Khắp các nhà hàng lớn nhỏ trong nước đã áp dụng “mốt chiêu đãi khách hàng thượng đế” từ hàng chục năm nay. Vừa ngồi xuống ghế, nhân viên nhà hàng lập tức đặt lên bàn của bạn loại khăn bọc nylông, ướp đá mát lạnh.
Bao nhiêu người là bấy nhiêu khăn, hễ xài thì tính giá 2,000 đồng VN mỗi cái. Nhiều khách hàng có thói quen đập khăn nổ lốp bốt nghe dòn dã, “khoái” lỗ tai, rồi mới rút khăn lạnh ra lau mặt, lau tay. Có người còn lau mắt, lau gáy, lau cổ, lau lỗ tai, ngoáy lỗ mũi và hỉ mũi rồn rột... Nhiều thực khách sau khi sử dụng khăn để lau mặt, thấy khăn còn trắng, lại không thể đem về nhà liền sử dụng luôn vào việc lau bàn đã bẩn, ghế ngồi thậm chí cả giầy dép. Xong xuôi, họ để khăn đó để nhân viên nhà hàng thu lại cuối bữa ăn...
Khách thản nhiên sử dụng khăn lạnh đó như một vật dụng tinh khiết, đã tiệt trùng. Thật ra không phải vậy. Ít ai biết từ mấy năm gần đây người ta đã báo động rằng khăn lạnh là mối nguy cho sức khỏe, lan truyền vi trùng, bệnh tật từ người này sang người khác, vì khăn lạnh là môi trường nuôi vi khuẩn rất tốt.
Chủ một cơ sở sản xuất khăn lạnh cung cấp khăn ăn cho các nhà hàng cho biết, khăn lạnh thường được mua của các cơ sở sản xuất dệt tư nhân ở Thái Bình, Nam Định với giá từ 300-500đ/chiếc, hoặc vào các công ty dệt may của nhà nước mua khăn lỗi. Khăn đem về được dúng qua nước lạnh để tạo độ ẩm, xịt qua ít nước hoa rẻ tiền, sau đó khăn được đóng gói vào túi nylông và đem giao cho các nhà hàng, quán ăn với giá từ 700-800đ/chiếc.
Nếu chủ hàng có yêu cầu in thêm trên bao bì lô-gồ hoặc địa chỉ nhà hàng hoặc hương thơm khác biệt thì giá cao hơn chút ít. Những chiếc khăn này được các cửa hàng lưu giữ trong tủ lạnh, khi đem phục vụ thực khách đã “lột xác” thành những chiếc khăn lạnh hấp dẫn.
Nhiều thực khách nghĩ rằng loại khăn ăn rẻ tiền như vậy thì chỉ đem sử dụng một lần sau đó bỏ đi. Nhưng không, sau một, hai ngày, các cơ sở làm khăn sẽ cho người đi thu gom tất cả khăn đã dùng về, rồi “tái sản xuất” để “tái sử dụng”.
khi gom về, khăn bẩn được đổ đống vào một thau lớn, người giặt... dùng chân ra sức đạp cho đến khi nước trong thau chuyển sang màu nhờ nhờ đen. Xem như đã giặt sạch, đống khăn này được xả lại qua hai lượt nước. Với những khăn quá bẩn không thể giặt sạch bằng xà phòng, thì được ngâm thuốc cho đến khi trắng tinh trở lại rồi mới đem giặt.
Sau khi khăn được “giặt sạch”, thì khỏi cần phơi khô cho tốn công mà được ép cho gần kiệt nước, tẩm hương thơm, đóng gói, ướp lạnh và lại đến tay “thượng đế”.
Theo các bác sỹ chuyên ngành da liễu, khăn lạnh qua tay rất nhiều người sử dụng, lại được giặt không sạch và luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, nên là môi trường “nuôi” vi khuẩn rất tốt, gây bệnh cho da và đặc biệt nguy hại với người có làn da nhạy cảm.
