[grade="00008B FF6347 008000 4B0082 FF6347"]
Một trong số những khoáng chất cần thiết cho cơ thể chính là calci. Khoáng chất này giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là đối với bộ xương.
Calci có tác dụng như một hoạt chất giúp cho các cơ bắp co giãn mềm mại, trợ giúp sự hoạt động cho não bộ, đồng thời duy trì nhịp đập của tim, bổ sung cho xương được cứng cáp, không bị giòn gãy. Hiện nay, với nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học còn cho biết calci tác động đến cả huyết áp, nên ngăn ngừa được nguy cơ trụy tim và phần nào đó ngăn cản tiến trình phát triển của bệnh ung thư.
Nhiều người lầm tưởng calci chỉ có trong xương, thật ra nó hiện diện cả trong máu với chức năng cân bằng khoáng chất. Để bổ sung hàm lượng này, bắt buộc máu phải lấy calci trong xương rồi khi chúng ta thu nhập vào bằng đường ăn uống sẽ trả lại và luôn luôn có một số dự phòng cần thiết. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ calci, dần dần bộ xương sẽ khiếm khuyết trầm trọng, điển hình nhất là bệnh loãng xương ở người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ.
Quá trình trao đổi của calci nhờ vitamin D kích thích, vì vậy, đồng thời với việc bổ sung calci cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D. Hai tố chất này liên hệ mật thiết với nhau nên việc đề phòng loãng xương hoàn toàn không khó khăn chút nào, chỉ cần một chế độ ăn uống các thực phẩm có hàm lượng calci cao như sữa, yaourt, phô mai, các loại rau có màu xanh đậm, cá hồi, cá mòi hoặc thực phẩm chế biến từ đậu nành, quả có hạt... và bổ sung thêm vitamin D. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dưới ánh nắng nhiệt đới, bạn chỉ cần hoạt động ngoài trời khoảng 1 giờ là đủ vitamin D.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều calci có thể bị sạn thận. Quả nhiên, người bị sạn thận thường được bác sĩ khuyên hạn chế calci, vì đa số hạt sạn hình thành từ muối calci. Nhưng hiện nay, người ta lại khám phá ra rằng, calci có trong thực vật không hề gây nguy hại cho thận.
Người lớn tuổi rất dễ bị loãng xương nếu không thu nhập những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hầu hết những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương do phải trải qua thời kỳ hoài thai và cho con bú lâu dài. Trong khi đó, nam giới không phải trải qua những thời kỳ này, lại được thiên nhiên ban cho cơ bắp cùng với tiết diện xương lớn hơn, nên khả năng loãng xương thấp hơn nhiều.
Cơ thể lấy calci từ xương và sử dụng calci từ thực phẩm để bổ sung, nhưng nếu không được bổ sung đúng mức cần thiết, dần dần cấu trúc của xương thoái hóa và không thể thay thế từ nguồn dinh dưỡng được nữa. Theo thời gian, hệ thống các xương của cơ thể trở nên loãng nghiêm trọng, trở thành xơ giòn và dễ gãy, nhất là khi cố sức mang vác một vật gì nặng hoặc chỉ cần một tai nạn là có nguy cơ bị gãy xương ngay.
Về cấu tạo tự nhiên, xương là một hệ thống mô sống và cũng có quá trình thoái hóa tự nhiên, tức là các tế bào cũ chết đi sẽ được thay bằng những tế bào mới trẻ hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ 1 - 18, mô xương chủ yếu chỉ sinh sản thêm số tế bào mới hơn là thay thế thoái hóa đối với các tế bào cũ. Sau tuổi này, mật độ cũng như khối lượng của xương tăng lên đáng kể, nên độ cứng cũng tăng lên theo thời gian.
Riêng ở phụ nữ, khi bắt đầu bước vào độ tuổi 30, hệ thống xương bắt đầu có sự thay đổi và mật độ các tế bào thưa dần, nguyên nhân là do các mô xương vừa bị mất đi theo quá trình thoái hóa tự nhiên vừa bị tiêu hao trong thời kỳ nuôi con. Chính điều này dẫn đến bệnh loãng xương nhiều ở nữ giới.
Bệnh loãng xương khi đã xảy ra thì rất khó chữa trị. Theo thống kê của ngành y học Mỹ, có trên 20 triệu người bị bệnh loãng xương, phần lớn là phụ nữ và mỗi năm lại có thêm khoảng hơn 1 triệu ca gãy xương, trong đó có đến 1/5 bệnh nhân chết trong vòng 1 năm do các biến chứng. Các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết, chế độ tăng cường calci vào thức ăn đã giảm thiểu được tình trạng mất xương và chứng loãng xương ở phụ nữ cao tuổi.
