Nếu đi ăn ngoài hàng, nhiều người không dám ăn trứng gà chần vì sợ bị nhiễm vi rút H5N1. Nhưng nếu có nguồn tin cậy, trứng chần luôn được xem là món ăn bổ dưỡng. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm.
Trứng gà chỉ bổ khi chín vừa
Ở Hải Phòng, có một món đặc sản vào buổi sáng rất được nhiều người ưa chuộng là món kem trứng-sữa đậu nành ăn với bánh mì. Để phát huy tác dụng của trứng gà, có những người còn đập trứng gà vào cốc sữa nóng và khuấy đều để uống.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cảnh báo: Chất protid có trong trứng gà rất bổ nhưng nó chỉ được cơ thể chuyển hóa và hấp thu hoàn toàn sau khi đã được nấu chín. Nếu trứng còn sống, ngoài nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, vi rút như H5N1, kết cấu protein bền vững rất khó hấp thu trong dạ dày và tá tràng.
Mặt khác, trứng gà sống không được hấp thu sẽ bị phân huỷ ở đại tràng, quá trình này sản sinh ra các độc tố như amin, phênon, amoniac… gây tổn thương gan.
Xét về vấn đề vệ sinh, ống dẫn trứng của gà mái nối liền với hậu môn, do đó trứng gà và phân đều được đưa ra ngoài qua đường hậu môn. Vì vậy có rất nhiều vi khuẩn và trứng của các loài ký sinh trùng bám vào vỏ trứng. Trong đó có một số loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt rất tốt.
Để phòng ngừa, cách tốt nhất là luộc trứng sôi trong 10 phút. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng, nếu trứng gà quá chín cũng không tốt cho cơ thể vì protein trong trứng gặp phải nhiệt độ cao sẽ đông lại. Loại protein này được cơ thể hấp thu dễ dàng. Nhưng nếu nấu quá lâu lại có tác dụng ngược lại khiến protein bị lão hoá, làm cho trứng gà trở nên cứng, xơ khiến người ăn không có cảm giác ngon miệng và rất khó tiêu, khiến gan và dạ dày phải làm việc nhiều.
Cách tốt nhất là chờ cho nước sôi sau đó mới cho trứng gà vào rồi chờ cho nước sôi lại lần nữa mới tính giờ, luộc trong khoảng từ 7-8 phút là trứng rất ngon.
Ngâm trứng luộc vào nước lã dễ nhiễm khuẩn
Một cách làm dân gian rất hay được các bà nội trợ áp dụng là ngâm trứng vừa luộc chín vào nước lạnh (lã) cho dễ bóc vỏ. Động tác này sẽ khiến cho trứng nguội rất nhanh, đồng thời vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở cho dễ bóc trứng.
Tuy nhiên, theo T.S Lâm, cách làm này lại hoàn toàn thiếu khoa học vì nước lã chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa.
Nếu muốn trứng dễ bóc, cách làm tốt nhất là trong khi luộc trứng nên cho một ít muối vào. Muối ăn vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm cho protein đông lại, đồng thời còn làm cho lớp màng của vỏ trứng co lại, hình thành nên một khe hở giữa vỏ trứng và trứng nên rất dễ bóc.
Một thói quen thiếu khoa học của người tiêu dùng nữa là trước khi cất trứng vào tủ lạnh thường lau hoặc rửa trứng gà cho sạch. Cách làm này không đúng vì trên vỏ trứng có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp vỏ này khiến cho trứng gà bóng và sờ vào có cảm giác trơn láng. Nó có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng gà lại, ngăn ngừa các bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng và chỉ cho phép oxy lọt vào lòng trứng. Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào dễ khiến cho quả trứng bị hỏng.
Ngoài ra, không nên để trứng chung với những thứ có nhiều tinh dầu như: gừng, hành, ớt… vì mùi của những loại này sẽ xâm nhập qua lỗ thông khí ở vỏ trứng làm cho trứng bị biến chất, nếu để thời gian dài sẽ khiến trứng bị ung. Khi vỏ trứng gà bị hỏng, TS Lâm khuyên không nên tiếp tục cất giữ vì như thế, các vi khuẩn bên ngoài sẽ xâm nhập vào trong trứng gà rất nhanh.
Ăn nhiều trứng muối có nguy cơ nhiễm độc chì
Trong các loại trứng, trứng muối được xếp vào dạng có hàm lượng canxi cao nhất vì trong quá trình chế biến, hàm lượng canxi trong vỏ trứng tan vào trong trứng. Mặc dù bổ dưỡng như vậy, nhưng TS Lâm cũng khuyên không nên ăn nhiều trứng muối vì trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì oxy hoá để ủ trứng.
Đặc biệt, hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan, thận… Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi trong cơ thể. Nếu hàm lượng chì này tồn tại một thời gian dài trong cơ thể người sẽ gây nên hiện tượng thiếu canxi - nguyên nhân của bệnh loãng xương.
Do đó, TS Lâm khuyến cáo không nên ăn nhiều trứng muối để giảm nguy cơ trúng độc chì và thiếu hụt canxi. TS Lâm cũng cảnh báo những người bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, thừa cân, béo phì nên hạn chế món ăn này vì trong trứng muối chứa nhiều cholesterol. Lượng vừa phải là 1-2 quả/tuần.
