Melamin chất gây độc sữa giết người hàng loạt như thế nào?
Melamin là một bazơ hữu cơ ít tan trong nước có công thức hóa học là C3H6N6, danh pháp theo IUPAC là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine, được Liebig tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1834. Đầu tiên canxi cyanamid được chuyển thành dicyandiamid sau đó đung nóng đến trên nhiệt độ nóng chảy để tạo thành melamin. Tuy nhiên, hiện nay các quy trình sản xuất melamin trong công nghiệp đều dùng urê theo phương trình phản ứng sau:
6 (NH2)2CO → C3H6N6 + 6 NH3 + 3 CO2
Melamine hay cyanurotriamide (C3H6N6 ) là một hợp chất hóa học tan rất ít trong nước, khi hòa trong nước cùng với bột sẽ tạo thành một hỗn dịch hơi sánh, trắng đục như sữa. Đây là chất thường được sử dụng để sản xuất các thành phần của plastic (đồ nhựa, keo dán...).
Do trong công thức có lượng nitơ cao (6N), nên khi xét nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ thì kết quả thu được tương tự như kết quả thử nghiệm một thực phẩm có nồng độ “protein” cao. Thực chất nitơ trong melamine là một non -protein nitrogen, tức nitơ không phải chất đạm, cho nên nó không có tác dụng dinh dưỡng như chất đạm. Ngược lại, sau khi vào cơ thể, chính lượng nitơ cao này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp do tăng amoniac cấp tính và suy thận cấp. Nếu hàm lượng đưa vào cơ thể ít và kéo dài sẽ tích tụ lại gây sỏi thận và cuối cùng dẫn đến suy thận.
ST
Melamine có tác dụng gì?
Miếng giấy nhỏ dán sau mỗi sản phẩm sữa, ngoài những thông tin về hãng sản xuất, nguyên liệu, còn cho biết về hàm lượng protein. Và con số này được ghi nhận thông qua một phương pháp kiểm tra có tên gọi Kjeldahl, lấy theo tên một nhà hóa học Đan Mạch.
Phương pháp Kjeldahl, về cơ bản, đo lượng nitơ trong sữa bằng cách xem xét mức ammonia.
Khi sữa tươi bị pha loãng bằng nước, bột đậu tương hay các thành phần thay thế khác rẻ hơn, lượng protein chắc chắn sẽ giảm. Và vì vậy, vai trò của "tội đồ" melamine được cần đến.
Melamie là một chất bột màu trắng không có mùi vị chứa hàm lượng ammonia rất lớn.
Việc trộn melamine vào sữa chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là đánh lừa phương pháp kiểm tra Kjeldahl bằng cách hiển thị giả hàm lượng nitơ cao.
Vấn đề thực sự ở đây không phải là nhiễm melamine ở mức độ nào sẽ không tốt cho con người, mà là tại sao một chất dùng để sản xuất nhựa thậm chí gây hại cho lợn và gia cầm lại có mặt trong thực phẩm cho người.
*Nghĩa là người Trung Quốc do tham lam đã đổ thêm nhiều nước rẻ tiền vào sữa để tăng trọng lượng bán được giá. Nhưng do cho thêm nước vào sữa thì protein bị giảm vì vậy họ đã pha melamine vào để protein không bị giảm. Vì protein không giảm chứng tỏ họ không đổ thêm nước lã vào sữa và qua mắt các nhà thu mua sữa. Đúng là tiền nào của nấy, đừng tham hàng rẻ Trung Quốc mà vác hại vào thân, vào người gia đình, nhất là trẻ em.
1
Tập đoàn Tam Lộc - hãng sản xuất bơ sữa lớn hàng đầu Trung Quốc
Tập đoàn Tam Lộc đã bắt đầu nhận được than phiền về sữa bột trẻ em từ hồi tháng 3. Sau đó tập đoàn đã thừa nhận có một số vấn đề sau khi tự tiến hành điều tra.
Tam Lộc đã cho thu hồi một phần các sản phẩm này. Tuy nhiên, một thời gian dài sau đó, tập đoàn không hề báo cáo sự việc với chính phủ và cũng không thông báo với công chúng.
Melamine được sử dụng trong sản xuất nhựa và nhiều lĩnh vực khác. Chất này bị nghiêm cấm trong chế biến thực phẩm. Các chuyên gia cho hay, melamine được trộn vào sữa tươi để làm cho hàm lượng protein trong sữa hiện ra cao hơn thực tế.
Các cha mẹ kéo tới trước cửa trụ sở Tập đoàn Tam Lộc ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.
