Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những điều khó nói của bạn gái

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những điều khó nói của bạn gái




    Không phải luôn luôn dễ dàng thổ lộ những vấn đề sâu kín với một bác sĩ; tuy nhiên, bạn vẫn phải lên tiếng. Sau đây là những trường hợp giúp các bạn có thể hiểu và giải quyết những vấn đề “tế nhị”, nhưng rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe của mình.

    1. Tôi bị đau ngực



    Điều đó đáng để nói ra, vì lời than phiền này thực tế luôn có giải pháp. Tiến sĩ Elisabeth Aubény, bác sĩ phụ khoa, trấn an: “Các bạn đừng lo, không có sự liên hệ giữa loại đã gọi là đau vú này với ung thư vú vốn không gây đau”. Các chuyên gia chắc chắn rằng, vú luôn chịu ảnh hưởng của các loại hormone nữ như progestirole và các oestrogen. Và khi có sự mất quân bình làm xáo trộn hệ thống này thì ngực của bạn bị đau.

    Bác sĩ phụ khoa sẽ kê toa cho bạn một loại gel hormone chứa progestatif để thoa lên ngực mỗi ngày, trong một phần của kỳ kinh. Nếu bạn đang uống thuốc viên ngừa thai, chắc chắn bác sĩ sẽ thay bằng loại khác và liều lượng khác. Nói chung, các chứng đau ngực thường liên quan đến việc có quá nhiều oestrogen, và bác sĩ sẽ tìm mức quân bình đúng.

    Bạn có thể ngăn ngừa sự tái phát bằng cách tuân thủ toa thuốc của bác sĩ, giúp bác sĩ tìm ra liều lượng đúng cho viên thuốc ngừa thai hoặc loại gel của bạn. Có thể việc đó sẽ không đến ngay từ lần đầu tiên, nhưng phải sau nhiều lần thử, bạn mới được giảm nhẹ.

    2. Tôi bị ra máu bất thường

    Bạn bị ra máu, và nếu bạn đi cầu một cách khó khăn thì hãy đi khám ngay. Có thể đó là một triệu chứng thông thường của bệnh trĩ. Những tĩnh mạch dày nằm trên thành trực tràng, chỉ khi chúng bắt đầu phồng lên và trượt về phía ngoài thì mới xuất hiện những triệu chứng như: một cục máu đông ở dưới da, rìa hậu môn là dấu hiệu của viêm trĩ ngoại, còn bị ra máu và bị đau khi đi cầu là bằng chứng của viêm trĩ nội.

    Các loại thuốc bổ tĩnh mạch với liều lượng mạnh thuộc dạng thuốc uống đều tỏ ra có hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ. Trước tiên, bạn sẽ được cho thuốc nhét hậu môn hoặc kem chứa các chất “thân thiện” với tĩnh mạch, đôi khi có chứa cortisone, vì nó có hoạt tính chống viêm, được áp dụng ngay chỗ đau. Nếu những biện pháp trên thiếu hiệu quả và bạn vẫn bị đau, bác sĩ sẽ đề nghị một kiểu phẫu thuật phù hợp, và có một kỹ thuật mới giúp cho bệnh nhân ít bị đau sau phẫu thuật hơn các kỹ thuật trước đây.

    Hãy tránh bị táo bón bằng cách theo chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống nước cho đầy đủ. Nếu bạn đang đợi một biến cố hạnh phúc thì hãy tăng gấp đôi cảnh giác trong thời kỳ nhạy cảm này, là thời kỳ mà táo bón và sự căng đáy chậu đều góp phần vào việc tái xuất hiện bệnh trĩ.