Theo Gia đình, Dantri
Trứng gà chỉ bổ khi chín vừa
Ở Hải Phòng, có một món đặc sản vào buổi sáng rất được nhiều người ưa chuộng là món kem trứng-sữa đậu nành ăn với bánh mì. Để phát huy tác dụng của trứng gà, có những người còn đập trứng gà vào cốc sữa nóng và khuấy đều để uống.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cảnh báo: Chất protid có trong trứng gà rất bổ nhưng nó chỉ được cơ thể chuyển hóa và hấp thu hoàn toàn sau khi đã được nấu chín. Nếu trứng còn sống, ngoài nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, vi rút như H5N1, kết cấu protein bền vững rất khó hấp thu trong dạ dày và tá tràng.
Mặt khác, trứng gà sống không được hấp thu sẽ bị phân huỷ ở đại tràng, quá trình này sản sinh ra các độc tố như amin, phênon, amoniac… gây tổn thương gan.
Xét về vấn đề vệ sinh, ống dẫn trứng của gà mái nối liền với hậu môn, do đó trứng gà và phân đều được đưa ra ngoài qua đường hậu môn. Vì vậy có rất nhiều vi khuẩn và trứng của các loài ký sinh trùng bám vào vỏ trứng. Trong đó có một số loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt rất tốt.
Để phòng ngừa, cách tốt nhất là luộc trứng sôi trong 10 phút. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng, nếu trứng gà quá chín cũng không tốt cho cơ thể vì protein trong trứng gặp phải nhiệt độ cao sẽ đông lại. Loại protein này được cơ thể hấp thu dễ dàng. Nhưng nếu nấu quá lâu lại có tác dụng ngược lại khiến protein bị lão hoá, làm cho trứng gà trở nên cứng, xơ khiến người ăn không có cảm giác ngon miệng và rất khó tiêu, khiến gan và dạ dày phải làm việc nhiều.
Cách tốt nhất là chờ cho nước sôi sau đó mới cho trứng gà vào rồi chờ cho nước sôi lại lần nữa mới tính giờ, luộc trong khoảng từ 7-8 phút là trứng rất ngon.
Ngâm trứng luộc vào nước lã dễ nhiễm khuẩn
Một cách làm dân gian rất hay được các bà nội trợ áp dụng là ngâm trứng vừa luộc chín vào nước lạnh (lã) cho dễ bóc vỏ. Động tác này sẽ khiến cho trứng nguội rất nhanh, đồng thời vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở cho dễ bóc trứng.
Tuy nhiên, theo T.S Lâm, cách làm này lại hoàn toàn thiếu khoa học vì nước lã chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa.
Nếu muốn trứng dễ bóc, cách làm tốt nhất là trong khi luộc trứng nên cho một ít muối vào. Muối ăn vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm cho protein đông lại, đồng thời còn làm cho lớp màng của vỏ trứng co lại, hình thành nên một khe hở giữa vỏ trứng và trứng nên rất dễ bóc.
Một thói quen thiếu khoa học của người tiêu dùng nữa là trước khi cất trứng vào tủ lạnh thường lau hoặc rửa trứng gà cho sạch. Cách làm này không đúng vì trên vỏ trứng có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp vỏ này khiến cho trứng gà bóng và sờ vào có cảm giác trơn láng. Nó có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng gà lại, ngăn ngừa các bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng và chỉ cho phép oxy lọt vào lòng trứng. Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào dễ khiến cho quả trứng bị hỏng.
Ngoài ra, không nên để trứng chung với những thứ có nhiều tinh dầu như: gừng, hành, ớt… vì mùi của những loại này sẽ xâm nhập qua lỗ thông khí ở vỏ trứng làm cho trứng bị biến chất, nếu để thời gian dài sẽ khiến trứng bị ung. Khi vỏ trứng gà bị hỏng, TS Lâm khuyên không nên tiếp tục cất giữ vì như thế, các vi khuẩn bên ngoài sẽ xâm nhập vào trong trứng gà rất nhanh.
Ăn nhiều trứng muối có nguy cơ nhiễm độc chì
Trong các loại trứng, trứng muối được xếp vào dạng có hàm lượng canxi cao nhất vì trong quá trình chế biến, hàm lượng canxi trong vỏ trứng tan vào trong trứng. Mặc dù bổ dưỡng như vậy, nhưng TS Lâm cũng khuyên không nên ăn nhiều trứng muối vì trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì oxy hoá để ủ trứng.
Đặc biệt, hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan, thận… Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi trong cơ thể. Nếu hàm lượng chì này tồn tại một thời gian dài trong cơ thể người sẽ gây nên hiện tượng thiếu canxi - nguyên nhân của bệnh loãng xương.
Do đó, TS Lâm khuyến cáo không nên ăn nhiều trứng muối để giảm nguy cơ trúng độc chì và thiếu hụt canxi. TS Lâm cũng cảnh báo những người bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, thừa cân, béo phì nên hạn chế món ăn này vì trong trứng muối chứa nhiều cholesterol. Lượng vừa phải là 1-2 quả/tuần.
Theo Gia đình, Dantri