Uyên Trang tổng hợp
Cholesterol là gì?
Tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp chole- (mật) và stereos (rắn), vì nó được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật. Cholesterol là một dạng chất béo có trong máu, có vai trò tạo nên lớp màng cho các tế bào, được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể hoặc do cơ thể hấp thu được qua ăn uống. Cholesterol có mặt ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, không hòa tan trong máu mà lưu thông khắp nơi nhờ vào sự hỗ trợ của các chất “protein vận chuyển” (transporter protein). Lượng cholesterol trong máu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, béo phì, tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt lượng cholesterol trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng các chất béo dư thừa bám vào thành mạch máu, lâu ngày khiến chúng bị chai (bệnh xơ cứng động mạch) hoặc thu nhỏ lại, gây cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Các nhà khoa học khuyên những người trung niên trở lên nên định kỳ kiểm tra lượng cholesterol trong máu ít nhất mỗi năm năm một lần. Những người trẻ tuổi (kể cả trẻ em) cũng nên làm việc này nếu có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch hoặc có cholesterol cao trong máu.
Tổng hợp cholesterol
Trong cơ thể cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20-25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Cholesterol là một chất béo steroid, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Cholesterol nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tủy sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Tính chất của cholesterol
Cholesterol kém tan trong nước; nó không thể tan và di chuyển ở dạng tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein, mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ được cung cấp cho nơi đâu.
Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan, được gọi là chylomicron. Chylomicron có thành phần giàu triglyceride. Chúng chuyên chở triglyceride và cholesterol (từ thức ăn và đặc biệt là cholesterol được tiết từ gan vào mật) đến các mô như gan, mỡ và cơ vân.
Chức năng của cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, nó giúp tính lỏng của màng ổn định trong khoảng dao động nhiệt độ rộng hơn. Nhóm hydroxyl trên phân tử tương tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroid và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. Nó là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, và aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư.
Hai nguồn tạo ra cholesterol
Cholesterol được tạo ra từ hai nguồn: cơ thể bạn và thức ăn. Gan và các tế bào khác trong cơ thể của bạn tạo ra khoảng 75% cholesterol máu. Thức ăn của bạn tạo ra 25% còn lại.
Cholesterol LDL và HDL: Cái nào có hại và cái nào có lợi?
Cholesterol không thể hòa tan trong máu. Nó được vận chuyển đến và đi từ tế bào nhờ vào một chất chuyên chở gọi là các lipoprotein. Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”. Lipoprotein tỉ trọng cao, hay là HDL, được gọi là “cholesterol có lợi”. Hai dạng lipid này cùng với các chất béo trung tính và Lp(a) cholesterol tạo thành tổng lượng cholesterol có thể xác định được nhờ vào xét nghiệm máu.
Cholesterol LDL (có hại)
Khi có quá nhiều cholesterol LDL (có hại) lưu thông trong máu, chúng có thể từ từ tích tụ ở thành trong các động mạch nuôi não và tim. Cùng với các chất khác, tạo nên một mảng bám lắng đọng dày và cứng có thể làm hẹp lòng các động mạch và làm các động mạch kém đàn hồi. Khi có quá nhiều cholesterol này lưu chuyển trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cholesterol LDL được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên nhưng nhiều người có di truyền từ bố mẹ thậm chí là ông bà, khiến cho cơ thể họ tạo ra quá nhiều chất này. Ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm cũng làm tăng lượng cholesterol của bạn. Nếu cholesterol trong máu cao có tính di truyền trong gia đình của bạn, những điều chỉnh về lối sống có thể không đủ để giúp bạn giảm lượng cholesterol LDL trong máu. Mỗi người mỗi khác nên bạn hãy làm việc với bác sỹ của mình để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bản thân.