    3. Tôi bị những “tai nạn” nhỏ



    Bạn để thoát ra một tia nước tiểu khi đập một quả bóng? Bạn phải thay quần lót mỗi khi bị một cơn ho? Điều đó chẳng dễ chịu chút nào, nhưng nên biết rằng bạn không phải là người duy nhất bị như vậy. Trong số những phụ nữ tuổi từ 20 - 35, có khoảng 10% bị tiểu són khi gắng sức. Thủ phạm chính là đáy chậu, một loại cơ trải dài từ hậu môn tới âm đạo, và trên đó là gánh nặng của vùng chậu. Bạn thường có nguy cơ bị són nhất là khi bạn bị mang sẵn yếu tố gia đình có mô kém bền chắc. Những lần sinh nở cũng làm cho đáy chậu mang gánh nặng và bị yếu đi. Các môn thể thao mạnh được thực hành theo kiểu lặp đi lặp lại tuy có lợi cho cơ bụng, nhưng gây hại cho đáy chậu. Cuối cùng, thuốc lá cũng thường gây ra các cơn ho và làm són tiểu.

    Sẽ cần khoảng 12 buổi tập luyện phục hồi chức năng để giúp bạn được ổn định. Giáo sư Francois Haab, bác sĩ khoa niệu tại Bệnh viện Tenon ở Paris, giải thích: “Trong thời gian đầu tiên, các bài tập dứt khoát phải được thực hành với một bác sĩ chuyên về xoa nắn hoặc với bác sĩ hộ sinh, với nhịp độ mỗi tuần 2 lần”. Trước đó, bạn sẽ mua một đầu dò âm đạo (có bán tại tiệm thuốc Tây), một loại phụ tùng giúp bạn nhận được cảm giác về loại cơ bắp mà bạn không biết được sự có mặt của nó. Chỉ sau đó bạn mới có thể chuyển sang kiểu “điều trị tự động”, và dành ra vài phút cách vài ngày để luyện cơ vùng chậu.

    Bạn chỉ có thể ngăn ngừa sự tái phát bằng cách luyện tập. Nên chọn môn bơi lội thay cho các môn thể thao mạnh, như môn luyện cơ trong phòng thể dục. Sau đó, cố gắng tránh bị táo bón, là kẻ thù của đáy chậu. Cuối cùng, bỏ thuốc lá để khỏi bị nguy cơ ho mãn tính. Nhờ các phương cách đó, chắc chắn bạn sẽ không còn bị tiểu són nữa.

    4. Tôi bị táo bón

    Bạn có thật sự bị táo bón không? Các bác sĩ dành thuật ngữ này cho trường hợp mỗi tuần đi cầu chưa tới 2 lần. Nhưng nếu “sự bài tiết” của bạn dường như không đủ theo nghĩa về lượng hoặc về số lần thì đừng ngại nói ra điều đó. Bạn không phải là người duy nhất: cứ 5 người phụ nữ tuổi từ 25 - 35 thì có 1 người bị táo bón. Tốt nhất, nên sớm lo lắng về điều đó, vì táo bón mãn tính sẽ làm suy yếu đáy chậu và dễ gây ra chứng bài tiết không kiểm soát được của hậu môn và đường tiểu khi cao tuổi.

    Nếu vấn đề thuộc loại dai dẳng, bác sĩ sẽ cho rằng chứng táo bón của bạn đến từ tuyến giáp, hoặc do một trở ngại ở ruột già. Cách thức và thói quen ăn uống của bạn cũng có thể gây táo bón. Tiến sĩ Philippe Godeberge, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia của Pháp về khoa trực tràng hậu môn (SNFCP), khẳng định: “Bằng cách uống nhiều nước hơn và ăn nhiều chất xơ hơn sẽ cải thiện 47% chứng táo bón”. Còn về các loại thuốc, nên dùng thuốc nhuận trường nhẹ hơn là các loại thuốc kích thích đường ruột. Có một vài loại thảo mộc cũng được áp dụng, như cây senné hoặc cây táo đen.

    Hãy sửa đổi chế độ ăn uống bằng cách tăng nhiều chất xơ trong bữa ăn để ngăn ngừa sự tái phát. Muốn nhận biết loại thực phẩm nào có chứa chất xơ thì hãy xem màu sắc. Trái cây, rau củ, thịt và cá có màu, tất cả những gì có sắc tố đều chứa nhiều chất xơ. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để làm ẩm hệ tiêu hóa. Vận động càng nhiều càng tốt, và hãy chơi thể thao thật tích cực

Working...
X