Hai anh em họ Canh ở Trịnh Đình, Hà Bắc, khai với cảnh sát rằng họ đã bán 3 tấn sữa nhiễm độc mỗi ngày kể từ cuối năm ngoái. Hai người đã thêm melamine vào sữa để tạo chỉ số protein cao vì từng bị lỗ sau khi bị Tam Lộc nhiều lần từ chối mua sữa của họ do không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
Một trong hai anh em họ Canh thú nhận với cảnh sát rằng gia đình hắn chưa bao giờ uống sữa nhiễm độc và hắn cũng biết rõ mình đang lừa Tập đoàn Tam Lộc bằng cách cho hóa chất vào sữa.
Tháng 12/2007: Tập đoàn Tam Lộc nhận được những than phiền của người tiêu dùng rằng, sữa bột của họ khiến trẻ em bị ốm, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời kết quả điều tra của Hội đồng Nhà nước cho biết.
Tháng 6/2008: Tam Lộc biết sữa bột của họ có chứa hoá chất melamine.
Ngày 30/6: Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc nhận được thông tin có năm em nhỏ ở tỉnh Hồ Nam phải nhập viện vì các triệu chứng sỏi thận, tất cả các bệnh nhi này đều uống sữa bột Tam Lộc.
Ngày 24/7: Một bác sĩ nhi khoa nói với các quan chức cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc rằng, ông đã chứng kiến 9 trường hợp bệnh nhi bị mắc sỏi thận do uống sữa bột Tam Lộc.
Ngày 2/8: Chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, nơi Tập đoàn Tam Lộc đóng đô, đã báo cho Tam Lộc về vụ sữa bột của hãng nhiễm độc. Trong một cuộc họp ở hãng này, tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand – nhà đầu tư chính ở Tam Lộc – đã biết về các trường hợp bệnh nhi ốm vì dùng sữa – và yêu cầu thu hồi sản phẩm khẩn cấp.
Ngày 6/8: Tam Lộc thu hồi sữa bột từ các nhà phân phối, nhưng không công bố việc thu hồi trước công chúng.
Ngày 8/8: Thế vận hội Olympic Bắc Kinh khai mạc và kéo dài tới 24/8.
Ngày 5/9: Fonterra báo cáo lên Thủ tướng New Zealand Helen Clark về vấn đề sữa nhiễm độc. Ba ngày sau, bà Clark yêu cầu các quan chức New Zealand thông báo cho Bắc Kinh.
Ngày 9/9: Quan chức thành phố Thạch Gia Trang báo cáo vụ việc cho chính quyền tỉnh Hà Bắc. Một ngày sau, tỉnh Hà Bắc báo cáo với chính quyền trung ương.
Ngày 11/9: Tam Lộc công khai thu hồi 700 tấn sữa bột trẻ em. Chính phủ trung ương cam kết sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người chịu trách nhiệm. Tân Hoa xã thông báo có hàng chục trẻ em bị mắc sỏi thận và một em đã tử vong.
Ngày 13/9: Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Cường cho hay, 432 em dùng sữa bột Tam Lộc đã bị sỏi thận. Ông Cao chỉ trích việc Tam Lộc chậm trễ trong việc cảnh báo thông tin ra công chúng, đồng thời yêu cầu điều tra toàn bộ công ty sản xuất sữa bột trẻ em ở Trung Quốc. Phó tỉnh trưởng Hà Bắc cho hay, chính quyền đã thu giữ 2.176 tấn sữa Tam Lộc và thu hồi 8.218 tấn.
Ngày 15/9: Số trẻ em bị ốm vì uống sữa nhiễm độc đã tăng tới hơn 1.200 trường hợp, hai em tử vong. Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc cho hay, nguyên nhân vụ sữa bẩn từ chính nhà cung cấp sữa nguyên liệu, nông dân đã trộn hoá chất độc hại vào sữa. Phó Chủ tịch Tập đoàn Tam Lộc xin lỗi người dân vụ bê bối, nhưng không giải thích việc chậm trễ công bố thông tin.
Ngày 16/9: Qua điều tra khắp 109 công ty sữa bột trẻ em, Trung Quốc phát hiện ra 22 đơn vị có sản phẩm chứa hoá chất melamine. Tổng Giám đốc Tập đoàn Tam Lộc Thiên Văn Hoa bị sa thải khỏi ban giám đốc.
Ngày 17/9: Hai công ty sữa lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn sữa Mông Ngưu và Tập đoàn Công nghiệp Yili thu hồi sản phẩm sữa bột. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho hay, ba bệnh nhi đã tử vong và hơn 6.200 em bị ốm. Trung Quốc triển khai 5.000 nhân viên kiểm tra chất lượng đến các công ty sản xuất sữa trẻ em.