Cholesterol HDL (có lợi)
Khoảng một phần tư cho đến một phần ba lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bằng lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL được gọi là “cholesterol có lợi”, bởi vì nồng độ HDL cao dường như có tác dụng bảo vệ chống đau tim. Nồng độ HDL thấp (dưới 40 mg/dL) cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia y tế cho rằng dường như HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi các động mạch trở về gan để thải loại ra khỏi cơ thể. Nhiều chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi các mảng bám động mạch, làm chậm lại quá trình lắng đọng của nó.
Các chất béo trung tính
Chất béo trung tính là một dạng chất béo được cơ thể tạo ra. Các chất béo trung tính tăng vọt có thể liên quan tới dư cân/béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, dùng rượu bia quá độ và chế độ ăn uống quá nhiều chất bột đường hydrat cácbon (từ 60% tổng năng lượng calories trở lên). Những người có chất béo trung tính cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, bao gồm nồng độ LDL (có hại) cao và nồng độ HDL (có lợi) thấp. Nhiều người bị bệnh tim và /hay tiểu đường cũng có nồng độ chất béo trung tính cao.
Lp(a) Cholesterol
Lp(a) là một dạng biến đổi phát sinh từ cholesterol LDL (có hại). Mức Lp(a) cao là yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc phát triển sớm các mảng chất béo bám trên thành các động mạch. Người ta chưa hiểu hết về Lp(a), nhưng có lẽ nó có thể tương tác với các chất tìm thấy trên thành động mạch và góp phần vào việc tạo nên sự kết tụ các mảng bám từ chất béo.
Cholesterol và sức khỏe
Cholesterol là chất mỡ cơ thể quý vị cần để hoạt động. Nó được làm ra trong gan và có trong thức ăn từ súc vật, như thịt, trứng, sản phẩm sữa, bơ, và mỡ heo. Quá nhiều cholesterol trong máu có thể hại cơ thể và gia tăng nguy cơ bị bệnh tim. Quý vị có nguy cơ bị cholesterol cao trong máu nếu:
- Cơ thể quý vị sản xuất quá nhiều cholesterol.
- Quý vị ăn thức ăn có nhiều mỡ bão hòa và cholesterol.
- Quý bị bệnh tiểu đường, có mức tuyến giáp thấp gọi là chứng giảm tuyến giáp, hoặc bệnh thận.
Có 3 loại mỡ chánh trong máu quý vị:
- Lipoprotein Mật Ðộ Cao (hay HDL): cholesterol “tốt” này mang cholesterol dư trong máu quý vị về lại gan để gan quý vị loại trừ nó.
- Lipoprotein Mật Ðộ Thấp (Low Density Lipoproteins hay LDL): cholesterol “xấu” này nằm trong máu quý vị đóng đầy trên mạch máu.
Ðiều này có thể làm mạch nhỏ lại, làm máu khó lưu thông.
- Chất béo trung tính: Ăn quá nhiều tinh bột có thể gia tăng mức chất béo trung tính.
Thử nghiệm máu đo mức chất mỡ trong máu. Kết quả sẽ cho quý vị biết: Tổng cộng mức cholesterol trong máu.
- Mức khỏe mạnh là dưới 200.
- Nếu tổng cộng cholesterol trên 200, bác sĩ quý vị sẽ kiểm tra HDL, LDL và chất béo trung tính.
Mức HDL cholesterol trong máu
Ðây là cholesterol “tốt”: số càng cao, thì càng tốt.
- Mức khỏe mạnh là 60 và cao hơn.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức thấp hơn 40.
Mức LDL cholesterol trong máu
Ðây là cholesterol “xấu”: số càng thấp, thì càng tốt.
- Mức mạnh khỏe là dưới 100.
- Bác sĩ quý vị có thể muốn mức LDL thấp hơn 70 nếu quý vị vừa mới có vấn đề bệnh tim.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 130 hay cao hơn.
Mức chất béo trung tính trong máu:
- Mức mạnh khỏe là dưới 150.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 200 hay cao hơn.
