Đôi Điều về Bệnh Tiểu Đường
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Ðôi điều về Bệnh Tiểu Ðường
Hỏi:
- Tiểu đường theo em hiểu, tức là đi tiểu ra đường, tức là trong nước tiểu có đường, vậy mà sao em lại thấy bác sĩ thử máu má em để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà không chỉ thử nước tiểu? (Tí khờ)
- Tôi nghe nói ăn đường nhiều có thể bị tiểu đường, vậy mà sao tôi ăn uống rất cẩn thận lại vẫn bị tiểu đường? (bà Hiền)
- Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung)
- Tôi nghe nói một số thuốc có thể gây ra tiểu đường, có đúng không? Xin cho biết các nguyên nhân gây ra tiểu đường? Bệnh tiểu đường có di truyền hay không? (Richard, An, Hung)
- Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay không? (bác Cầm)
- Tại sao cùng là bị tiểu đường mà lại có người có thể uống thuốc, có người lại phải chích thuốc? Tôi sợ chích thuốc quá, có thể uống thuốc thay thế thuốc chích được không? (Nam, Thanh)
- Nghe nói bị tiểu đường thì thế nào cũng bị suy thận và dễ bị mù, có phải vì uống thuốc mà gây ra chuyện này hay không? Ngoài suy thận, mù mắt tiểu đường còn có các biến chứng nào khác hay không? Làm sao để tránh các biến chứng này? (Tuyen, Bắc)
- Tôi nghe một số người quảng cáo thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, mà theo tôi biết hình như bệnh này chưa có thuốc chữa khỏi hẳn, xin cho biết giùm sự thật như thế nào? (Van, Như, Lai)
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường, khác với tiểu (ngoài) đường, tiếng Anh gọi là Diabetes Mellitus, là một hội chứng (tức là sự tụ hội của nhiều triệu chứng) do rối loạn về chuyển hóa và sự gia tăng mức đường trong máu một cách không thích hợp. Khi mức đường trong máu tăng quá mức bình thường, nó sẽ không thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, mà có thể bị thải một cách phung phí ra nước tiểu. Vì việc đi tiểu ra (chất) đường chỉ là hậu quả của việc gia tăng quá đáng của mức đường trong máu, nên việc chẩn đoán tiểu đường được thực hiện bằng cách thử mức đường trong máu, chứ không phải bằng cách tìm đường trong nước tiểu.>>>>
Trong cơ thể có một chất nội tiết (hormone) chịu trách nhiệm chính về việc chuyển hóa đường, gọi là chất insulin. Insulin do một cơ quan nằm trong bụng gọi là tụy tạng hoặc là lá mía (pancreas) tiết ra. Khi đường trong máu tăng cao, ví dụ như sau khi ta uống nước đường, mới ăn xong..., insulin sẽ được tiết ra nhằm kiềm chế sự gia tăng này bằng cách đem đường cất vào các nhà kho, hoặc đem vào các xưởng chế biến nó thành chất đạm hay chất béo dự trữ trong cơ thể; nó cũng góp phần đem đường vào các bộ máy làm việc của cơ thể (như tế bào cơ bắp, tế bào não...) để chất đường được chuyển hóa thành năng lượng giúp cho tế bào có thể làm việc.
Một chất nội tiết khác cũng tham gia vào việc chuyển hóa đường gọi là chất glucagon, cũng được tiết bởi tụy tạng, có tác dụng ngược lại với insulin. Khi mức đường trong máu xuống quá thấp, nó có thể được tiết ra để nâng mức đường trong máu lên.
Cũng còn nhiều chất khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin là chất chính yếu làm nhiệm vụ này, glucagon góp phần nhỏ hơn, còn các chất kia chỉ ảnh hưởng một phần.