Mặc dù các cơ sở sản xuất khăn ăn cũng sử dụng bột giặt trong quá trình giặt, tẩy khăn ăn. Nhưng đó là các loại bột giặt rẻ tiền nên chỉ diệt được một số ít vi khuẩn thông thường, còn những loại nấm như hắc lào, tổ đỉa, eczema, lang ben hay các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp... thì không diệt được. Những loại vi khuẩn này phải có hóa chất riêng mới tiêu diệt được. Tuy nhiên hiện nay, chỉ một vài cơ sở lớn mới đầu tư hệ thống tẩy trùng, hấp sấy, hóa chất diệt khuẩn đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để làm sạch khăn lạnh đã qua sử dụng.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong lĩnh vực này hiện đang bị các cơ quan chức năng “bỏ ngỏ”. Điều này đã góp phần để nhiều cơ sở không tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất khăn lạnh. Trắng tinh, tươi mát... khăn lạnh vô tình trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Có người còn kể, những ngày hè nắng nóng như rắc lửa, đang đi ngoài đường nếu tấp vào quán cà phê hay… quán nhậu, gọi ra một chiếc khăn lạnh đắp ngay vào mặt sẽ thấy sảng khoái vô cùng. Tuy nhiên, không phải chiếc khăn lạnh nào cũng đảm bảo vệ sinh, dù bên ngoài bao bì lúc nào cũng có ghi dòng chữ: "Khăn lạnh tiệt trùng". Ông khách vào ăn trưa ở một quán cơm tấm trên đường Hậu Giang, Quốc lộ 61 đoạn gần khu vực vào nội ô thị xã Vị Thanh. Trời trưa nắng nóng, bụi bám đầy người, mọi người bèn gọi ngay khăn lạnh để xài cho… mát mặt. Tuy nhiên, vừa bóc chiếc khăn ra, ông thực khách nổi da gà vì mùi hôi rất khó chịu, khăn lại xỉn màu và dính một sợi… "râu rồng".
Bằng… "kinh nghiệm xương máu", ông khách nhìn qua biết ngay sợi "râu rồng" này có xuất xứ từ đâu. Nói chính xác thì đó là… "râu bắp" của người sử dụng trước. Vậy mà ngoài bao bì của chiếc khăn này lại ghi dòng chữ: "Khăn lạnh cao cấp, tiệt trùng và chỉ sử dụng 1 lần. Đem lại cảm giác êm dịu, mát mẻ, thoải mái". Nghe "quẳng cáo" mà phát sợ, ông khách đã "quẳng" luôn chiếc khăn, kẻo để chủ quán lại lấy khăn mang đi tái chế.
Dân nhậu bàn tán xôn xao về việc hiện nay đa số các quán nhậu, bia ôm, cà phê "sung sướng"… đều sử dụng khăn đã qua… tái sử dụng nhiều lần, giống như keo diệt chuột. Ai may mắn lắm mới được sử dụng khăn lạnh lần đầu tiên được đóng bịch, vì để tăng lợi nhuận nên nhiều quán không ngại nhặt lại khăn khách đã chùi… nhiều chỗ gửi cơ sở làm khăn lạnh gia công lại.
Có lẽ không chỉ lau mặt mà còn "chùi nhiều chỗ", nên ông khách nói trên xui xẻo bóc phải chiếc khăn đã qua tái chế còn vương vãi lại sợi "râu bắp". May là nhờ cặp mắt nhà nghề, chứ nếu bất cẩn sử dụng phải chiếc khăn từng "lặn ngụp" ở những nơi thiếu ánh đèn thì nguy cơ nhiễm bệnh không ít.
Vào quán nhậu, có người từng chứng kiến mấy ông xài khăn lạnh theo kiểu thích đâu thì chùi đó. Có ông lau xong mặt lại xe tròn đầu khăn lại để lấy xỉ mũi rồi lau tiếp vào… nách. Nhìn xuống thấy chân đầy bùn đất, quý ông lại lấy khăn lạnh lau giày. Khi chiếc khăn không còn chỗ nào trắng nữa thì quăng lăn lóc xuống nền gạch, nhưng khi tàn tiệc nhậu chủ quán lại cho người gom hết những chiếc khăn này gửi cho cơ sở khăn lạnh "tút" lại.