Ngày 18/9: Chính quyền địa phương bắt giữ thêm 12 người liên quan tới vụ bê bối. Cảnh sát đã thu giữ được hàng tấn hoá chất melamine.
Ngày 19/9: Cuộc khủng hoảng lan rộng sau khi Trung Quốc tuyên bố, kết quả kiểm tra cho thấy sữa nước do ba công ty sữa hàng đầu Trung Quốc sản xuất cũng có hoá chất độc hại.
Ngày 21/9: Bộ Y tế Trung Quốc cho hay, số trẻ em bị ốm do dùng sữa nhiễm độc đã tăng tới gần 53.000 em, trong đó có 12.892 em còn đang điều trị tại bệnh viện, 104 em trong tình trạng nguy kịch. Hongkong thông báo về trường hợp bệnh nhi đầu tiên bị ốm vì sữa bẩn bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một em nhỏ 3 tuổi đã mắc chứng sỏi thận sau khi uống các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Ngày 22/9: Ông Lý Trường Giang - Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc từ chức.
Gần 80% trong số 12.892 em đã nhập viện trong vài tuần nay đều từ 2 tuổi trở xuống, theo một báo cáo đăng tải chiều 21/9 trên website của Bộ Y tế Trung Quốc. Tính đến nay, đã có 4 em tử vong vì sữa bẩn. 104 em đang điều trị tại bệnh viện trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch. 39.965 bệnh nhi điều trị ngoại trú khác “về cơ bản đã hồi phục”.
Hai mạng lưới siêu thị chính của Hong Kong trong ngày 21/9 đã tiến hành thu hồi sản phẩm sữa bột của nhà sản xuất Nestle (Thuỵ Sĩ) sau khi một tờ báo đưa tin công ty này có sản phẩm chứa hoá chất melamine.
Phát ngôn viên hai mạng lưới trên cho hay, họ hành động như vậy là để đề phòng sau khi tờ nhật báo Quả táo của Hong Kong đưa tin, các mẫu thử cho thấy, sữa bột Nestle sản xuất ở tỉnh Hắc Long Giang có chứa hóa chất melamine.
Văn phòng Nestle tại Hong Kong chưa có phản ứng gì về thông tin này. Các cuộc gọi đến văn phòng của công ty ở Bắc Kinh đều không nhận được trả lời.
Công ty King Car, Đài Loan cũng đã thu lại nhiều gói cà phê sữa hiệu Mr. Brown và trà sữa có thành phần sữa bột nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhật Bản và Singapore đã thu hồi mọi sản phẩm sữa làm từ Trung Quốc. Trong khi đó, Chính phủ Malaysia và Brunei thông báo cấm mọi sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Theo Bộ Y tế Trung Quốc, hầu hết các em bị ốm vì dùng sữa bột nhiễm hoá chất của công ty Tam Lộc có trụ sở tại Thạch Gia Trang.
Cũng trong dịp cuối tuần, Hong Kong đã thông báo về trường hợp đầu tiên bị ốm vì sữa nhiễm độc bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một bé gái ba tuổi đang có triệu chứng sỏi thận. Hiện em đã bình phục và xuất viện.
Báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc nêu rõ: "Hầu hết các em nhập viện do uống sữa bột Tam Lộc. Chưa có trường hợp trẻ nào bị ốm vì uống sữa nước”.
Theo các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây, bê bối sữa nhiễm độc ở TQ khiến 4 em thiệt mạng, hơn 6.200 bé bị ốm không chỉ cho thấy những bất cập về mặt quản lý mà còn cả sự thiếu hụt đạo đức kinh doanh. Theo tờ The Christian Science Monitor, scandal sữa nhiễm hóa chất melamine cho thấy một sự bất cập ở Trung Quốc, đó là trong khi Chính phủ đang ra sức cải thiện nền kinh tế thì vẫn có một bộ phận người dân bất chấp quy định pháp luật, đặt lợi ích bản thân lên trên hết.
"Trung Quốc cũng vấp phải những vấn đề như bất kỳ một nền kinh tế thời kỳ quá độ nào khác. Tuy nhiên, những thách thức sâu sắc và cơ bản hơn mà nước này phải đối mặt là sự thiếu hụt có hệ thống đạo đức kinh doanh", ông Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu tại trường đại học Seton Hall ở South Orange, New Jersey - Mỹ nhận xét.
"Bạn không thể kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất thực phẩm. Có nhiều thứ phụ thuộc vào sự thay đổi trong quy tắc xã hội. Mọi người phải thừa nhận rằng sự liêm chính cũng là vấn đề cần chú ý", giáo sư chính trị trường Đại học Chicago Dali Yang nói thêm.