Khi cơ thể bị thiếu insulin một cách tuyệt đối hay tương đối, hoặc khi mà chất glucagon bị tiết nhiều quá, đó là lúc mà mức đường trong máu tăng cao quá mức, làm cho ta bị tiểu đường. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, tiểu đường thường gặp nhất là do sự rối loạn của insulin.>>>>
Tại sao bị bệnh tiểu đưởng
Khi insulin bị thiếu một cách tuyệt đối, tức là khi các tế bào của tụy tạng tiết ra insulin (được gọi là tế bào bêta) bị phá hủy, không thể tiết ra được insulin đủ theo nhu cầu của cơ thể, ta sẽ bị tiểu đường loại 1 (type 1 diabetes). Vì vậy mà những người bị tiểu đường loại 1 cần phải chích insulin.>>>>
Sự phá hủy của các tế bào bêta tiết ra insulin, trong 90 phần trăm các trường hợp, bị gây ra bởi một quá trình được gọi là tự miễn (autoimmune). Tự miễn là một quá trình mà trong đó các tế bào miễn dịch (quân lính) của cơ thể cứ tưởng một phần nào đó của cơ thể (trong trường hợp này là các tế bào bêta tiết ra insulin) là kẻ thù, và quân ta cứ thế mà xúm vào đánh quân mình, khi các tế bào bêta bị thiệt hại đến một mức nào đó, nó sẽ không còn đủ sức để cung cấp lượng insulin cần thiết cho cơ thể, và thế là ta bắt đầu bị tiểu đường loại 1.>>>>
Loại tiểu đường thường gặp nhất lại là bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes). Trong trường hợp này, các tế bào bêta vẫn mạnh khỏe và tiết ra đầy đủ insulin. Tuy nhiên, khi đến các tế bào để lên chương trình cho các tế bào tiếp nhận đường vào để biến thành năng lượng hoạt động, những tên gác cửa (receptor) của tế bào lại trở chứng không cho insulin vào làm việc (tiếng Mỹ gọi là “insulin resistance”), và do đó, tế bào không thể dùng chất đường, và mức đường lại trong máu lại bị tăng cao. Chất đường lang thang ngoài máu vô tích sự rồi quậy phá lung tung gây ra đủ biến chứng.
Ngoài hai nguyên nhân chính (bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu loại 1) kể trên, đường trong máu cũng có thể tăng cao trong một số các trường hợp khác. Trong các trường hợp này, nếu nguyên nhân được giải quyết, mức đường trong máu sẽ có thể trở lại bình thường.
Một số trong các nguyên nhân này là:
- Một số u bướu tiết ra các chất nội tiết có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu.
- Một số thuốc có thể làm tăng đường trong máu. Ví dụ: Các chất cỏ chất glucocorticoids (thường dùng trị viêm khớp và các loại viêm khác, có người còn lạm dụng để trị cảm), các chất thuốc kích thích thần kinh giao cảm...>>>>
- Một số bệnh của gan.
- Các rối loạn của các mô mỡ.
- Một số bệnh của tụy tạng.
- Một số rối loạn của bắp thịt. (myotonic dystrophy)
Thân mến
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng>>>>
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Ðôi điều về Bệnh Tiểu Ðường
Hỏi:
- Tiểu đường theo em hiểu, tức là đi tiểu ra đường, tức là trong nước tiểu có đường, vậy mà sao em lại thấy bác sĩ thử máu má em để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà không chỉ thử nước tiểu? (Tí khờ)
- Tôi nghe nói ăn đường nhiều có thể bị tiểu đường, vậy mà sao tôi ăn uống rất cẩn thận lại vẫn bị tiểu đường? (bà Hiền)
- Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung)
- Tôi nghe nói một số thuốc có thể gây ra tiểu đường, có đúng không? Xin cho biết các nguyên nhân gây ra tiểu đường? Bệnh tiểu đường có di truyền hay không? (Richard, An, Hung)
- Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay không? (bác Cầm)
- Tại sao cùng là bị tiểu đường mà lại có người có thể uống thuốc, có người lại phải chích thuốc? Tôi sợ chích thuốc quá, có thể uống thuốc thay thế thuốc chích được không? (Nam, Thanh)
- Nghe nói bị tiểu đường thì thế nào cũng bị suy thận và dễ bị mù, có phải vì uống thuốc mà gây ra chuyện này hay không? Ngoài suy thận, mù mắt tiểu đường còn có các biến chứng nào khác hay không? Làm sao để tránh các biến chứng này? (Tuyen, Bắc)
- Tôi nghe một số người quảng cáo thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, mà theo tôi biết hình như bệnh này chưa có thuốc chữa khỏi hẳn, xin cho biết giùm sự thật như thế nào? (Van, Như, Lai)
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường, khác với tiểu (ngoài) đường, tiếng Anh gọi là Diabetes Mellitus, là một hội chứng (tức là sự tụ hội của nhiều triệu chứng) do rối loạn về chuyển hóa và sự gia tăng mức đường trong máu một cách không thích hợp. Khi mức đường trong máu tăng quá mức bình thường, nó sẽ không thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, mà có thể bị thải một cách phung phí ra nước tiểu. Vì việc đi tiểu ra (chất) đường chỉ là hậu quả của việc gia tăng quá đáng của mức đường trong máu, nên việc chẩn đoán tiểu đường được thực hiện bằng cách thử mức đường trong máu, chứ không phải bằng cách tìm đường trong nước tiểu.>>>>
Trong cơ thể có một chất nội tiết (hormone) chịu trách nhiệm chính về việc chuyển hóa đường, gọi là chất insulin. Insulin do một cơ quan nằm trong bụng gọi là tụy tạng hoặc là lá mía (pancreas) tiết ra. Khi đường trong máu tăng cao, ví dụ như sau khi ta uống nước đường, mới ăn xong..., insulin sẽ được tiết ra nhằm kiềm chế sự gia tăng này bằng cách đem đường cất vào các nhà kho, hoặc đem vào các xưởng chế biến nó thành chất đạm hay chất béo dự trữ trong cơ thể; nó cũng góp phần đem đường vào các bộ máy làm việc của cơ thể (như tế bào cơ bắp, tế bào não...) để chất đường được chuyển hóa thành năng lượng giúp cho tế bào có thể làm việc.