Cholesterol là gì?
Tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp chole- (mật) và stereos (rắn), vì nó được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật. Cholesterol là một dạng chất béo có trong máu, có vai trò tạo nên lớp màng cho các tế bào, được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể hoặc do cơ thể hấp thu được qua ăn uống. Cholesterol có mặt ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, không hòa tan trong máu mà lưu thông khắp nơi nhờ vào sự hỗ trợ của các chất “protein vận chuyển” (transporter protein). Lượng cholesterol trong máu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, béo phì, tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt lượng cholesterol trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng các chất béo dư thừa bám vào thành mạch máu, lâu ngày khiến chúng bị chai (bệnh xơ cứng động mạch) hoặc thu nhỏ lại, gây cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Các nhà khoa học khuyên những người trung niên trở lên nên định kỳ kiểm tra lượng cholesterol trong máu ít nhất mỗi năm năm một lần. Những người trẻ tuổi (kể cả trẻ em) cũng nên làm việc này nếu có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch hoặc có cholesterol cao trong máu.
Tổng hợp cholesterol
Trong cơ thể cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20-25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Cholesterol là một chất béo steroid, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Cholesterol nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tủy sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Tính chất của cholesterol
Cholesterol kém tan trong nước; nó không thể tan và di chuyển ở dạng tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein, mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ được cung cấp cho nơi đâu.
Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan, được gọi là chylomicron. Chylomicron có thành phần giàu triglyceride. Chúng chuyên chở triglyceride và cholesterol (từ thức ăn và đặc biệt là cholesterol được tiết từ gan vào mật) đến các mô như gan, mỡ và cơ vân.
Chức năng của cholesterol
Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, nó giúp tính lỏng của màng ổn định trong khoảng dao động nhiệt độ rộng hơn. Nhóm hydroxyl trên phân tử tương tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroid và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. Nó là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, và aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư.
Hai nguồn tạo ra cholesterol
Cholesterol được tạo ra từ hai nguồn: cơ thể bạn và thức ăn. Gan và các tế bào khác trong cơ thể của bạn tạo ra khoảng 75% cholesterol máu. Thức ăn của bạn tạo ra 25% còn lại.
Cholesterol LDL và HDL: Cái nào có hại và cái nào có lợi?
Cholesterol không thể hòa tan trong máu. Nó được vận chuyển đến và đi từ tế bào nhờ vào một chất chuyên chở gọi là các lipoprotein. Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”. Lipoprotein tỉ trọng cao, hay là HDL, được gọi là “cholesterol có lợi”. Hai dạng lipid này cùng với các chất béo trung tính và Lp(a) cholesterol tạo thành tổng lượng cholesterol có thể xác định được nhờ vào xét nghiệm máu.
Cholesterol LDL (có hại)
Khi có quá nhiều cholesterol LDL (có hại) lưu thông trong máu, chúng có thể từ từ tích tụ ở thành trong các động mạch nuôi não và tim. Cùng với các chất khác, tạo nên một mảng bám lắng đọng dày và cứng có thể làm hẹp lòng các động mạch và làm các động mạch kém đàn hồi. Khi có quá nhiều cholesterol này lưu chuyển trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cholesterol LDL được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên nhưng nhiều người có di truyền từ bố mẹ thậm chí là ông bà, khiến cho cơ thể họ tạo ra quá nhiều chất này. Ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm cũng làm tăng lượng cholesterol của bạn. Nếu cholesterol trong máu cao có tính di truyền trong gia đình của bạn, những điều chỉnh về lối sống có thể không đủ để giúp bạn giảm lượng cholesterol LDL trong máu. Mỗi người mỗi khác nên bạn hãy làm việc với bác sỹ của mình để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bản thân.
