Bệnh ung thư cổ tử cung
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Theo một nghiên cứu về ung thư ở người Việt tại California, đây là ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam đứng hàng thứ tư.
Từ năm 1955 đến năm 1992, ở các nước đã phát triển, với sự áp dụng xét nghiệm Pap’s smear ngày càng nhiều, tỉ lệ tử vong của ung thư này, đã giảm đến 75 phần trăm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỉ lệ tử vong vẫn còn rất cao, trung bình là tử vong 50 phần trăm trong vòng năm năm.
Trong khi đó, đây là một bệnh có nhiều khả năng có thể phòng và nhất là có thể được chẩn đoán sớm. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhất, tỉ lệ sống sót qua 5 năm có thể lên đến 99 phần trăm, trong khi ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống qua 5 năm chỉ là 7 phần trăm.
Tại sao phụ nữ Việt Nam lại thường bị ung thư cổ tử cung? Các nguy cơ của ung thư cổ tử cung?
Không có nghiên cứu xem tại sao. Có lẽ vì phụ nữ Việt Nam ít có thói quen và điều kiện đi khám và thử Pap’s smear hàng năm để có thể phát hiện các bất thường của cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư.
Các nguy cơ của ung thư cổ tử cung:
- Bị nhiễm siêu vi trùng human papilloma virus (HPV), sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một cách đáng kể.
- Có quan hệ tình dục sớm và với nhiều người, hoặc
- Quan hệ tình dục với người có quan hệ tình dục với nhiều người
- Cần nhớ rằng người đã bị nhiễm HPV thường không có triệu chứng gì cả, và do đó người đó thường không biết rằng mình đã bị nhiễm HPV để có thể tránh lây cho bạn tình của mình
- Hút thuốc lá cũng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung?
Có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ kể trên.
Ngoài ra, điều quan trọng hơn, là phát hiện sớm bệnh bằng cách truy tầm bệnh thường xuyên. Cần nhắc lại rằng phát hiện sớm và chữa sớm, 99 phần trăm sẽ có thể được cứu sống, trong khi ở giai đoạn chót, tỉ lệ này chỉ còn là 7 phần trăm.
Mọi phụ nữ, dù có nguy cơ hay không, đều nên bắt đầu xét nghiệm Pap’s smear từ năm đầu tiên có quan hệ tình dục, hoặc từ 18 tuổi cho dù chưa có quan hệ tình dục. Nếu kết quả 3 năm đầu bình thường liên tiếp, sau đó ta có thể chỉ cần làm xét nghiệm này cách năm hay cách mỗi hai năm.
Chính nhờ Pap’s smear mà từ năm 1966 đến năm 1992, tỉ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung ở những nước có qui định kiểm tra bệnh này thường kỳ đã giảm đến 75 phần trăm.
Cần nhớ là bao cao su dù có thể giúp phòng Siđa, giang mai và nhiều bệnh hoa liễu khác, nhưng có thể sẽ không giúp phòng được việc lây nhiễm HPV. Vì tiếp xúc với siêu vi trùng ở các vùng da xung quanh bộ phận sinh dục, như vùng da quanh âm hộ, hậu môn, cũng đủ để bị nhiễm HPV.
Dù sao, bao cao su cũng rất cần thiết để ngừa các bệnh hoa liễu khác, nhất là căn bệnh chết người Siđa.
Hiện nay, thuốc chủng ngừa các nhóm HPV thường gây ra ung thư cổ tử cung nhất (như nhóm 16, 1 đã chứng tỏ có thể giảm tỉ lệ ung thư cổ tử cung lên đến hơn 90 phần trăm trong các thử nghiệm ngắn hạn (một, hai năm). Thuốc vẫn còn đang tiếp tục được thử nghiệm để tìm hiểu khả năng phòng bệnh dài hạn hơn. Đây có thể là một bước đột phá mới trong việc phòng bệnh này.
Ung thư cổ tử cung là gì và có các triệu chứng như thế nào?
Tử cung, hay dạ con, là căn nhà của mỗi chúng ta khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Cổ tử cung là cưả ngõ đi vào tử cung.
Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các thay đổi vi thể của tế bào ở vùng này. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ trở thành ung thư, và có thể xâm lấn, di căn đi những nơi khác trong cơ thể.
Điều đáng mừng là ung thư cổ tử cung thường phát triển tương dối chậm. Nó có thể nằm yên tại chỗ trong vòng từ 2 đến 10 năm. Khi đã lấn sâu vào thành của cổ tử cung, nó sẽ có thể xâm lấn sang các vùng lân cận như tử cung, âm đạo, bọng đái, trực tràng...
Trong giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng. Khi đã bắt đầu xâm lấn, nó có thể gây ra dịch tiết có nhuốm máu, chảy máu sau khi giao hợp, chảy máu âm đạo bất thường... Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp ở một số bệnh khác. Do đó, ta nên đi khám bệnh ngay nhưng cũng không nên quá hốt hoảng.
Khi đã bị nặng, ta có thể bị đau vùng chậu, chán ăn, sụt cân, thiếu máu...