Phương pháp "tút" khăn lạnh đối với những cơ sở nhỏ rất giản dị. Đó là cho khăn dơ vào một nồi nước sôi nấu khoảng 5 phút, vớt khăn vào thau giặt thủ công, xả bằng nước lạnh có pha nước hoa rẻ tiền và cuối cùng là phơi khô trước khi cho vào bịch hơ kín trước ngọn đèn cầy. Cũng có nơi cho khăn vào máy giặt cùng với một lượng thuốc tẩy đậm đặc để… "tiệt trùng" nhưng do số lượng khăn quá nhiều, lại ít nhân công nên khi vô bịch không thể kiểm tra hết có bao nhiêu khăn còn dính xỉ mũi hay "râu bắp".
Vậy mà khi đưa vào tủ lạnh ở các quán, dân nhậu cứ thi nhau đập bịch khăn lạnh nghe “bôm bốp” rồi đắp vào mặt khen "Mát quá, mát quá!" Nếu ông nào vào những quán thiếu ánh sáng thì dù cho khăn lạnh có dính vài chục sợi "râu bắp" hay xỉ mũi của người xài trước cũng chẳng thấy, vì mải lo… ôm bia (nếu nói ngược lại thì là bia… ôm). Có người còn mục kích cảnh ở một quán "nhậu bình dân" thuộc huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) mới thấy cách làm khăn lạnh ở quán này thật đơn giản.
Khăn của khách sử dụng xong được giặt, phơi khô, xịt nước hoa rồi em út xúm nhau để khăn lên… đùi xếp lại làm 8, nhét vào bịch nilông, hơ qua ngọn đèn trước khi để lên dĩa và dằn lên trên vài cục nước đá đập nhuyễn để mấy ông nhậu lau cho "mát mặt". Khăn ở các quán có em út mắt xanh mỏ đỏ, phấn son lòe loẹt thì "thơm" khỏi chê vào đâu được, nhưng mấy ai biết được cái khăn đó trước đây đã được các em lau ở đâu thì chỉ có… các em mới biết.
Vậy mới thấy khăn lạnh ở nhiều quán nhậu "tiệt trùng" đến cỡ nào! Nhiều chủ quán cho rằng họ chỉ sử dụng khăn lạnh có 1 lần rồi quăng bỏ, vì 1 cái khăn chỉ có vài trăm đồng nhưng bán đến 2,000 đồng thì đã lời chán. Bởi vì khăn loại tốt mới đóng bịch lần đầu được một số cơ sở khăn lạnh bán với giá 1.600 - 1.700 đồng/chiếc. Khăn loại mỏng giá 1.400 đồng/chiếc sau khi đã được đóng bịch và in tên, địa chỉ của quán. Trong khi đó, giá 1 chiếc khăn gia công để tái sử dụng chỉ có 400 đồng/chiếc nên muốn lời nhiều thì chỉ có cách cho khách xài khăn tái sử dụng nhiều lần nhưng vẫn… mát. Chủ một cơ sở làm khăn lạnh ở TP Sóc Trăng bật mí cho tôi biết số lượng khăn mà nơi đây giao cho khách hàng chỉ có khoảng 15 - 20% khăn mới, còn lại đều là khăn "tút" lại để tái sử dụng.
Trong đó, có không ít chiếc khăn đã từng được "tút" lại cả chục lần, nên nếu không khéo người sử dụng dễ bị lây bệnh từ những chiếc khăn lạnh. Tốt nhất khi đi nhậu nhớ mang theo chiếc khăn "mùi xoa" của bà xã mua cho hoặc xài khăn giấy để khỏi có cảm giác vừa lau khăn lạnh vừa sợ gặp… "râu bắp".
