Sẹo lồi - khắc tinh của giải phẫu thẩm mỹ
Con người luôn muốn mình thoát khỏi những khiếm khuyết trong tiến trình lão hóa, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng được nữ giới ưa chuộng. Bên cạnh làm đẹp thì biến chứng do thủ thuật cũng có, do cơ địa xảy ra ngoài ý muốn của thầy thuốc cũng có, trong đó sẹo lồi là một minh chứng. Với ý nghĩa đó, bài viết này nhằm cung cấp cho bạn đọc có một số kiến thức cần thiết về sẹo lồi, nhất là trước khi quyết định chọn các giải pháp thẩm mỹ.
Nguyên nhân sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng tăng collagen da lành tính, do BS. Albert đặt tên lần đầu tiên từ năm 1816, có tên khoa học là chéloide, bệnh gặp ở một số cơ địa có thể tạng đặc biệt gây sẹo lồi và ở một vùng nào nhất định của cơ thể, bệnh thường tiến triển chậm, với sang thương nổi gồ cao hơn mặt da, màu tím - hồng, có cảm giác hơi ngứa trước khi sẹo lồi to dần.
Về nguyên nhân cho đến nay người ta vẫn chưa rõ, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng có thể do di truyền, do tác động của hormone sinh dục, vai trò của dưỡng bào, do cơ chế miễn dịch, do thiếu máu cục bộ... Sẹo lồi thường gặp trong hầu hết các trường hợp: chấn thương, trên những vết trầy xước da, sau phẫu thuật, sau thủ thuật thẩm mỹ, vết đốt côn trùng, thủy đậu,
Zona, xâm mình, mụn trứng cá, nhọt; căng da sau phẫu thuật, các vết thương nhiễm trùng...
Về biến chứng của sẹo lồi là gây cho bệnh nhân ngứa khó chịu, gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên có những biến chứng do sẹo lồi gây nên cũng không lường trước được, gây tàn phế do co rút cơ, đặc biệt sẹo lồi sau bỏng diện rộng, sẹo lồi vùng khớp như khớp gối - cổ, chân – khuỷu...
Về điều trị thì có nhiều phương pháp, nhưng phần lớn chỉ là giải quyết tạm thời vì sau điều trị sẹo lồi có thể phát triển trở lại.
Điều trị sẹo lồi
Nội khoa
Các phương pháp điều trị được ứng dụng nhiều hiện nay là điều trị nội khoa như: phương pháp tiêm corticoide tại chỗ, thường dùng triamcinolone acetonide, phương pháp này có tác dụng tốt làm xẹp sẹo lồi, hết ngứa, nhưng có bất lợi là dễ gây nhiều tác dụng phụ do thuốc như: teo da, mất màu da, có thể gây rong kinh ở phụ nữ, thủng dạ dày trên bệnh nhân có sẵn tiền căn loét dạ dày - tá tràng... Triamcinolone acetonide có tác dụng ức chế Alpha 2 - macroglobuline, chất có tác dụng ức chế collagenase, tiêm đến lớp nhủ bì, nơi tạo ra chất collagenase, không tiêm vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới sẽ gây teo da chỗ tiêm, thuốc thường được tiêm 1 – 3 lần, mỗi lần cách 2 - 3 tuần.
Phương pháp chấm nitơ lỏng, phương pháp này có tác dụng làm tiêu hủy mô cứng, làm giảm bớt sẹo, nhưng sau đó sẹo cũng có thể phát triển trở lại.
Có thể dùng phương pháp thoa thuốc khác để bôi như: contractubex, hirudoid... với các thuốc này việc điều trị cần kiên trì, hiệu quả chậm và thời gian dùng thuốc kéo dài.
Ngoại khoa
Điều trị theo phương pháp ngoại khoa, tức là phẫu thuật bỏ sẹo lồi và khâu lại, đây là phương pháp giúp người bệnh thấy hiệu quả tức thì nhưng sau đó sẹo thường phát triển trở lại và có khuynh hướng to hơn.