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Có cách nào phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung hay không? Xin nói qua về cách điều trị?
Ung thư cổ tử cung có thể được chẩn đoán bằng thăm khám vùng chậu bằng cách dùng mỏ vịt để khám âm đạo và cổ tử cung, cùng lúc làm Pap smear.
Pap là một xét nghiệm nhanh chóng, không đau, trong đó bác sĩ sẽ dùng một bàn chải thu thập các tế bào và gởi đến phòng xét nghiệm. Nếu kết quả không bình thường, bác sĩ sẽ soi vùng chậu và lấy sinh thiết ở vùng bất thường. Vùng bất thường thường được xác định bằng cách dùng dung dịch dấm. Với dung dịch dấm, những vùng bất thường sẽ trở nên trắng và bác sĩ sẽ lấy các mẩu mô từ các vùng đó để khẳng định xem có thực sự bất thường hay không, có các tế bào tiền ung thư hay ung thư hay không.
Pap’s smear là cách tiện lợi, thường dùng nhất hiện nay giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Sau khi bệnh đã được chẩn đoán, tùy theo giai đoạn mà cách điều trị có thể khác nhau. Các phương pháp này có thể là đốt bằng tia laser, đốt lạnh, cắt bỏ phần ung thư và vùng quanh đó, cắt bằng vòng điện, cắt bỏ tử cung, hoặc cắt bỏ cả tử cung lẫn buồng trứng và các phần phụ khác như vòi trứng...
Các nghiên cứu gần đây cho thấy phẩu thuật kết hợp với xạ và hoá trị đã mang lại kết quả khả quan hơn cho các trường hợp ở giai đoạn trể.
Xin tóm tắt những điều quan trọng nhất cần nhớ?
Ung thư cổ tử cung là bệnh tương đối thường gặp ở phụ nữ Việt Nam.
Tránh quan hệ tình dục bừa bải và tránh khói thuốc góp phần giảm nguy cơ bị bệnh.
Khám thường kỳ để truy tầm bệnh và chữa nó ở giai đoạn sớm nhất là cách tốt nhất để phòng bệnh và giảm tỉ lệ tử vong đến mức có thể hầu như chỉ có 1 phần trăm.
Xin cho biết đề tài kỳ sau?
Ung thư tiền liệt tuyến (nhiếp hộ tuyến)
Trà Mi chào thính giả và nhắc lại: “Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin lien lạc trực tiếp với bác sĩ của quí vị để được thăm khám trực tiếp.”
Bấm vào đây để nghe
Bệnh ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Theo một nghiên cứu về ung thư ở người Việt tại California, đây là ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam đứng hàng thứ tư.
Từ năm 1955 đến năm 1992, ở các nước đã phát triển, với sự áp dụng xét nghiệm Pap’s smear ngày càng nhiều, tỉ lệ tử vong của ung thư này, đã giảm đến 75 phần trăm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỉ lệ tử vong vẫn còn rất cao, trung bình là tử vong 50 phần trăm trong vòng năm năm.
Trong khi đó, đây là một bệnh có nhiều khả năng có thể phòng và nhất là có thể được chẩn đoán sớm. Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhất, tỉ lệ sống sót qua 5 năm có thể lên đến 99 phần trăm, trong khi ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống qua 5 năm chỉ là 7 phần trăm.
Tại sao phụ nữ Việt Nam lại thường bị ung thư cổ tử cung? Các nguy cơ của ung thư cổ tử cung?
Không có nghiên cứu xem tại sao. Có lẽ vì phụ nữ Việt Nam ít có thói quen và điều kiện đi khám và thử Pap’s smear hàng năm để có thể phát hiện các bất thường của cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư.
Các nguy cơ của ung thư cổ tử cung:
- Bị nhiễm siêu vi trùng human papilloma virus (HPV), sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một cách đáng kể.
- Có quan hệ tình dục sớm và với nhiều người, hoặc
- Quan hệ tình dục với người có quan hệ tình dục với nhiều người
- Cần nhớ rằng người đã bị nhiễm HPV thường không có triệu chứng gì cả, và do đó người đó thường không biết rằng mình đã bị nhiễm HPV để có thể tránh lây cho bạn tình của mình
- Hút thuốc lá cũng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung?
Có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ kể trên.
Ngoài ra, điều quan trọng hơn, là phát hiện sớm bệnh bằng cách truy tầm bệnh thường xuyên. Cần nhắc lại rằng phát hiện sớm và chữa sớm, 99 phần trăm sẽ có thể được cứu sống, trong khi ở giai đoạn chót, tỉ lệ này chỉ còn là 7 phần trăm.
Mọi phụ nữ, dù có nguy cơ hay không, đều nên bắt đầu xét nghiệm Pap’s smear từ năm đầu tiên có quan hệ tình dục, hoặc từ 18 tuổi cho dù chưa có quan hệ tình dục. Nếu kết quả 3 năm đầu bình thường liên tiếp, sau đó ta có thể chỉ cần làm xét nghiệm này cách năm hay cách mỗi hai năm.