Vấn đề đạo đức
Tuần trước, tập đoàn bơ sữa hàng đầu của Trung Quốc, Tam Lộc, thừa nhận sữa bột cho trẻ em mà họ sản xuất ra hồi đầu năm nay nhiễm hóa chất melamine. Các bác sĩ tại một số tỉnh thành của Trung Quốc đã phát hiện được hơn 6.200 em nhỏ uống loại sữa này bị sỏi thận, hỏng thận. Kể từ tháng 5 tới nay, đã có 4 em thiệt mạng vì sữa Tam Lộc, nhưng nhiều quan chức Trung Quốc cảnh báo số nạn nhân sẽ còn tăng mạnh.
Hôm 16/9, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, không chỉ có Tam Lộc mà 22 công ty khác cũng bị phát hiện sản xuất sữa bột chứa melamine. Trong số này có cả một số hãng lớn như Tập đoàn công nghiệp Nội Mông Yili - nhà cung cấp sữa cho Thế vận hội Bắc Kinh.
Bài học thực sự từ hóa chất melamine
Nhiều lô sữa của hàng chục công ty ở Trung Quốc đã được phát hiện có melamine ở các cấp độ khác nhau. Tam Lộc là hãng đầu tiên lộ diện, và các sản phẩm của Tam Lộc cũng có mức độ melamine cao nhất.
Trong một chiến dịch kiểm tra rộng khắp, Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) đã phát hiện thêm nhiều hãng có sản phẩm chứa melamine.
Tuy nhiên, AQSIQ dẫn lời một số nhà khoa học nói rằng lượng hóa chất độc hại trong sữa dạng lỏng qua đợt kiểm tra này không gây nguy cơ lớn về sức khỏe.
Bài học thực sự
Nhật báo Thượng Hải cho rằng, melamine có thể được thêm vào 3 bước trong quá trình chế biến sản phẩm.
Những người nông dân nuôi bò sữa pha nó vào trước khi giao sữa cho trạm thu mua. Tuy nhiên, lượng sữa nguyên liệu mà mỗi hộ sản xuất được rất ít nên thêm melamine vào chẳng thu lợi được bao nhiêu.
Thêm melamine tại các trạm thu mua sẽ hiệu quả hơn và hầu hết những người tình nghi bị bắt giữ tính đến thời điểm hiện tại đều liên quan đến khâu này.
Thêm melamine tại nhà máy sản chế biến sữa của Tam Lộc là khả năng cuối cùng.
Dù sao, Tam Lộc cũng phạm tội giám sát lỏng lẻo lượng sữa nguyên liệu mà tập đoàn này gom từ các trạm thu mua.
Ngoài vấn đề hóa chất, bài học thực sự được rút ra từ trang đen tối nhất trong lịch sử ngành công nghiệp bơ sữa của Trung Quốc là thị trường tự do hoặc cạnh tranh công khai không phải là thuốc chữa bách bệnh.
Với những quy định lỏng lẻo về những sản phẩm mà chất lượng khó phân biệt, thì ngay cả các công ty làm ăn nghiêm chỉnh cũng có thể vì tham lam lợi nhuận mà bất chấp luân lí.
White Rabbit là loại đồ ăn nhẹ vào đêm muộn mà nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ưa thích. Ông thích kẹo White Rabbit tới mức còn tặng cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon một gói khi ông này có chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc.
Nhưng thương hiệu của loại kẹo biểu tượng ấy đã bị lung lay khi nó có liên quan tới scandal sữa bẩn.
Công ty Guan Sheng Yuan, nhà sản xuất loại kẹo White Rabbit có trụ sở ở Thượng Hải đã phải ngừng sản xuất vì nghi ngờ các sản phẩm có chứa hoá chất công nghiệp melamine. Loại kẹo chewy hương vani White Rabbit rất được ưa chuộng đã không còn xuất hiện trên các giá bán khắp châu Á và Anh.
"Đây là một thảm kịch với ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc và là bài học lớn cho chúng tôi khi một thương hiệu nổi tiếng bị phá huỷ”, Ge Junjie, phó Chủ tịch công ty thực phẩm Bright sở hữu Guan Sheng Yuan cho biết.
Kẹo White Rabbit được bán ở trên 50 quốc gia khắp châu Á cũng như thế giới, trong đó có cả Mỹ. Trong năm năm qua, doanh thu tại thị trường nước ngoài của loại kẹo này đạt 160 triệu USD.
Hôm thứ Sáu, Cơ quan Quản lý Dược Thực phẩm của Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng không ăn kẹo White Rabbit và yêu cầu người bán hàng dừng tiêu thụ loại kẹo này.
Nhiều sản phẩm "Made in China" hiện cũng bị ảnh hưởng lây khi người tiêu dùng các nước bắt đầu có thái độ e dè, lo ngại và tránh dùng.