Cholesterol HDL (có lợi)
Khoảng một phần tư cho đến một phần ba lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bằng lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL được gọi là “cholesterol có lợi”, bởi vì nồng độ HDL cao dường như có tác dụng bảo vệ chống đau tim. Nồng độ HDL thấp (dưới 40 mg/dL) cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia y tế cho rằng dường như HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi các động mạch trở về gan để thải loại ra khỏi cơ thể. Nhiều chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi các mảng bám động mạch, làm chậm lại quá trình lắng đọng của nó.
Các chất béo trung tính
Chất béo trung tính là một dạng chất béo được cơ thể tạo ra. Các chất béo trung tính tăng vọt có thể liên quan tới dư cân/béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, dùng rượu bia quá độ và chế độ ăn uống quá nhiều chất bột đường hydrat cácbon (từ 60% tổng năng lượng calories trở lên). Những người có chất béo trung tính cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, bao gồm nồng độ LDL (có hại) cao và nồng độ HDL (có lợi) thấp. Nhiều người bị bệnh tim và /hay tiểu đường cũng có nồng độ chất béo trung tính cao.
Lp(a) Cholesterol
Lp(a) là một dạng biến đổi phát sinh từ cholesterol LDL (có hại). Mức Lp(a) cao là yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc phát triển sớm các mảng chất béo bám trên thành các động mạch. Người ta chưa hiểu hết về Lp(a), nhưng có lẽ nó có thể tương tác với các chất tìm thấy trên thành động mạch và góp phần vào việc tạo nên sự kết tụ các mảng bám từ chất béo.
Cholesterol và sức khỏe
Cholesterol là chất mỡ cơ thể quý vị cần để hoạt động. Nó được làm ra trong gan và có trong thức ăn từ súc vật, như thịt, trứng, sản phẩm sữa, bơ, và mỡ heo. Quá nhiều cholesterol trong máu có thể hại cơ thể và gia tăng nguy cơ bị bệnh tim. Quý vị có nguy cơ bị cholesterol cao trong máu nếu:
- Cơ thể quý vị sản xuất quá nhiều cholesterol.
- Quý vị ăn thức ăn có nhiều mỡ bão hòa và cholesterol.
- Quý bị bệnh tiểu đường, có mức tuyến giáp thấp gọi là chứng giảm tuyến giáp, hoặc bệnh thận.
Có 3 loại mỡ chánh trong máu quý vị:
- Lipoprotein Mật Ðộ Cao (hay HDL): cholesterol “tốt” này mang cholesterol dư trong máu quý vị về lại gan để gan quý vị loại trừ nó.
- Lipoprotein Mật Ðộ Thấp (Low Density Lipoproteins hay LDL): cholesterol “xấu” này nằm trong máu quý vị đóng đầy trên mạch máu.
Ðiều này có thể làm mạch nhỏ lại, làm máu khó lưu thông.
- Chất béo trung tính: Ăn quá nhiều tinh bột có thể gia tăng mức chất béo trung tính.
Thử nghiệm máu đo mức chất mỡ trong máu. Kết quả sẽ cho quý vị biết: Tổng cộng mức cholesterol trong máu.
- Mức khỏe mạnh là dưới 200.
- Nếu tổng cộng cholesterol trên 200, bác sĩ quý vị sẽ kiểm tra HDL, LDL và chất béo trung tính.
Mức HDL cholesterol trong máu
Ðây là cholesterol “tốt”: số càng cao, thì càng tốt.
- Mức khỏe mạnh là 60 và cao hơn.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức thấp hơn 40.
Mức LDL cholesterol trong máu
Ðây là cholesterol “xấu”: số càng thấp, thì càng tốt.
- Mức mạnh khỏe là dưới 100.
- Bác sĩ quý vị có thể muốn mức LDL thấp hơn 70 nếu quý vị vừa mới có vấn đề bệnh tim.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 130 hay cao hơn.
Mức chất béo trung tính trong máu:
- Mức mạnh khỏe là dưới 150.
- Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 200 hay cao hơn.