Một chất nội tiết khác cũng tham gia vào việc chuyển hóa đường gọi là chất glucagon, cũng được tiết bởi tụy tạng, có tác dụng ngược lại với insulin. Khi mức đường trong máu xuống quá thấp, nó có thể được tiết ra để nâng mức đường trong máu lên.
Cũng còn nhiều chất khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin là chất chính yếu làm nhiệm vụ này, glucagon góp phần nhỏ hơn, còn các chất kia chỉ ảnh hưởng một phần.
Khi cơ thể bị thiếu insulin một cách tuyệt đối hay tương đối, hoặc khi mà chất glucagon bị tiết nhiều quá, đó là lúc mà mức đường trong máu tăng cao quá mức, làm cho ta bị tiểu đường. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, tiểu đường thường gặp nhất là do sự rối loạn của insulin.>>>>
Tại sao bị bệnh tiểu đưởng
Khi insulin bị thiếu một cách tuyệt đối, tức là khi các tế bào của tụy tạng tiết ra insulin (được gọi là tế bào bêta) bị phá hủy, không thể tiết ra được insulin đủ theo nhu cầu của cơ thể, ta sẽ bị tiểu đường loại 1 (type 1 diabetes). Vì vậy mà những người bị tiểu đường loại 1 cần phải chích insulin.>>>>
Sự phá hủy của các tế bào bêta tiết ra insulin, trong 90 phần trăm các trường hợp, bị gây ra bởi một quá trình được gọi là tự miễn (autoimmune). Tự miễn là một quá trình mà trong đó các tế bào miễn dịch (quân lính) của cơ thể cứ tưởng một phần nào đó của cơ thể (trong trường hợp này là các tế bào bêta tiết ra insulin) là kẻ thù, và quân ta cứ thế mà xúm vào đánh quân mình, khi các tế bào bêta bị thiệt hại đến một mức nào đó, nó sẽ không còn đủ sức để cung cấp lượng insulin cần thiết cho cơ thể, và thế là ta bắt đầu bị tiểu đường loại 1.>>>>
Loại tiểu đường thường gặp nhất lại là bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes). Trong trường hợp này, các tế bào bêta vẫn mạnh khỏe và tiết ra đầy đủ insulin. Tuy nhiên, khi đến các tế bào để lên chương trình cho các tế bào tiếp nhận đường vào để biến thành năng lượng hoạt động, những tên gác cửa (receptor) của tế bào lại trở chứng không cho insulin vào làm việc (tiếng Mỹ gọi là “insulin resistance”), và do đó, tế bào không thể dùng chất đường, và mức đường lại trong máu lại bị tăng cao. Chất đường lang thang ngoài máu vô tích sự rồi quậy phá lung tung gây ra đủ biến chứng.
Ngoài hai nguyên nhân chính (bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu loại 1) kể trên, đường trong máu cũng có thể tăng cao trong một số các trường hợp khác. Trong các trường hợp này, nếu nguyên nhân được giải quyết, mức đường trong máu sẽ có thể trở lại bình thường.
Một số trong các nguyên nhân này là:
- Một số u bướu tiết ra các chất nội tiết có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu.
- Một số thuốc có thể làm tăng đường trong máu. Ví dụ: Các chất cỏ chất glucocorticoids (thường dùng trị viêm khớp và các loại viêm khác, có người còn lạm dụng để trị cảm), các chất thuốc kích thích thần kinh giao cảm...>>>>
- Một số bệnh của gan.
- Các rối loạn của các mô mỡ.
- Một số bệnh của tụy tạng.
- Một số rối loạn của bắp thịt. (myotonic dystrophy)
Thân mến
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng>>>>