Đốt sẹo lồi bằng laser CO2, phương pháp được ứng dụng nhiều hiện nay, dùng tia laser đốt phẳng ngang mặt da, sau khi lành chích corticoid sẽ hạn chế được sẹo lồi phát triển trở lại.
Phòng ngừa sẹo lồi
Về phòng bệnh là vô cùng quan trọng, nhất là người bệnh có tiền sử bản thân hay gia đình có sẹo lồi, không nên tiến hành tất cả các thủ thuật nào kể cả thẩm mỹ khi chưa cần thiết. Nên tránh các thủ thuật tối đa ở vùng ngực, những vùng tổn thương da phải cần đến phẩu thuật thì nhất thiết phải được điều trị kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng. Tất cả những vết thương do phẫu thuật cần khâu lại thì cố gắng tạo mức độ căng da bình thường, tránh những vết mổ có những đường cắt ngang da, mà cố gắng phẫu thuật cắt da theo hình elip nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
Tóm lại, sẹo lồi xuất hiện theo cơ địa, qua từng thời gian và trên từng vùng của cơ thể, kể cả thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm cũng không lường trước về sự xuất hiện của sẹo lồi. Về nguyên nhân của sẹo lồi hiện nay vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Việc điều trị sẹo lồi còn gặp nhiều khó khăn, chưa có một phương pháp nào là hoàn hảo như mong đợi, vì có biến chứng gây biến dạng co rút làm mất hoặc hạn chế chức năng vận động của khớp, đặc biệt ở vùng khớp như: bàn tay, bàn chân, khớp gối, khớp khuỷu, cho nên cần điều trị thật tốt khi có vết thương. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là hạn chế tối đa việc gây thương tích cho cơ thể và tránh những phẫu thuật khi chưa thật cần thiết, trong đó có các thủ thuật được cho là thẩm mỹ.
BS. CKI. Trần Quốc Long(SK&ĐS)
Con người luôn muốn mình thoát khỏi những khiếm khuyết trong tiến trình lão hóa, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng được nữ giới ưa chuộng. Bên cạnh làm đẹp thì biến chứng do thủ thuật cũng có, do cơ địa xảy ra ngoài ý muốn của thầy thuốc cũng có, trong đó sẹo lồi là một minh chứng. Với ý nghĩa đó, bài viết này nhằm cung cấp cho bạn đọc có một số kiến thức cần thiết về sẹo lồi, nhất là trước khi quyết định chọn các giải pháp thẩm mỹ.
Nguyên nhân sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng tăng collagen da lành tính, do BS. Albert đặt tên lần đầu tiên từ năm 1816, có tên khoa học là chéloide, bệnh gặp ở một số cơ địa có thể tạng đặc biệt gây sẹo lồi và ở một vùng nào nhất định của cơ thể, bệnh thường tiến triển chậm, với sang thương nổi gồ cao hơn mặt da, màu tím - hồng, có cảm giác hơi ngứa trước khi sẹo lồi to dần.
Về nguyên nhân cho đến nay người ta vẫn chưa rõ, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng có thể do di truyền, do tác động của hormone sinh dục, vai trò của dưỡng bào, do cơ chế miễn dịch, do thiếu máu cục bộ... Sẹo lồi thường gặp trong hầu hết các trường hợp: chấn thương, trên những vết trầy xước da, sau phẫu thuật, sau thủ thuật thẩm mỹ, vết đốt côn trùng, thủy đậu,
Zona, xâm mình, mụn trứng cá, nhọt; căng da sau phẫu thuật, các vết thương nhiễm trùng...
Về biến chứng của sẹo lồi là gây cho bệnh nhân ngứa khó chịu, gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên có những biến chứng do sẹo lồi gây nên cũng không lường trước được, gây tàn phế do co rút cơ, đặc biệt sẹo lồi sau bỏng diện rộng, sẹo lồi vùng khớp như khớp gối - cổ, chân – khuỷu...
