Vì biết sâm quý, lại được quảng cáo chỉ có tác dụng tốt, không có chống chỉ định và ghi rõ liều dùng nên mọi người đua nhau sử dụng. Điều đó có lợi hay hại? Đâu là cách sử dụng sâm đúng? Dưới đây là ý kiến các chuyên gia và người sử dụng về vấn đề này.
Chuyên gia nói gi?
- GS Hoàng Bảo Châu, nguyên giám đốc Viện Y học cổ truyền TW:
Sâm quý nhưng có thể gây chết người
Sâm bổ nhưng vẫn là vị thuốc nên không phải muốn dùng thế nào cũng được
Sâm bổ nhưng vẫn là vị thuốc nên không phải muốn dùng thế nào cũng được. Hơn nữa, không phải ai cũng dùng được sâm.
Sâm thường dùng trong: Các chứng hư như phế khí hư (tự ra mồ hôi, đoản hơi), tâm khí hư (lo lắng, sợ hãi, tim đập hồi hộp), tùy khí hư (đau bụng ăn không ngon, ỉa lỏng, dãi nhiều, ứng trệ), thận khí hư (đại tiểu tiện không tự chủ).
Các chứng thoát: tự ra mồ hôi không ngừng (hàn thoát), chảy máu lớn (huyết thoát), khí thoát do huyết thoát (hôn mê sau băng huyết ở sản phụ), các chứng lao hư tổn, hư lâu không hồi phục dễ dẫn đến sốt kéo dài hoặc mụn nhọt khó liền miệng.
Ngoài ra, sâm cũng được dùng trong cấp cứu, choáng trong các thời điểm cực nguy cả bệnh nhân có thể đổ nước sâm cho bệnh nhân uống để kéo dài sự sống.
Hiện nay, có một số người dùng nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao, hoặc quá dài ngày, dẫn đến ngộ độc “nhân sâm”: tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ (gây ra phiền toái, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng mặt…), nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật…
Thực tế cho thấy, không chỉ trẻ nhỏ, nếu người lớn uống rượu sâm nồng độ 3%, khoảng 100ml thì có cảm giác hưng phấn không yên, uống 200ml có biểu hiện trúng độc (mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ rõ rệt).
Đã có 1 trường hợp chết vì uống 500ml. Trẻ đang bú mẹ uống nước sắc 0,03-0,06g sâm cao ly có thể có biểu hiện quấy khóc, phiền táo, u uất, mặt bệch rồi tím tái, cơ mày giật, thở gấp, tim đập chậm, tiếng tim mờ, nôn. Người lớn uống liên tục mỗi ngày 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân. Nếu dùng liều cao có thể làm đường huyết giảm rõ, lực bóp của cơ tim bị ức chế, huyết áp hạ rõ rệt.
- ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:
Cẩn thận với trẻ nhỏ
Đặc biệt lưu ý khi dùng nhân sâm với trẻ em
Trong nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mỏi mệt, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được sâm. Sâm chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân thuộc thể khí hư, vì sâm có công dụng đại bổ nguyên khí.
Đặc biệt lưu ý khi dùng nhân sâm với trẻ em. Sâm chỉ được sử dụng (thường là phối hợp) cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, sau ốm, thiếu máu… Còn đối với trẻ có thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng.
Bởi nếu tùy tiện dùng nhân sâm cho trẻ có thể làm kích thích quá trình phát dục khiến trẻ phát dục sớm, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13-16 tuổi. Hơn nữa, nhân sâm còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.
- TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia:
Có hại cho người bị huyết áp và xơ cứng động mạch
Nhân sâm tốt cho sức khỏe, những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thường tìm mua nhân sâm loại lâu năm về dùng. Nhưng do hiểu biết không đầy đủ nên có phần lạm dụng thái quá nhân sâm. Nhiều gia đình có trẻ nhỏ, thấy trẻ hơi biếng ăn chậm lớn là cho dùng nhân sâm.
Thực ra có rất nhiều cách kích thích trẻ ăn, không nhất thiết phải dùng nhân sâm vì hệ thống chuyển hóa của trẻ đang tốt không cần dùng nhân sâm. Đối với người cao tuổi, đặc biệt là người bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao không nên dùng nhân sâm. Vì trong nhân sâm có chứa chất chống phân giải chất béo, làm tăng lượng mỡ ở các cơ quan, có hại cho những người huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Do đó, cần thận trọng khi dùng nhân sâm.