Melamin là một bazơ hữu cơ ít tan trong nước có công thức hóa học là C3H6N6, danh pháp theo IUPAC là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine, được Liebig tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1834. Đầu tiên canxi cyanamid được chuyển thành dicyandiamid sau đó đung nóng đến trên nhiệt độ nóng chảy để tạo thành melamin. Tuy nhiên, hiện nay các quy trình sản xuất melamin trong công nghiệp đều dùng urê theo phương trình phản ứng sau:
6 (NH2)2CO → C3H6N6 + 6 NH3 + 3 CO2
Melamine hay cyanurotriamide (C3H6N6 ) là một hợp chất hóa học tan rất ít trong nước, khi hòa trong nước cùng với bột sẽ tạo thành một hỗn dịch hơi sánh, trắng đục như sữa. Đây là chất thường được sử dụng để sản xuất các thành phần của plastic (đồ nhựa, keo dán...).
Do trong công thức có lượng nitơ cao (6N), nên khi xét nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ thì kết quả thu được tương tự như kết quả thử nghiệm một thực phẩm có nồng độ “protein” cao. Thực chất nitơ trong melamine là một non -protein nitrogen, tức nitơ không phải chất đạm, cho nên nó không có tác dụng dinh dưỡng như chất đạm. Ngược lại, sau khi vào cơ thể, chính lượng nitơ cao này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp do tăng amoniac cấp tính và suy thận cấp. Nếu hàm lượng đưa vào cơ thể ít và kéo dài sẽ tích tụ lại gây sỏi thận và cuối cùng dẫn đến suy thận.
ST
Melamine có tác dụng gì?
Miếng giấy nhỏ dán sau mỗi sản phẩm sữa, ngoài những thông tin về hãng sản xuất, nguyên liệu, còn cho biết về hàm lượng protein. Và con số này được ghi nhận thông qua một phương pháp kiểm tra có tên gọi Kjeldahl, lấy theo tên một nhà hóa học Đan Mạch.
Phương pháp Kjeldahl, về cơ bản, đo lượng nitơ trong sữa bằng cách xem xét mức ammonia.
Khi sữa tươi bị pha loãng bằng nước, bột đậu tương hay các thành phần thay thế khác rẻ hơn, lượng protein chắc chắn sẽ giảm. Và vì vậy, vai trò của "tội đồ" melamine được cần đến.
Melamie là một chất bột màu trắng không có mùi vị chứa hàm lượng ammonia rất lớn.
Việc trộn melamine vào sữa chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là đánh lừa phương pháp kiểm tra Kjeldahl bằng cách hiển thị giả hàm lượng nitơ cao.
Vấn đề thực sự ở đây không phải là nhiễm melamine ở mức độ nào sẽ không tốt cho con người, mà là tại sao một chất dùng để sản xuất nhựa thậm chí gây hại cho lợn và gia cầm lại có mặt trong thực phẩm cho người.
*Nghĩa là người Trung Quốc do tham lam đã đổ thêm nhiều nước rẻ tiền vào sữa để tăng trọng lượng bán được giá. Nhưng do cho thêm nước vào sữa thì protein bị giảm vì vậy họ đã pha melamine vào để protein không bị giảm. Vì protein không giảm chứng tỏ họ không đổ thêm nước lã vào sữa và qua mắt các nhà thu mua sữa. Đúng là tiền nào của nấy, đừng tham hàng rẻ Trung Quốc mà vác hại vào thân, vào người gia đình, nhất là trẻ em.
1
Tập đoàn Tam Lộc - hãng sản xuất bơ sữa lớn hàng đầu Trung Quốc
Tập đoàn Tam Lộc đã bắt đầu nhận được than phiền về sữa bột trẻ em từ hồi tháng 3. Sau đó tập đoàn đã thừa nhận có một số vấn đề sau khi tự tiến hành điều tra.
Tam Lộc đã cho thu hồi một phần các sản phẩm này. Tuy nhiên, một thời gian dài sau đó, tập đoàn không hề báo cáo sự việc với chính phủ và cũng không thông báo với công chúng.
Melamine được sử dụng trong sản xuất nhựa và nhiều lĩnh vực khác. Chất này bị nghiêm cấm trong chế biến thực phẩm. Các chuyên gia cho hay, melamine được trộn vào sữa tươi để làm cho hàm lượng protein trong sữa hiện ra cao hơn thực tế.
Các cha mẹ kéo tới trước cửa trụ sở Tập đoàn Tam Lộc ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.
