Chuyện ăn gạo lứt muốn vừng (mè) để dưỡng sinh hay chưa bệnh không còn là lạ với nhiều người. Có người lấy làm tâm đắc, cũng có người tỏ vẻ hoài nghi khiến thứ thực phẩm này thành ra... huyền bí.
Nói huyền bí cũng không ngoa khi một số người bệnh đã vái thầy thuốc tứ phương không thành lại sống khỏe nhờ phương pháp đơn giản - ăn gạo lứt muối vừng.
Chị Phạm thị Ngọc Trâm (số 103 ngõ Thái Thịnh 2, Thái Thịnh, Hà Nội) là trường hợp như vậy, Hồi nhỏ, có thời gian dài chị ăn thịt chim, ếch, ba ba và những loại thịt có nhiều chất đạm, đến lúc cơ thể chị thừa năng lượng không chuyển hoá được nên phát bệnh: người gầy rộc, mụn mọc nhiều, da xanh bủng, tính khi trở nên nóng nảy. Chị đi các bệnh viên, ăn kiêng, ăn chay đủ cách cũng không khỏi.
Một lần chị tình cờ đọc cuốn sách nói đến phương pháp thực dương, ăn gạo lứt muối vừng tốt cho người bị bệnh. Từ đó, chị áp dụng vừa ăn, vừa tìm hiểu và điều chỉnh phù hợp với tình trạng của cơ thể. Gần 18 năm, chị chỉ ăn gạo lứt muối vừng kết hợp với thiền. Sức khoẻ chị dần phục hồi, nhanh nhẹn trở lại. Giờ thì gạo lứt muối vừng là món duy nhất trong "thực đơn suốt đời" của chị.
Câu chuyện của chị Nguyễn Minh Thu, giáo viên CLB Yoga Trinetrá cũng kỳ lạ không kém. Chị Thu được chẩn đoán ung thư, nhưng thay vì để tinh thần suy sụp chị tham gia nhiều hoạt động, tập yoga để luôn cảm thấy vui vẻ, ý nghĩa. Bênh cạnh đó, chị quyết nói "không" với cao lương mỹ vị và chỉ trung thành với gạo lứt muối vừng.
Phương pháp thực dưỡng hiệu quả
Ăn gạo lứt muối vừng thực chất là một phương pháp thực dưỡng xuất xứ từ Osawa, Nhật Bản. Nguyên lý của nó bắt nguồn từ quan niệm ăn uống chính là nguyên nhân sinh ra mọi bệnh tật, và đương nhhiên hạn chế ăn uống sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
Phương pháp thực dưỡng này phù hợp với xu hướng ẩm thực thời gian gần đây là "quay về với thiên nhiên". Người ta không còn mấy thiết tha với những món cao lương mỹ vị mà lại khép mình vào các món ăn mộc mạc với mục đích là để dưỡng sinh và chữa bệnh.
Họ chủ trương ăn uống thanh đạm, ít thịt nhiều rau, nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không uống các chất kích thích, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng phương pháp thực dưỡng là cả một quá trình gian nan và phải có một chế độ luyện tập khắt khe thì bệnh tật mới có thể được đẩy lùi. Cả chị Trâm và chị Thu đều khẳng định điều này. Để có kết quả phải kiên trì trong nhiều năm, có khi phải ăn đến suốt đời chứ không phải là ý thích nhất thời.
Thường thì những người bị nhiều bệnh, bệnh nặng không thể chữa khỏi như: ung thư, tim mạch, đái tháo đường... mới quyết tâm theo đuổi đến cùng phương pháp này với hi vọng kéo dài cuộc sống.
Phương pháp thực dưỡng được chia ra thành 9 thực đơn, hay cách gọi khác là 9 số. Gạo lứt muối vừng là thành phần chính trong các thực đơn này. Mỗi số có tỷ lệ các thành phần gạo lứt, muối vừng, rau quả khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng tiến triển sức khoẻ của người bệnh.
