Chiều 1-8, Bệnh viện nhi đồng1 (BVNĐ1) cho biết bé L. N. G. H ở Bình Thuận bị rắn chàm quạp cắn đã được cứu sống nhờ bệnh viện kịp thời kiếm được và điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp. Hiện bé H. đã được xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định
Điều đáng nói là khi thấy bàn tay phải bị rắn cắn của H. sưng, chảy máu nhiều không cầm được, người nhà đã đưa bé đến… thầy rắn để chữa. “Thầy” đã dùng kim lể, dùng lưỡi lam rạch cho máu độc chảy ra nhưng… vết cắn càng sưng to và chảy máu nhiều hơn.
Sau đó, bé mới được đưa đến bệnh viện điều trị. Tại BVNĐ 1, sau gần 48 giờ bị nạn, bé vẫn còn rối loạn đông máu nặng, vết cắn vẫn chảy máu, xung quanh có biểu hiện hoại tử và sưng lan đến khuỷu tay.
Các bác sĩ cấp cứu cho biết với tình trạng tổn thương và nhiễm độc nặng như vừa nêu, nếu không được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu thì nguy cơ tử vong rất cao. Ngay sau đó, song song với việc điều trị nâng đỡ thể trạng, H. đã được truyền 3 chai huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp do Viện Queen Saovabha Memorial, Thái Lan sản xuất.
Bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn Khối Hồi sức Cấp cứu - BVNĐ 1 cho biết H. là bệnh nhi đầu tiên được sử dụng loại huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp do Viện Queen Saovabha Memorial Thái Lan sản xuất. Đây là loại huyết thanh đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trong khu vực, có hiệu quả điều trị khả quan và an toàn cho bệnh nhân. Tại nước ta, huyết thanh kháng nọc rắn, đặc biệt là rắn chàm quạp, chưa được sản xuất rộng rãi, chủ yếu là nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng với số lượng hạn chế. Trong tình hình đó, huyết thanh của Viện Queen Saovabha Memorial đã góp phần mang lại cơ may sống sót cho bệnh nhân nước ta.
Phương An - ảnh: BVNĐ 1
Điều đáng nói là khi thấy bàn tay phải bị rắn cắn của H. sưng, chảy máu nhiều không cầm được, người nhà đã đưa bé đến… thầy rắn để chữa. “Thầy” đã dùng kim lể, dùng lưỡi lam rạch cho máu độc chảy ra nhưng… vết cắn càng sưng to và chảy máu nhiều hơn.
Sau đó, bé mới được đưa đến bệnh viện điều trị. Tại BVNĐ 1, sau gần 48 giờ bị nạn, bé vẫn còn rối loạn đông máu nặng, vết cắn vẫn chảy máu, xung quanh có biểu hiện hoại tử và sưng lan đến khuỷu tay.
Các bác sĩ cấp cứu cho biết với tình trạng tổn thương và nhiễm độc nặng như vừa nêu, nếu không được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu thì nguy cơ tử vong rất cao. Ngay sau đó, song song với việc điều trị nâng đỡ thể trạng, H. đã được truyền 3 chai huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp do Viện Queen Saovabha Memorial, Thái Lan sản xuất.
Bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn Khối Hồi sức Cấp cứu - BVNĐ 1 cho biết H. là bệnh nhi đầu tiên được sử dụng loại huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp do Viện Queen Saovabha Memorial Thái Lan sản xuất. Đây là loại huyết thanh đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trong khu vực, có hiệu quả điều trị khả quan và an toàn cho bệnh nhân. Tại nước ta, huyết thanh kháng nọc rắn, đặc biệt là rắn chàm quạp, chưa được sản xuất rộng rãi, chủ yếu là nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng với số lượng hạn chế. Trong tình hình đó, huyết thanh của Viện Queen Saovabha Memorial đã góp phần mang lại cơ may sống sót cho bệnh nhân nước ta.
Phương An - ảnh: BVNĐ 1