Tóm lại, để phòng tránh chứng loãng xương, phụ nữ có thể theo các hướng dẫn sau đây:
* Thường xuyên vận động: Cuộc sống ít vận động và ngồi một chỗ làm việc chính là nguyên nhân tiềm tàng đưa đến nguy cơ loãng xương cho người phụ nữ. Theo thực nghiệm, đa số phụ nữ tham gia các môn thể thao hoặc vận động nhiều, thì khối lượng và độ cứng của xương cao hơn. Điều này giúp họ tránh được các nguy cơ bị gãy hay vỡ xương trong khi hoạt động.
* Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ngoài các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày, muốn đề phòng bệnh loãng xương cần phải để ý đặc biệt đến calci. Để bảo đảm cho độ cứng xương và đề phòng căn bệnh loãng xương khi lớn tuổi, người phụ nữ phải tiêu thụ tối thiểu 500 - 800mg calci mỗi ngày.
Chất calci có rất nhiều trong thực phẩm. Nếu phải dùng thuốc thì không nên vượt quá 1.000mg mỗi ngày. Đặc biệt, những phụ nữ nghiện rượu hay nước uống có chất cồn và hút thuốc lá... thì nguy cơ loãng xương cao gấp đôi so với người bình thường.
* Tránh dùng quá nhiều dược phẩm: Các loại dược liệu có tác dụng kháng viêm, trị thấp khớp, hen suyễn cũng như các dược liệu có gốc raloxifene... là các tác nhân dẫn đến nguy cơ loãng xương cao ở người phụ nữ.
* Cải thiện hormone: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến giới tính, nên nếu có nguyên nhân do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ thì có thể làm cho xương thay đổi tính chất. Dùng liệu pháp thay thế hormone có thể tái phục hồi tính chất của xương ở phụ nữ, nhưng lại gây ra một số trường hợp ung thư nhũ hoa hoặc viêm tiết niệu mãn tính.
* Điều chỉnh thể trọng: Ở những phụ nữ quá kiêng ăn hoặc ăn uống thiếu thốn những dưỡng chất cơ bản, cũng như lạm dụng trong lao động sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình điều tiết kinh nguyệt, làm giảm hoặc ngưng sản xuất oestrogen của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân cốt yếu của chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ. Vì vậy, cần duy trì thể trọng thích hợp, đừng để béo phì, nhưng cũng đừng thiếu thốn dưỡng chất đến mức thân thể quá gầy ốm. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc đề phòng bệnh loãng xương.
[/grade]
Một trong số những khoáng chất cần thiết cho cơ thể chính là calci. Khoáng chất này giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là đối với bộ xương.
Calci có tác dụng như một hoạt chất giúp cho các cơ bắp co giãn mềm mại, trợ giúp sự hoạt động cho não bộ, đồng thời duy trì nhịp đập của tim, bổ sung cho xương được cứng cáp, không bị giòn gãy. Hiện nay, với nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học còn cho biết calci tác động đến cả huyết áp, nên ngăn ngừa được nguy cơ trụy tim và phần nào đó ngăn cản tiến trình phát triển của bệnh ung thư.
Nhiều người lầm tưởng calci chỉ có trong xương, thật ra nó hiện diện cả trong máu với chức năng cân bằng khoáng chất. Để bổ sung hàm lượng này, bắt buộc máu phải lấy calci trong xương rồi khi chúng ta thu nhập vào bằng đường ăn uống sẽ trả lại và luôn luôn có một số dự phòng cần thiết. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ calci, dần dần bộ xương sẽ khiếm khuyết trầm trọng, điển hình nhất là bệnh loãng xương ở người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ.
Quá trình trao đổi của calci nhờ vitamin D kích thích, vì vậy, đồng thời với việc bổ sung calci cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D. Hai tố chất này liên hệ mật thiết với nhau nên việc đề phòng loãng xương hoàn toàn không khó khăn chút nào, chỉ cần một chế độ ăn uống các thực phẩm có hàm lượng calci cao như sữa, yaourt, phô mai, các loại rau có màu xanh đậm, cá hồi, cá mòi hoặc thực phẩm chế biến từ đậu nành, quả có hạt... và bổ sung thêm vitamin D. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dưới ánh nắng nhiệt đới, bạn chỉ cần hoạt động ngoài trời khoảng 1 giờ là đủ vitamin D.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều calci có thể bị sạn thận. Quả nhiên, người bị sạn thận thường được bác sĩ khuyên hạn chế calci, vì đa số hạt sạn hình thành từ muối calci. Nhưng hiện nay, người ta lại khám phá ra rằng, calci có trong thực vật không hề gây nguy hại cho thận.