Hai anh em họ Canh ở Trịnh Đình, Hà Bắc, khai với cảnh sát rằng họ đã bán 3 tấn sữa nhiễm độc mỗi ngày kể từ cuối năm ngoái. Hai người đã thêm melamine vào sữa để tạo chỉ số protein cao vì từng bị lỗ sau khi bị Tam Lộc nhiều lần từ chối mua sữa của họ do không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
Một trong hai anh em họ Canh thú nhận với cảnh sát rằng gia đình hắn chưa bao giờ uống sữa nhiễm độc và hắn cũng biết rõ mình đang lừa Tập đoàn Tam Lộc bằng cách cho hóa chất vào sữa.
Tháng 12/2007: Tập đoàn Tam Lộc nhận được những than phiền của người tiêu dùng rằng, sữa bột của họ khiến trẻ em bị ốm, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời kết quả điều tra của Hội đồng Nhà nước cho biết.
Tháng 6/2008: Tam Lộc biết sữa bột của họ có chứa hoá chất melamine.
Ngày 30/6: Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc nhận được thông tin có năm em nhỏ ở tỉnh Hồ Nam phải nhập viện vì các triệu chứng sỏi thận, tất cả các bệnh nhi này đều uống sữa bột Tam Lộc.
Ngày 24/7: Một bác sĩ nhi khoa nói với các quan chức cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc rằng, ông đã chứng kiến 9 trường hợp bệnh nhi bị mắc sỏi thận do uống sữa bột Tam Lộc.
Ngày 2/8: Chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, nơi Tập đoàn Tam Lộc đóng đô, đã báo cho Tam Lộc về vụ sữa bột của hãng nhiễm độc. Trong một cuộc họp ở hãng này, tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand – nhà đầu tư chính ở Tam Lộc – đã biết về các trường hợp bệnh nhi ốm vì dùng sữa – và yêu cầu thu hồi sản phẩm khẩn cấp.
Ngày 6/8: Tam Lộc thu hồi sữa bột từ các nhà phân phối, nhưng không công bố việc thu hồi trước công chúng.
Ngày 8/8: Thế vận hội Olympic Bắc Kinh khai mạc và kéo dài tới 24/8.
Ngày 5/9: Fonterra báo cáo lên Thủ tướng New Zealand Helen Clark về vấn đề sữa nhiễm độc. Ba ngày sau, bà Clark yêu cầu các quan chức New Zealand thông báo cho Bắc Kinh.
Ngày 9/9: Quan chức thành phố Thạch Gia Trang báo cáo vụ việc cho chính quyền tỉnh Hà Bắc. Một ngày sau, tỉnh Hà Bắc báo cáo với chính quyền trung ương.
Ngày 11/9: Tam Lộc công khai thu hồi 700 tấn sữa bột trẻ em. Chính phủ trung ương cam kết sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người chịu trách nhiệm. Tân Hoa xã thông báo có hàng chục trẻ em bị mắc sỏi thận và một em đã tử vong.
Ngày 13/9: Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Cường cho hay, 432 em dùng sữa bột Tam Lộc đã bị sỏi thận. Ông Cao chỉ trích việc Tam Lộc chậm trễ trong việc cảnh báo thông tin ra công chúng, đồng thời yêu cầu điều tra toàn bộ công ty sản xuất sữa bột trẻ em ở Trung Quốc. Phó tỉnh trưởng Hà Bắc cho hay, chính quyền đã thu giữ 2.176 tấn sữa Tam Lộc và thu hồi 8.218 tấn.
Ngày 15/9: Số trẻ em bị ốm vì uống sữa nhiễm độc đã tăng tới hơn 1.200 trường hợp, hai em tử vong. Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc cho hay, nguyên nhân vụ sữa bẩn từ chính nhà cung cấp sữa nguyên liệu, nông dân đã trộn hoá chất độc hại vào sữa. Phó Chủ tịch Tập đoàn Tam Lộc xin lỗi người dân vụ bê bối, nhưng không giải thích việc chậm trễ công bố thông tin.
Ngày 16/9: Qua điều tra khắp 109 công ty sữa bột trẻ em, Trung Quốc phát hiện ra 22 đơn vị có sản phẩm chứa hoá chất melamine. Tổng Giám đốc Tập đoàn Tam Lộc Thiên Văn Hoa bị sa thải khỏi ban giám đốc.
Ngày 17/9: Hai công ty sữa lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn sữa Mông Ngưu và Tập đoàn Công nghiệp Yili thu hồi sản phẩm sữa bột. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho hay, ba bệnh nhi đã tử vong và hơn 6.200 em bị ốm. Trung Quốc triển khai 5.000 nhân viên kiểm tra chất lượng đến các công ty sản xuất sữa trẻ em.
Ngày 18/9: Chính quyền địa phương bắt giữ thêm 12 người liên quan tới vụ bê bối. Cảnh sát đã thu giữ được hàng tấn hoá chất melamine.