Ô hô, chiếc khăn lạnh trong các nhà hàng, quán ăn trong nước đáng sợ như thế nhưng đố biết có bao nhiêu người dân mình biết sợ?
@Viễn Đông
Bao nhiêu người là bấy nhiêu khăn, hễ xài thì tính giá 2,000 đồng VN mỗi cái. Nhiều khách hàng có thói quen đập khăn nổ lốp bốt nghe dòn dã, “khoái” lỗ tai, rồi mới rút khăn lạnh ra lau mặt, lau tay. Có người còn lau mắt, lau gáy, lau cổ, lau lỗ tai, ngoáy lỗ mũi và hỉ mũi rồn rột... Nhiều thực khách sau khi sử dụng khăn để lau mặt, thấy khăn còn trắng, lại không thể đem về nhà liền sử dụng luôn vào việc lau bàn đã bẩn, ghế ngồi thậm chí cả giầy dép. Xong xuôi, họ để khăn đó để nhân viên nhà hàng thu lại cuối bữa ăn...
Khách thản nhiên sử dụng khăn lạnh đó như một vật dụng tinh khiết, đã tiệt trùng. Thật ra không phải vậy. Ít ai biết từ mấy năm gần đây người ta đã báo động rằng khăn lạnh là mối nguy cho sức khỏe, lan truyền vi trùng, bệnh tật từ người này sang người khác, vì khăn lạnh là môi trường nuôi vi khuẩn rất tốt.
Chủ một cơ sở sản xuất khăn lạnh cung cấp khăn ăn cho các nhà hàng cho biết, khăn lạnh thường được mua của các cơ sở sản xuất dệt tư nhân ở Thái Bình, Nam Định với giá từ 300-500đ/chiếc, hoặc vào các công ty dệt may của nhà nước mua khăn lỗi. Khăn đem về được dúng qua nước lạnh để tạo độ ẩm, xịt qua ít nước hoa rẻ tiền, sau đó khăn được đóng gói vào túi nylông và đem giao cho các nhà hàng, quán ăn với giá từ 700-800đ/chiếc.
Nếu chủ hàng có yêu cầu in thêm trên bao bì lô-gồ hoặc địa chỉ nhà hàng hoặc hương thơm khác biệt thì giá cao hơn chút ít. Những chiếc khăn này được các cửa hàng lưu giữ trong tủ lạnh, khi đem phục vụ thực khách đã “lột xác” thành những chiếc khăn lạnh hấp dẫn.
Nhiều thực khách nghĩ rằng loại khăn ăn rẻ tiền như vậy thì chỉ đem sử dụng một lần sau đó bỏ đi. Nhưng không, sau một, hai ngày, các cơ sở làm khăn sẽ cho người đi thu gom tất cả khăn đã dùng về, rồi “tái sản xuất” để “tái sử dụng”.
khi gom về, khăn bẩn được đổ đống vào một thau lớn, người giặt... dùng chân ra sức đạp cho đến khi nước trong thau chuyển sang màu nhờ nhờ đen. Xem như đã giặt sạch, đống khăn này được xả lại qua hai lượt nước. Với những khăn quá bẩn không thể giặt sạch bằng xà phòng, thì được ngâm thuốc cho đến khi trắng tinh trở lại rồi mới đem giặt.
Sau khi khăn được “giặt sạch”, thì khỏi cần phơi khô cho tốn công mà được ép cho gần kiệt nước, tẩm hương thơm, đóng gói, ướp lạnh và lại đến tay “thượng đế”.
Theo các bác sỹ chuyên ngành da liễu, khăn lạnh qua tay rất nhiều người sử dụng, lại được giặt không sạch và luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, nên là môi trường “nuôi” vi khuẩn rất tốt, gây bệnh cho da và đặc biệt nguy hại với người có làn da nhạy cảm.