Nói cách khác đó là cách ăn thế nào cho đúng, tùy từng đối tượng lứa tuổi, từng giai đoạn để cơ thể cảm thấy khỏe lên chứ không yếu đi. Ăn theo phương pháp thực dưỡng là chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên không dùng thuốc và với từng loại bệnh thời gian ăn khác nhau, thậm chí phải ăn suốt đời nếu là bệnh nan y. Người thực hiện theo cách ăn này có thể tâm tính trở nên điềm đạm, hài hòa hơn và đặc biệt là không có nhu cầu nhiều trong ăn uống.
"Nhập môn" ... gạo lứt muối vừng (mè)
Trước khi "nhập môn" cần phải tìm hiểu kỹ về cách ăn, thời gian ăn và phải xem cả mức độ phù hợp của gạo lứt muối vừng đối với cơ thể người bệnh. Thế nên mới có người khẳng định đã thành công trong việc đẩy lùi bệnh tật nhờ món ăn này, trong khi có nguời - do "máy móc" làm theo mà không tìm hiểu kỹ - nên bệnh chẳng những không khỏi mà còn "mua" thêm ốm yếu vào người.
Theo kinh nghiệm của chị Thu, ban đầu khi ăn hoàn toàn gạo lứt muối vừng (số 7) và hạn chế dùng nước (chỉ được dùng trà gạo lứt rang và trà bancha - thức uống chính trong phương pháp thực dưỡng với một tỷ lệ nhất định) hầu hết người bệnh sẽ rất khó khăn, mệt mỏi, gầy, thậm chí suy nhược. Hãy chuẩn bị tinh thần chấp nhận những tác dụng phụ đó. Dần dần cơ thể sẽ phục hồi.
Trong thời gian ăn phải chú ý theo dõi đường phân, nếu có màu vàng cánh rán, khuôn nổi thì các thức ăn đã cân bằng, sức khoẻ tốt. Nếu táo bón thì cơ thể bị nóng, nhiệt cần điều chỉnh bằng cách tập trung vào ăn, nhai càng kỹ càng tốt để dịch vị tiết ra nhiều hơn giúp tiêu hoá tốt hơn. Trước khi đi ngủ có thể nhai kỹ 3-4 thìa vừng hoặc uống một thìa dầu vừng, vì vừng có lượng đạm nhiều. Với những người tính tình nóng này có thể ăn kếp hợp với uống nước hoặc ăn các sản phẩm khác từ gạo lứt như: bánh đa, bún, kê...
Đồi với người bị ung thư vú ăn cơm gạo lứt muối vừng với trà bồ công anh, trà gạo rang sau 4 tháng có thể ngừng một thời gian và tiếp tục duy trì đến cuối đời. Người bị bệnh tim mạch, thấp khớp, dạ dày, ăn gạo lứt muối vừng trong 3 tháng 10 ngày, có tác dụng lọc hết máu độc trong cơ thể, Sau đó, ăn trở lại theo phương pháp số 6 ( ăn gạo lứt muối mè và thêm 10% rau). Người gầy muốn tăng cân có thể ăn cùng bơ lạc, vừng trong bữa ăn để kích thích ngon miệng, còn muốn giảm cần thì ăn bơ lạc, vừng trước bữa ăn để tạo cảm giác no.
Chị Trâm cho biết thêm, để đẩy lùi được bệnh theo phương pháp này, người bệnh khi ăn cần thoải mái, còn nếu bị ép buộc thì khó mà ăn được. Nếu không ăn uống đúng, ăn nửa chừng có thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi không làm được việc gì. Ăn uống kết hợp với luyện tập các bộ môn thể dục dưỡng sinh và sinh hoạt điều độ sẽ phát huy tác dụng trong điều trị bệnh.
Theo các chuyên gai dinh dưỡng, muối vừng có tác dụng phòng ngừa, chữa bệnh ung thư và một số bệnh khác là có cơ sở. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nào ăn gạo lứt, muối vừng cũng có kết quả như ý. Hơn nữa, cơ thể con người - nhất là những người trẻ tuổi thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển vì vậy không nên áp dụng cho đối tượng này.
Thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri...
Trong dầu vừng (mè) có: viatamin H, E, K, tièn vitamin A, các chất phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Chất xelen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt muối vừng sẽ rất tốt cho một số người bệnh.