Ngày 19/9: Cuộc khủng hoảng lan rộng sau khi Trung Quốc tuyên bố, kết quả kiểm tra cho thấy sữa nước do ba công ty sữa hàng đầu Trung Quốc sản xuất cũng có hoá chất độc hại.
Ngày 21/9: Bộ Y tế Trung Quốc cho hay, số trẻ em bị ốm do dùng sữa nhiễm độc đã tăng tới gần 53.000 em, trong đó có 12.892 em còn đang điều trị tại bệnh viện, 104 em trong tình trạng nguy kịch. Hongkong thông báo về trường hợp bệnh nhi đầu tiên bị ốm vì sữa bẩn bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một em nhỏ 3 tuổi đã mắc chứng sỏi thận sau khi uống các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Ngày 22/9: Ông Lý Trường Giang - Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc từ chức.
Gần 80% trong số 12.892 em đã nhập viện trong vài tuần nay đều từ 2 tuổi trở xuống, theo một báo cáo đăng tải chiều 21/9 trên website của Bộ Y tế Trung Quốc. Tính đến nay, đã có 4 em tử vong vì sữa bẩn. 104 em đang điều trị tại bệnh viện trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch. 39.965 bệnh nhi điều trị ngoại trú khác “về cơ bản đã hồi phục”.
Hai mạng lưới siêu thị chính của Hong Kong trong ngày 21/9 đã tiến hành thu hồi sản phẩm sữa bột của nhà sản xuất Nestle (Thuỵ Sĩ) sau khi một tờ báo đưa tin công ty này có sản phẩm chứa hoá chất melamine.
Phát ngôn viên hai mạng lưới trên cho hay, họ hành động như vậy là để đề phòng sau khi tờ nhật báo Quả táo của Hong Kong đưa tin, các mẫu thử cho thấy, sữa bột Nestle sản xuất ở tỉnh Hắc Long Giang có chứa hóa chất melamine.
Văn phòng Nestle tại Hong Kong chưa có phản ứng gì về thông tin này. Các cuộc gọi đến văn phòng của công ty ở Bắc Kinh đều không nhận được trả lời.
Công ty King Car, Đài Loan cũng đã thu lại nhiều gói cà phê sữa hiệu Mr. Brown và trà sữa có thành phần sữa bột nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhật Bản và Singapore đã thu hồi mọi sản phẩm sữa làm từ Trung Quốc. Trong khi đó, Chính phủ Malaysia và Brunei thông báo cấm mọi sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Theo Bộ Y tế Trung Quốc, hầu hết các em bị ốm vì dùng sữa bột nhiễm hoá chất của công ty Tam Lộc có trụ sở tại Thạch Gia Trang.
Cũng trong dịp cuối tuần, Hong Kong đã thông báo về trường hợp đầu tiên bị ốm vì sữa nhiễm độc bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một bé gái ba tuổi đang có triệu chứng sỏi thận. Hiện em đã bình phục và xuất viện.
Báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc nêu rõ: "Hầu hết các em nhập viện do uống sữa bột Tam Lộc. Chưa có trường hợp trẻ nào bị ốm vì uống sữa nước”.
Theo các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây, bê bối sữa nhiễm độc ở TQ khiến 4 em thiệt mạng, hơn 6.200 bé bị ốm không chỉ cho thấy những bất cập về mặt quản lý mà còn cả sự thiếu hụt đạo đức kinh doanh. Theo tờ The Christian Science Monitor, scandal sữa nhiễm hóa chất melamine cho thấy một sự bất cập ở Trung Quốc, đó là trong khi Chính phủ đang ra sức cải thiện nền kinh tế thì vẫn có một bộ phận người dân bất chấp quy định pháp luật, đặt lợi ích bản thân lên trên hết.
"Trung Quốc cũng vấp phải những vấn đề như bất kỳ một nền kinh tế thời kỳ quá độ nào khác. Tuy nhiên, những thách thức sâu sắc và cơ bản hơn mà nước này phải đối mặt là sự thiếu hụt có hệ thống đạo đức kinh doanh", ông Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu tại trường đại học Seton Hall ở South Orange, New Jersey - Mỹ nhận xét.
"Bạn không thể kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất thực phẩm. Có nhiều thứ phụ thuộc vào sự thay đổi trong quy tắc xã hội. Mọi người phải thừa nhận rằng sự liêm chính cũng là vấn đề cần chú ý", giáo sư chính trị trường Đại học Chicago Dali Yang nói thêm.