Người lớn tuổi rất dễ bị loãng xương nếu không thu nhập những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hầu hết những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương do phải trải qua thời kỳ hoài thai và cho con bú lâu dài. Trong khi đó, nam giới không phải trải qua những thời kỳ này, lại được thiên nhiên ban cho cơ bắp cùng với tiết diện xương lớn hơn, nên khả năng loãng xương thấp hơn nhiều.
Cơ thể lấy calci từ xương và sử dụng calci từ thực phẩm để bổ sung, nhưng nếu không được bổ sung đúng mức cần thiết, dần dần cấu trúc của xương thoái hóa và không thể thay thế từ nguồn dinh dưỡng được nữa. Theo thời gian, hệ thống các xương của cơ thể trở nên loãng nghiêm trọng, trở thành xơ giòn và dễ gãy, nhất là khi cố sức mang vác một vật gì nặng hoặc chỉ cần một tai nạn là có nguy cơ bị gãy xương ngay.
Về cấu tạo tự nhiên, xương là một hệ thống mô sống và cũng có quá trình thoái hóa tự nhiên, tức là các tế bào cũ chết đi sẽ được thay bằng những tế bào mới trẻ hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ 1 - 18, mô xương chủ yếu chỉ sinh sản thêm số tế bào mới hơn là thay thế thoái hóa đối với các tế bào cũ. Sau tuổi này, mật độ cũng như khối lượng của xương tăng lên đáng kể, nên độ cứng cũng tăng lên theo thời gian.
Riêng ở phụ nữ, khi bắt đầu bước vào độ tuổi 30, hệ thống xương bắt đầu có sự thay đổi và mật độ các tế bào thưa dần, nguyên nhân là do các mô xương vừa bị mất đi theo quá trình thoái hóa tự nhiên vừa bị tiêu hao trong thời kỳ nuôi con. Chính điều này dẫn đến bệnh loãng xương nhiều ở nữ giới.
Bệnh loãng xương khi đã xảy ra thì rất khó chữa trị. Theo thống kê của ngành y học Mỹ, có trên 20 triệu người bị bệnh loãng xương, phần lớn là phụ nữ và mỗi năm lại có thêm khoảng hơn 1 triệu ca gãy xương, trong đó có đến 1/5 bệnh nhân chết trong vòng 1 năm do các biến chứng. Các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết, chế độ tăng cường calci vào thức ăn đã giảm thiểu được tình trạng mất xương và chứng loãng xương ở phụ nữ cao tuổi.
Tóm lại, để phòng tránh chứng loãng xương, phụ nữ có thể theo các hướng dẫn sau đây:
* Thường xuyên vận động: Cuộc sống ít vận động và ngồi một chỗ làm việc chính là nguyên nhân tiềm tàng đưa đến nguy cơ loãng xương cho người phụ nữ. Theo thực nghiệm, đa số phụ nữ tham gia các môn thể thao hoặc vận động nhiều, thì khối lượng và độ cứng của xương cao hơn. Điều này giúp họ tránh được các nguy cơ bị gãy hay vỡ xương trong khi hoạt động.
* Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ngoài các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày, muốn đề phòng bệnh loãng xương cần phải để ý đặc biệt đến calci. Để bảo đảm cho độ cứng xương và đề phòng căn bệnh loãng xương khi lớn tuổi, người phụ nữ phải tiêu thụ tối thiểu 500 - 800mg calci mỗi ngày.
Chất calci có rất nhiều trong thực phẩm. Nếu phải dùng thuốc thì không nên vượt quá 1.000mg mỗi ngày. Đặc biệt, những phụ nữ nghiện rượu hay nước uống có chất cồn và hút thuốc lá... thì nguy cơ loãng xương cao gấp đôi so với người bình thường.
* Tránh dùng quá nhiều dược phẩm: Các loại dược liệu có tác dụng kháng viêm, trị thấp khớp, hen suyễn cũng như các dược liệu có gốc raloxifene... là các tác nhân dẫn đến nguy cơ loãng xương cao ở người phụ nữ.
* Cải thiện hormone: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến giới tính, nên nếu có nguyên nhân do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ thì có thể làm cho xương thay đổi tính chất. Dùng liệu pháp thay thế hormone có thể tái phục hồi tính chất của xương ở phụ nữ, nhưng lại gây ra một số trường hợp ung thư nhũ hoa hoặc viêm tiết niệu mãn tính.
* Điều chỉnh thể trọng: Ở những phụ nữ quá kiêng ăn hoặc ăn uống thiếu thốn những dưỡng chất cơ bản, cũng như lạm dụng trong lao động sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình điều tiết kinh nguyệt, làm giảm hoặc ngưng sản xuất oestrogen của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân cốt yếu của chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ. Vì vậy, cần duy trì thể trọng thích hợp, đừng để béo phì, nhưng cũng đừng thiếu thốn dưỡng chất đến mức thân thể quá gầy ốm. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc đề phòng bệnh loãng xương.
[/grade]