Theo Nguyên Hà - Sức Khoẻ Gia Đình
Nói huyền bí cũng không ngoa khi một số người bệnh đã vái thầy thuốc tứ phương không thành lại sống khỏe nhờ phương pháp đơn giản - ăn gạo lứt muối vừng.
Chị Phạm thị Ngọc Trâm (số 103 ngõ Thái Thịnh 2, Thái Thịnh, Hà Nội) là trường hợp như vậy, Hồi nhỏ, có thời gian dài chị ăn thịt chim, ếch, ba ba và những loại thịt có nhiều chất đạm, đến lúc cơ thể chị thừa năng lượng không chuyển hoá được nên phát bệnh: người gầy rộc, mụn mọc nhiều, da xanh bủng, tính khi trở nên nóng nảy. Chị đi các bệnh viên, ăn kiêng, ăn chay đủ cách cũng không khỏi.
Một lần chị tình cờ đọc cuốn sách nói đến phương pháp thực dương, ăn gạo lứt muối vừng tốt cho người bị bệnh. Từ đó, chị áp dụng vừa ăn, vừa tìm hiểu và điều chỉnh phù hợp với tình trạng của cơ thể. Gần 18 năm, chị chỉ ăn gạo lứt muối vừng kết hợp với thiền. Sức khoẻ chị dần phục hồi, nhanh nhẹn trở lại. Giờ thì gạo lứt muối vừng là món duy nhất trong "thực đơn suốt đời" của chị.
Câu chuyện của chị Nguyễn Minh Thu, giáo viên CLB Yoga Trinetrá cũng kỳ lạ không kém. Chị Thu được chẩn đoán ung thư, nhưng thay vì để tinh thần suy sụp chị tham gia nhiều hoạt động, tập yoga để luôn cảm thấy vui vẻ, ý nghĩa. Bênh cạnh đó, chị quyết nói "không" với cao lương mỹ vị và chỉ trung thành với gạo lứt muối vừng.
Phương pháp thực dưỡng hiệu quả
Ăn gạo lứt muối vừng thực chất là một phương pháp thực dưỡng xuất xứ từ Osawa, Nhật Bản. Nguyên lý của nó bắt nguồn từ quan niệm ăn uống chính là nguyên nhân sinh ra mọi bệnh tật, và đương nhhiên hạn chế ăn uống sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
Phương pháp thực dưỡng này phù hợp với xu hướng ẩm thực thời gian gần đây là "quay về với thiên nhiên". Người ta không còn mấy thiết tha với những món cao lương mỹ vị mà lại khép mình vào các món ăn mộc mạc với mục đích là để dưỡng sinh và chữa bệnh.
Họ chủ trương ăn uống thanh đạm, ít thịt nhiều rau, nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không uống các chất kích thích, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng phương pháp thực dưỡng là cả một quá trình gian nan và phải có một chế độ luyện tập khắt khe thì bệnh tật mới có thể được đẩy lùi. Cả chị Trâm và chị Thu đều khẳng định điều này. Để có kết quả phải kiên trì trong nhiều năm, có khi phải ăn đến suốt đời chứ không phải là ý thích nhất thời.
Thường thì những người bị nhiều bệnh, bệnh nặng không thể chữa khỏi như: ung thư, tim mạch, đái tháo đường... mới quyết tâm theo đuổi đến cùng phương pháp này với hi vọng kéo dài cuộc sống.
Phương pháp thực dưỡng được chia ra thành 9 thực đơn, hay cách gọi khác là 9 số. Gạo lứt muối vừng là thành phần chính trong các thực đơn này. Mỗi số có tỷ lệ các thành phần gạo lứt, muối vừng, rau quả khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng tiến triển sức khoẻ của người bệnh.
Nói cách khác đó là cách ăn thế nào cho đúng, tùy từng đối tượng lứa tuổi, từng giai đoạn để cơ thể cảm thấy khỏe lên chứ không yếu đi. Ăn theo phương pháp thực dưỡng là chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên không dùng thuốc và với từng loại bệnh thời gian ăn khác nhau, thậm chí phải ăn suốt đời nếu là bệnh nan y. Người thực hiện theo cách ăn này có thể tâm tính trở nên điềm đạm, hài hòa hơn và đặc biệt là không có nhu cầu nhiều trong ăn uống.