Theo
Chuyên gia nói gi?
- GS Hoàng Bảo Châu, nguyên giám đốc Viện Y học cổ truyền TW:
Sâm quý nhưng có thể gây chết người
Sâm bổ nhưng vẫn là vị thuốc nên không phải muốn dùng thế nào cũng được
Sâm bổ nhưng vẫn là vị thuốc nên không phải muốn dùng thế nào cũng được. Hơn nữa, không phải ai cũng dùng được sâm.
Sâm thường dùng trong: Các chứng hư như phế khí hư (tự ra mồ hôi, đoản hơi), tâm khí hư (lo lắng, sợ hãi, tim đập hồi hộp), tùy khí hư (đau bụng ăn không ngon, ỉa lỏng, dãi nhiều, ứng trệ), thận khí hư (đại tiểu tiện không tự chủ).
Các chứng thoát: tự ra mồ hôi không ngừng (hàn thoát), chảy máu lớn (huyết thoát), khí thoát do huyết thoát (hôn mê sau băng huyết ở sản phụ), các chứng lao hư tổn, hư lâu không hồi phục dễ dẫn đến sốt kéo dài hoặc mụn nhọt khó liền miệng.
Ngoài ra, sâm cũng được dùng trong cấp cứu, choáng trong các thời điểm cực nguy cả bệnh nhân có thể đổ nước sâm cho bệnh nhân uống để kéo dài sự sống.
Hiện nay, có một số người dùng nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao, hoặc quá dài ngày, dẫn đến ngộ độc “nhân sâm”: tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ (gây ra phiền toái, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng mặt…), nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật…
Thực tế cho thấy, không chỉ trẻ nhỏ, nếu người lớn uống rượu sâm nồng độ 3%, khoảng 100ml thì có cảm giác hưng phấn không yên, uống 200ml có biểu hiện trúng độc (mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ rõ rệt).
Đã có 1 trường hợp chết vì uống 500ml. Trẻ đang bú mẹ uống nước sắc 0,03-0,06g sâm cao ly có thể có biểu hiện quấy khóc, phiền táo, u uất, mặt bệch rồi tím tái, cơ mày giật, thở gấp, tim đập chậm, tiếng tim mờ, nôn. Người lớn uống liên tục mỗi ngày 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân. Nếu dùng liều cao có thể làm đường huyết giảm rõ, lực bóp của cơ tim bị ức chế, huyết áp hạ rõ rệt.
- ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:
Cẩn thận với trẻ nhỏ
Đặc biệt lưu ý khi dùng nhân sâm với trẻ em
Trong nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mỏi mệt, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được sâm. Sâm chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân thuộc thể khí hư, vì sâm có công dụng đại bổ nguyên khí.
Đặc biệt lưu ý khi dùng nhân sâm với trẻ em. Sâm chỉ được sử dụng (thường là phối hợp) cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, sau ốm, thiếu máu… Còn đối với trẻ có thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng.
Bởi nếu tùy tiện dùng nhân sâm cho trẻ có thể làm kích thích quá trình phát dục khiến trẻ phát dục sớm, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13-16 tuổi. Hơn nữa, nhân sâm còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.
- TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia:
Có hại cho người bị huyết áp và xơ cứng động mạch
Nhân sâm tốt cho sức khỏe, những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thường tìm mua nhân sâm loại lâu năm về dùng. Nhưng do hiểu biết không đầy đủ nên có phần lạm dụng thái quá nhân sâm. Nhiều gia đình có trẻ nhỏ, thấy trẻ hơi biếng ăn chậm lớn là cho dùng nhân sâm.
Thực ra có rất nhiều cách kích thích trẻ ăn, không nhất thiết phải dùng nhân sâm vì hệ thống chuyển hóa của trẻ đang tốt không cần dùng nhân sâm. Đối với người cao tuổi, đặc biệt là người bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao không nên dùng nhân sâm. Vì trong nhân sâm có chứa chất chống phân giải chất béo, làm tăng lượng mỡ ở các cơ quan, có hại cho những người huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Do đó, cần thận trọng khi dùng nhân sâm.
Theo