Về điều trị thì có nhiều phương pháp, nhưng phần lớn chỉ là giải quyết tạm thời vì sau điều trị sẹo lồi có thể phát triển trở lại.
Điều trị sẹo lồi
Nội khoa
Các phương pháp điều trị được ứng dụng nhiều hiện nay là điều trị nội khoa như: phương pháp tiêm corticoide tại chỗ, thường dùng triamcinolone acetonide, phương pháp này có tác dụng tốt làm xẹp sẹo lồi, hết ngứa, nhưng có bất lợi là dễ gây nhiều tác dụng phụ do thuốc như: teo da, mất màu da, có thể gây rong kinh ở phụ nữ, thủng dạ dày trên bệnh nhân có sẵn tiền căn loét dạ dày - tá tràng... Triamcinolone acetonide có tác dụng ức chế Alpha 2 - macroglobuline, chất có tác dụng ức chế collagenase, tiêm đến lớp nhủ bì, nơi tạo ra chất collagenase, không tiêm vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới sẽ gây teo da chỗ tiêm, thuốc thường được tiêm 1 – 3 lần, mỗi lần cách 2 - 3 tuần.
Phương pháp chấm nitơ lỏng, phương pháp này có tác dụng làm tiêu hủy mô cứng, làm giảm bớt sẹo, nhưng sau đó sẹo cũng có thể phát triển trở lại.
Có thể dùng phương pháp thoa thuốc khác để bôi như: contractubex, hirudoid... với các thuốc này việc điều trị cần kiên trì, hiệu quả chậm và thời gian dùng thuốc kéo dài.
Ngoại khoa
Điều trị theo phương pháp ngoại khoa, tức là phẫu thuật bỏ sẹo lồi và khâu lại, đây là phương pháp giúp người bệnh thấy hiệu quả tức thì nhưng sau đó sẹo thường phát triển trở lại và có khuynh hướng to hơn.
Đốt sẹo lồi bằng laser CO2, phương pháp được ứng dụng nhiều hiện nay, dùng tia laser đốt phẳng ngang mặt da, sau khi lành chích corticoid sẽ hạn chế được sẹo lồi phát triển trở lại.
Phòng ngừa sẹo lồi
Về phòng bệnh là vô cùng quan trọng, nhất là người bệnh có tiền sử bản thân hay gia đình có sẹo lồi, không nên tiến hành tất cả các thủ thuật nào kể cả thẩm mỹ khi chưa cần thiết. Nên tránh các thủ thuật tối đa ở vùng ngực, những vùng tổn thương da phải cần đến phẩu thuật thì nhất thiết phải được điều trị kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng. Tất cả những vết thương do phẫu thuật cần khâu lại thì cố gắng tạo mức độ căng da bình thường, tránh những vết mổ có những đường cắt ngang da, mà cố gắng phẫu thuật cắt da theo hình elip nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
Tóm lại, sẹo lồi xuất hiện theo cơ địa, qua từng thời gian và trên từng vùng của cơ thể, kể cả thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm cũng không lường trước về sự xuất hiện của sẹo lồi. Về nguyên nhân của sẹo lồi hiện nay vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Việc điều trị sẹo lồi còn gặp nhiều khó khăn, chưa có một phương pháp nào là hoàn hảo như mong đợi, vì có biến chứng gây biến dạng co rút làm mất hoặc hạn chế chức năng vận động của khớp, đặc biệt ở vùng khớp như: bàn tay, bàn chân, khớp gối, khớp khuỷu, cho nên cần điều trị thật tốt khi có vết thương. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là hạn chế tối đa việc gây thương tích cho cơ thể và tránh những phẫu thuật khi chưa thật cần thiết, trong đó có các thủ thuật được cho là thẩm mỹ.
BS. CKI. Trần Quốc Long(SK&ĐS)