Chính nhờ Pap’s smear mà từ năm 1966 đến năm 1992, tỉ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung ở những nước có qui định kiểm tra bệnh này thường kỳ đã giảm đến 75 phần trăm.
Cần nhớ là bao cao su dù có thể giúp phòng Siđa, giang mai và nhiều bệnh hoa liễu khác, nhưng có thể sẽ không giúp phòng được việc lây nhiễm HPV. Vì tiếp xúc với siêu vi trùng ở các vùng da xung quanh bộ phận sinh dục, như vùng da quanh âm hộ, hậu môn, cũng đủ để bị nhiễm HPV.
Dù sao, bao cao su cũng rất cần thiết để ngừa các bệnh hoa liễu khác, nhất là căn bệnh chết người Siđa.
Hiện nay, thuốc chủng ngừa các nhóm HPV thường gây ra ung thư cổ tử cung nhất (như nhóm 16, 1 đã chứng tỏ có thể giảm tỉ lệ ung thư cổ tử cung lên đến hơn 90 phần trăm trong các thử nghiệm ngắn hạn (một, hai năm). Thuốc vẫn còn đang tiếp tục được thử nghiệm để tìm hiểu khả năng phòng bệnh dài hạn hơn. Đây có thể là một bước đột phá mới trong việc phòng bệnh này.
Ung thư cổ tử cung là gì và có các triệu chứng như thế nào?
Tử cung, hay dạ con, là căn nhà của mỗi chúng ta khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Cổ tử cung là cưả ngõ đi vào tử cung.
Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các thay đổi vi thể của tế bào ở vùng này. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ trở thành ung thư, và có thể xâm lấn, di căn đi những nơi khác trong cơ thể.
Điều đáng mừng là ung thư cổ tử cung thường phát triển tương dối chậm. Nó có thể nằm yên tại chỗ trong vòng từ 2 đến 10 năm. Khi đã lấn sâu vào thành của cổ tử cung, nó sẽ có thể xâm lấn sang các vùng lân cận như tử cung, âm đạo, bọng đái, trực tràng...
Trong giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng. Khi đã bắt đầu xâm lấn, nó có thể gây ra dịch tiết có nhuốm máu, chảy máu sau khi giao hợp, chảy máu âm đạo bất thường... Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp ở một số bệnh khác. Do đó, ta nên đi khám bệnh ngay nhưng cũng không nên quá hốt hoảng.
Khi đã bị nặng, ta có thể bị đau vùng chậu, chán ăn, sụt cân, thiếu máu...
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Có cách nào phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung hay không? Xin nói qua về cách điều trị?
Ung thư cổ tử cung có thể được chẩn đoán bằng thăm khám vùng chậu bằng cách dùng mỏ vịt để khám âm đạo và cổ tử cung, cùng lúc làm Pap smear.
Pap là một xét nghiệm nhanh chóng, không đau, trong đó bác sĩ sẽ dùng một bàn chải thu thập các tế bào và gởi đến phòng xét nghiệm. Nếu kết quả không bình thường, bác sĩ sẽ soi vùng chậu và lấy sinh thiết ở vùng bất thường. Vùng bất thường thường được xác định bằng cách dùng dung dịch dấm. Với dung dịch dấm, những vùng bất thường sẽ trở nên trắng và bác sĩ sẽ lấy các mẩu mô từ các vùng đó để khẳng định xem có thực sự bất thường hay không, có các tế bào tiền ung thư hay ung thư hay không.
Pap’s smear là cách tiện lợi, thường dùng nhất hiện nay giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Sau khi bệnh đã được chẩn đoán, tùy theo giai đoạn mà cách điều trị có thể khác nhau. Các phương pháp này có thể là đốt bằng tia laser, đốt lạnh, cắt bỏ phần ung thư và vùng quanh đó, cắt bằng vòng điện, cắt bỏ tử cung, hoặc cắt bỏ cả tử cung lẫn buồng trứng và các phần phụ khác như vòi trứng...
Các nghiên cứu gần đây cho thấy phẩu thuật kết hợp với xạ và hoá trị đã mang lại kết quả khả quan hơn cho các trường hợp ở giai đoạn trể.
Xin tóm tắt những điều quan trọng nhất cần nhớ?
Ung thư cổ tử cung là bệnh tương đối thường gặp ở phụ nữ Việt Nam.
Tránh quan hệ tình dục bừa bải và tránh khói thuốc góp phần giảm nguy cơ bị bệnh.
Khám thường kỳ để truy tầm bệnh và chữa nó ở giai đoạn sớm nhất là cách tốt nhất để phòng bệnh và giảm tỉ lệ tử vong đến mức có thể hầu như chỉ có 1 phần trăm.
Xin cho biết đề tài kỳ sau?
Ung thư tiền liệt tuyến (nhiếp hộ tuyến)
Trà Mi chào thính giả và nhắc lại: “Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin lien lạc trực tiếp với bác sĩ của quí vị để được thăm khám trực tiếp.”
Bấm vào đây để nghe
Bệnh ung thư cổ tử cung.