần “chi” ra một lượng vitamin B khá lớn. Ăn đồ ngọt khi mệt sẽ càng làm mất nhiều vitamin B của cơ thể.
Lan Thu
Comment
Comment