Làm Thế Nào Để Có Bầu?
Cái đầu đề làm cho nhiều người sẽ trả lời là dễ mà, có gì là khó đâu. Sự thật khó dễ còn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài nầy viết ra nhằm mục đích giúp đở ý kiến cho nhiều cặp vợ chồng mong mỏi có một người con đầu lòng mà chưa được.
Có bầu dễ hay khó là tùy thuộc vào cả vợ lẫn chồng. Trước hết Thùy Trang xin đi vào vấn đề qua người phụ nữ trước. Phụ nữ ở vào lứa tuổi trẻ từ 20-25 là lứa tuổi có thể nói là nhạy thụ tinh nhất. Có người dùng chữ là "nhạy bầu" , đụng đâu là có bầu đó , "đánh trận nào thắng trận đó". Tuy nhiên có vài trường hợp ở vào tuổi trẻ vẫn khó có bầu. Một số vợ chồng người Việt lấy nhau ở lứa tuổi trên 30 , với lứa tuổi trên 30 thường chuyện bị dính bầu khó dần theo chiều tuổi tăng lên.
Trước hết phải biết về tại sao mà thụ thai được. Điều nầy ở lớp 9 trong các trường trung học sơ cấp cũng đã có những lớp dạy, tìm hiểu về Sex .Nhiều người đã biết là lúc trai gái ái ân thì tinh trùng từ trong tinh dịch người đàn ông bắn vào tử cung, gặp phải trứng đàn bà trong tử cung rồi thụ tinh. Chuyện thật đơn giản qua lý thuyết nhưng trong thực hành có nhiều yếu tố khó hơn mình nghĩ .
Lúc trai gái ân ái với nhau, tới lúc sướng tận cùng thì phái nam sẽ bắn tinh dịch vào trong tử cung phụ nữ . Trong chất tinh dịch có chứa hằng triệu con tinh trùng. Và tinh trùng sẽ bơi theo chất tinh dịch vào tử cung. Trên đường đi, tinh trùng sẽ gặp phải chất Acid của phụ nữ có sẵn trong tử cung, làm cho tinh trùng chết dần đi. Những tinh trùng may mắn, bơi ngay giữa trung tâm của luồng tinh dịch dễ sống sót hơn. Nếu nằm vòng ngoài cùng là bị Acid tiêu hủy ngay. Tinh trùng vào bên trong tử cung sống trung bình từ 12 -24 tiếng có con sống tới cả 5 ngày .Hằng triệu con tinh trùng sẽ chết hết chỉ còn khoản 1,000 con là đi đến được trứng người phụ nữ.
Do đó nếu người đàn ông yếu tinh dịch lúc bắn vào trong tử cung phụ nữ giống như là phong tên bị cúp nước hoặc bộ phận người đàn ông sản xuất ít tinh trùng hay tinh trùng không được khoẻ mạnh và chưa đủ sức bơi Olympic thì khó lòng làm cho phụ nữ mang bầu .
Giá mỗi lần muốn đi khám xem tại sao không mang bầu tốn tới 5,000 USD có thể hơn. Trong nhà thương họ sẽ tìm xem yếu tố nào để không thụ tinh được. Họ sẽ xét nghiệm cả Nam lẫn Nữ. Như bên Trung Quốc , nhiều cặp vợ chồng ham con đã trả chi phí điều trị vô sinh bằng cách tiêm tinh trùng vào buồng trứng là 361 đôla. Chi phí thụ tinh ống nghiệm là 2.400 đôla (trứng được thụ tinh trong phòng thí nghiệm và phôi sau đó được cấy vào tử cung phụ nữ). Ở Mỹ một bệnh viện ở San Francisco ra giá tiền cấy tinh trùng vào trứng rồi cho thụ tinh là 10,000 USD. Trứng được lấy từ người mẹ và tinh trùng dĩ nhiên là của người Cha. Cũng với giá đó nhiều cô đã trả để có thai với những vị lỗi lạc , các khoa học gia v.v nếu bệnh viện có được tinh trùng của những người nầy.
Trở lại chuyện muốn thụ thai thì cần phải tạo ra nhiều yếu tố tốt đẹp và đúng thời gian tính. Trước hết 2 vợ chồng cần phải chuẩn bị tâm lý cho một đứa con sắp ra đời. Ăn uống có đầy đủ dinh dưỡng. Và nhất là không nên buồn lo vì những chuyện bực mình đang xảy ra chung quanh mình.
Người đàn ông phải chuẩn bị sức khoẻ cho tốt để ra trận. Mỗi ngày ít nhất phải đánh một trận . Trước khi đánh không nên tắm nước nóng. Phải hiểu là Ngày Thụ Tinh nằm trong khoảng 4-5 ngày trước khi có Kinh. Người phụ nữ phải tìm cách đoán được lúc nào là Ngày Thụ Tinh . Thường vào những ngày Thụ Tinh, ở Tử Cung thấy hơi rát có khi chảy một ít nước nhờn gây ra ẩm ướt. Có lúc thấy đau quặn ở dưới bụng. Đó là những ngày mà người đàn ông phải ra trận mạc . Trọng pháo bắn liên tục đừng cho quân địch tràn lên là ok.
Trước khi vào trận người phụ nữ nên ra ngoài tiệm tìm lọ Folic acid có bán ngoài counter không cần toa Bs . Đây là một loại Vitamin bổ cho máu huyết và tốt cho đứa bé lúc còn trong bụng , tránh những bệnh tật gây ra quái thai. Folic acid còn giúp kinh nguyệt điều hòa hơn. Nếu mua được lọ Vitamin thường ngày mà đọc thấy có chứa Folic acid cũng được khỏi cần mua riêng.
Kính chúc quí vị một năm mới An khang , sanh bé vào năm Tuất cũng tốt lắm. Có qu'i vị nào biết người sanh năm Tuất thành công xin post lên mục Ý Kiến Đọc Giả dùm Thùy Trang.
Kính
Bác sĩ Thùy Trang Nguyễn MD. Genetics.
Comment