Mặc dù các cơ sở sản xuất khăn ăn cũng sử dụng bột giặt trong quá trình giặt, tẩy khăn ăn. Nhưng đó là các loại bột giặt rẻ tiền nên chỉ diệt được một số ít vi khuẩn thông thường, còn những loại nấm như hắc lào, tổ đỉa, eczema, lang ben hay các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp... thì không diệt được. Những loại vi khuẩn này phải có hóa chất riêng mới tiêu diệt được. Tuy nhiên hiện nay, chỉ một vài cơ sở lớn mới đầu tư hệ thống tẩy trùng, hấp sấy, hóa chất diệt khuẩn đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để làm sạch khăn lạnh đã qua sử dụng.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong lĩnh vực này hiện đang bị các cơ quan chức năng “bỏ ngỏ”. Điều này đã góp phần để nhiều cơ sở không tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất khăn lạnh. Trắng tinh, tươi mát... khăn lạnh vô tình trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Có người còn kể, những ngày hè nắng nóng như rắc lửa, đang đi ngoài đường nếu tấp vào quán cà phê hay… quán nhậu, gọi ra một chiếc khăn lạnh đắp ngay vào mặt sẽ thấy sảng khoái vô cùng. Tuy nhiên, không phải chiếc khăn lạnh nào cũng đảm bảo vệ sinh, dù bên ngoài bao bì lúc nào cũng có ghi dòng chữ: "Khăn lạnh tiệt trùng". Ông khách vào ăn trưa ở một quán cơm tấm trên đường Hậu Giang, Quốc lộ 61 đoạn gần khu vực vào nội ô thị xã Vị Thanh. Trời trưa nắng nóng, bụi bám đầy người, mọi người bèn gọi ngay khăn lạnh để xài cho… mát mặt. Tuy nhiên, vừa bóc chiếc khăn ra, ông thực khách nổi da gà vì mùi hôi rất khó chịu, khăn lại xỉn màu và dính một sợi… "râu rồng".
Bằng… "kinh nghiệm xương máu", ông khách nhìn qua biết ngay sợi "râu rồng" này có xuất xứ từ đâu. Nói chính xác thì đó là… "râu bắp" của người sử dụng trước. Vậy mà ngoài bao bì của chiếc khăn này lại ghi dòng chữ: "Khăn lạnh cao cấp, tiệt trùng và chỉ sử dụng 1 lần. Đem lại cảm giác êm dịu, mát mẻ, thoải mái". Nghe "quẳng cáo" mà phát sợ, ông khách đã "quẳng" luôn chiếc khăn, kẻo để chủ quán lại lấy khăn mang đi tái chế.
Dân nhậu bàn tán xôn xao về việc hiện nay đa số các quán nhậu, bia ôm, cà phê "sung sướng"… đều sử dụng khăn đã qua… tái sử dụng nhiều lần, giống như keo diệt chuột. Ai may mắn lắm mới được sử dụng khăn lạnh lần đầu tiên được đóng bịch, vì để tăng lợi nhuận nên nhiều quán không ngại nhặt lại khăn khách đã chùi… nhiều chỗ gửi cơ sở làm khăn lạnh gia công lại.
Có lẽ không chỉ lau mặt mà còn "chùi nhiều chỗ", nên ông khách nói trên xui xẻo bóc phải chiếc khăn đã qua tái chế còn vương vãi lại sợi "râu bắp". May là nhờ cặp mắt nhà nghề, chứ nếu bất cẩn sử dụng phải chiếc khăn từng "lặn ngụp" ở những nơi thiếu ánh đèn thì nguy cơ nhiễm bệnh không ít.
Vào quán nhậu, có người từng chứng kiến mấy ông xài khăn lạnh theo kiểu thích đâu thì chùi đó. Có ông lau xong mặt lại xe tròn đầu khăn lại để lấy xỉ mũi rồi lau tiếp vào… nách. Nhìn xuống thấy chân đầy bùn đất, quý ông lại lấy khăn lạnh lau giày. Khi chiếc khăn không còn chỗ nào trắng nữa thì quăng lăn lóc xuống nền gạch, nhưng khi tàn tiệc nhậu chủ quán lại cho người gom hết những chiếc khăn này gửi cho cơ sở khăn lạnh "tút" lại.