Vấn đề đạo đức
Tuần trước, tập đoàn bơ sữa hàng đầu của Trung Quốc, Tam Lộc, thừa nhận sữa bột cho trẻ em mà họ sản xuất ra hồi đầu năm nay nhiễm hóa chất melamine. Các bác sĩ tại một số tỉnh thành của Trung Quốc đã phát hiện được hơn 6.200 em nhỏ uống loại sữa này bị sỏi thận, hỏng thận. Kể từ tháng 5 tới nay, đã có 4 em thiệt mạng vì sữa Tam Lộc, nhưng nhiều quan chức Trung Quốc cảnh báo số nạn nhân sẽ còn tăng mạnh.
Hôm 16/9, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, không chỉ có Tam Lộc mà 22 công ty khác cũng bị phát hiện sản xuất sữa bột chứa melamine. Trong số này có cả một số hãng lớn như Tập đoàn công nghiệp Nội Mông Yili - nhà cung cấp sữa cho Thế vận hội Bắc Kinh.
Bài học thực sự từ hóa chất melamine
Nhiều lô sữa của hàng chục công ty ở Trung Quốc đã được phát hiện có melamine ở các cấp độ khác nhau. Tam Lộc là hãng đầu tiên lộ diện, và các sản phẩm của Tam Lộc cũng có mức độ melamine cao nhất.
Trong một chiến dịch kiểm tra rộng khắp, Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) đã phát hiện thêm nhiều hãng có sản phẩm chứa melamine.
Tuy nhiên, AQSIQ dẫn lời một số nhà khoa học nói rằng lượng hóa chất độc hại trong sữa dạng lỏng qua đợt kiểm tra này không gây nguy cơ lớn về sức khỏe.
Bài học thực sự
Nhật báo Thượng Hải cho rằng, melamine có thể được thêm vào 3 bước trong quá trình chế biến sản phẩm.
Những người nông dân nuôi bò sữa pha nó vào trước khi giao sữa cho trạm thu mua. Tuy nhiên, lượng sữa nguyên liệu mà mỗi hộ sản xuất được rất ít nên thêm melamine vào chẳng thu lợi được bao nhiêu.
Thêm melamine tại các trạm thu mua sẽ hiệu quả hơn và hầu hết những người tình nghi bị bắt giữ tính đến thời điểm hiện tại đều liên quan đến khâu này.
Thêm melamine tại nhà máy sản chế biến sữa của Tam Lộc là khả năng cuối cùng.
Dù sao, Tam Lộc cũng phạm tội giám sát lỏng lẻo lượng sữa nguyên liệu mà tập đoàn này gom từ các trạm thu mua.
Ngoài vấn đề hóa chất, bài học thực sự được rút ra từ trang đen tối nhất trong lịch sử ngành công nghiệp bơ sữa của Trung Quốc là thị trường tự do hoặc cạnh tranh công khai không phải là thuốc chữa bách bệnh.
Với những quy định lỏng lẻo về những sản phẩm mà chất lượng khó phân biệt, thì ngay cả các công ty làm ăn nghiêm chỉnh cũng có thể vì tham lam lợi nhuận mà bất chấp luân lí.
White Rabbit là loại đồ ăn nhẹ vào đêm muộn mà nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ưa thích. Ông thích kẹo White Rabbit tới mức còn tặng cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon một gói khi ông này có chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc.
Nhưng thương hiệu của loại kẹo biểu tượng ấy đã bị lung lay khi nó có liên quan tới scandal sữa bẩn.
Công ty Guan Sheng Yuan, nhà sản xuất loại kẹo White Rabbit có trụ sở ở Thượng Hải đã phải ngừng sản xuất vì nghi ngờ các sản phẩm có chứa hoá chất công nghiệp melamine. Loại kẹo chewy hương vani White Rabbit rất được ưa chuộng đã không còn xuất hiện trên các giá bán khắp châu Á và Anh.
"Đây là một thảm kịch với ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc và là bài học lớn cho chúng tôi khi một thương hiệu nổi tiếng bị phá huỷ”, Ge Junjie, phó Chủ tịch công ty thực phẩm Bright sở hữu Guan Sheng Yuan cho biết.
Kẹo White Rabbit được bán ở trên 50 quốc gia khắp châu Á cũng như thế giới, trong đó có cả Mỹ. Trong năm năm qua, doanh thu tại thị trường nước ngoài của loại kẹo này đạt 160 triệu USD.
Hôm thứ Sáu, Cơ quan Quản lý Dược Thực phẩm của Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng không ăn kẹo White Rabbit và yêu cầu người bán hàng dừng tiêu thụ loại kẹo này.
Nhiều sản phẩm "Made in China" hiện cũng bị ảnh hưởng lây khi người tiêu dùng các nước bắt đầu có thái độ e dè, lo ngại và tránh dùng.