"Nhập môn" ... gạo lứt muối vừng (mè)
Trước khi "nhập môn" cần phải tìm hiểu kỹ về cách ăn, thời gian ăn và phải xem cả mức độ phù hợp của gạo lứt muối vừng đối với cơ thể người bệnh. Thế nên mới có người khẳng định đã thành công trong việc đẩy lùi bệnh tật nhờ món ăn này, trong khi có nguời - do "máy móc" làm theo mà không tìm hiểu kỹ - nên bệnh chẳng những không khỏi mà còn "mua" thêm ốm yếu vào người.
Theo kinh nghiệm của chị Thu, ban đầu khi ăn hoàn toàn gạo lứt muối vừng (số 7) và hạn chế dùng nước (chỉ được dùng trà gạo lứt rang và trà bancha - thức uống chính trong phương pháp thực dưỡng với một tỷ lệ nhất định) hầu hết người bệnh sẽ rất khó khăn, mệt mỏi, gầy, thậm chí suy nhược. Hãy chuẩn bị tinh thần chấp nhận những tác dụng phụ đó. Dần dần cơ thể sẽ phục hồi.
Trong thời gian ăn phải chú ý theo dõi đường phân, nếu có màu vàng cánh rán, khuôn nổi thì các thức ăn đã cân bằng, sức khoẻ tốt. Nếu táo bón thì cơ thể bị nóng, nhiệt cần điều chỉnh bằng cách tập trung vào ăn, nhai càng kỹ càng tốt để dịch vị tiết ra nhiều hơn giúp tiêu hoá tốt hơn. Trước khi đi ngủ có thể nhai kỹ 3-4 thìa vừng hoặc uống một thìa dầu vừng, vì vừng có lượng đạm nhiều. Với những người tính tình nóng này có thể ăn kếp hợp với uống nước hoặc ăn các sản phẩm khác từ gạo lứt như: bánh đa, bún, kê...
Đồi với người bị ung thư vú ăn cơm gạo lứt muối vừng với trà bồ công anh, trà gạo rang sau 4 tháng có thể ngừng một thời gian và tiếp tục duy trì đến cuối đời. Người bị bệnh tim mạch, thấp khớp, dạ dày, ăn gạo lứt muối vừng trong 3 tháng 10 ngày, có tác dụng lọc hết máu độc trong cơ thể, Sau đó, ăn trở lại theo phương pháp số 6 ( ăn gạo lứt muối mè và thêm 10% rau). Người gầy muốn tăng cân có thể ăn cùng bơ lạc, vừng trong bữa ăn để kích thích ngon miệng, còn muốn giảm cần thì ăn bơ lạc, vừng trước bữa ăn để tạo cảm giác no.
Chị Trâm cho biết thêm, để đẩy lùi được bệnh theo phương pháp này, người bệnh khi ăn cần thoải mái, còn nếu bị ép buộc thì khó mà ăn được. Nếu không ăn uống đúng, ăn nửa chừng có thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi không làm được việc gì. Ăn uống kết hợp với luyện tập các bộ môn thể dục dưỡng sinh và sinh hoạt điều độ sẽ phát huy tác dụng trong điều trị bệnh.
Theo các chuyên gai dinh dưỡng, muối vừng có tác dụng phòng ngừa, chữa bệnh ung thư và một số bệnh khác là có cơ sở. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nào ăn gạo lứt, muối vừng cũng có kết quả như ý. Hơn nữa, cơ thể con người - nhất là những người trẻ tuổi thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển vì vậy không nên áp dụng cho đối tượng này.
Thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri...
Trong dầu vừng (mè) có: viatamin H, E, K, tièn vitamin A, các chất phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Chất xelen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt muối vừng sẽ rất tốt cho một số người bệnh.
Theo Nguyên Hà - Sức Khoẻ Gia Đình