Phương pháp "tút" khăn lạnh đối với những cơ sở nhỏ rất giản dị. Đó là cho khăn dơ vào một nồi nước sôi nấu khoảng 5 phút, vớt khăn vào thau giặt thủ công, xả bằng nước lạnh có pha nước hoa rẻ tiền và cuối cùng là phơi khô trước khi cho vào bịch hơ kín trước ngọn đèn cầy. Cũng có nơi cho khăn vào máy giặt cùng với một lượng thuốc tẩy đậm đặc để… "tiệt trùng" nhưng do số lượng khăn quá nhiều, lại ít nhân công nên khi vô bịch không thể kiểm tra hết có bao nhiêu khăn còn dính xỉ mũi hay "râu bắp".
Vậy mà khi đưa vào tủ lạnh ở các quán, dân nhậu cứ thi nhau đập bịch khăn lạnh nghe “bôm bốp” rồi đắp vào mặt khen "Mát quá, mát quá!" Nếu ông nào vào những quán thiếu ánh sáng thì dù cho khăn lạnh có dính vài chục sợi "râu bắp" hay xỉ mũi của người xài trước cũng chẳng thấy, vì mải lo… ôm bia (nếu nói ngược lại thì là bia… ôm). Có người còn mục kích cảnh ở một quán "nhậu bình dân" thuộc huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) mới thấy cách làm khăn lạnh ở quán này thật đơn giản.
Khăn của khách sử dụng xong được giặt, phơi khô, xịt nước hoa rồi em út xúm nhau để khăn lên… đùi xếp lại làm 8, nhét vào bịch nilông, hơ qua ngọn đèn trước khi để lên dĩa và dằn lên trên vài cục nước đá đập nhuyễn để mấy ông nhậu lau cho "mát mặt". Khăn ở các quán có em út mắt xanh mỏ đỏ, phấn son lòe loẹt thì "thơm" khỏi chê vào đâu được, nhưng mấy ai biết được cái khăn đó trước đây đã được các em lau ở đâu thì chỉ có… các em mới biết.
Vậy mới thấy khăn lạnh ở nhiều quán nhậu "tiệt trùng" đến cỡ nào! Nhiều chủ quán cho rằng họ chỉ sử dụng khăn lạnh có 1 lần rồi quăng bỏ, vì 1 cái khăn chỉ có vài trăm đồng nhưng bán đến 2,000 đồng thì đã lời chán. Bởi vì khăn loại tốt mới đóng bịch lần đầu được một số cơ sở khăn lạnh bán với giá 1.600 - 1.700 đồng/chiếc. Khăn loại mỏng giá 1.400 đồng/chiếc sau khi đã được đóng bịch và in tên, địa chỉ của quán. Trong khi đó, giá 1 chiếc khăn gia công để tái sử dụng chỉ có 400 đồng/chiếc nên muốn lời nhiều thì chỉ có cách cho khách xài khăn tái sử dụng nhiều lần nhưng vẫn… mát. Chủ một cơ sở làm khăn lạnh ở TP Sóc Trăng bật mí cho tôi biết số lượng khăn mà nơi đây giao cho khách hàng chỉ có khoảng 15 - 20% khăn mới, còn lại đều là khăn "tút" lại để tái sử dụng.
Trong đó, có không ít chiếc khăn đã từng được "tút" lại cả chục lần, nên nếu không khéo người sử dụng dễ bị lây bệnh từ những chiếc khăn lạnh. Tốt nhất khi đi nhậu nhớ mang theo chiếc khăn "mùi xoa" của bà xã mua cho hoặc xài khăn giấy để khỏi có cảm giác vừa lau khăn lạnh vừa sợ gặp… "râu bắp".
Ô hô, chiếc khăn lạnh trong các nhà hàng, quán ăn trong nước đáng sợ như thế nhưng đố biết có bao nhiêu người dân mình biết sợ?
@Viễn Đông
Comment