Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Viêm loét dạ dày

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Viêm loét dạ dày

    Em muốn hỏi về bệnh viêm dạ dày và cách chữa trị
    Học học nữa học mãi

    :LT: :flower: :bam: :welcome:

  • #2
    Nguyên Văn Bài Viết Của huyenvt View Post
    Em muốn hỏi về bệnh viêm dạ dày và cách chữa trị
    Xin bác sĩ cho thuốc Losec hay Nexium uống cỡ 4 tới 6 tuần


    Je suis comme je suis
    Je suis faite comme ça
    Que voulez-vous de plus?
    Que voulez-vous de moi?

    Comment


    • #3
      Một số bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

      Để chữa loét dạ dày và hành tá tràng, hãy nghiền nát rau cải bắp để lấy 250 g nước ép, đun nóng, uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống 2 lần, liên tục trong 10 ngày có thể làm hết đau và lành dần vết loét.


      Bắp cải có thể dùng chữa loét dạ dày.
      Ảnh: jupiterimages.com

      1. Vỏ trứng gà chữa loét dạ dày


      Lấy 10 cái vỏ trứng gà sạch nghiền vụn, đem rang vàng (không được để cháy) rồi nghiền thành bột, chia ra cho 10 ngày uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần với nước sôi vào trước hoặc sau bữa ăn. Uống liên tục trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.


      2. Táo tầu, hồng hoa và mật ong chữa loét dạ dày và tá tràng


      Lấy 10 quả táo tàu, 10 g hồng hoa, cho thêm ít nước, sắc lấy 200 ml nước thuốc. Lúc thuốc nguội, thêm 60 g mật ong rồi trộn đều. Mỗi ngày uống một thang lúc sáng sớm khi bụng còn đói, liên tục trong 20 ngày.


      3. Xương cá mực chữa dạ dày tăng toan


      Lấy 30 g xương cá mực, 150 g thịt gà, 2 nhánh gừng, 2 quả táo tàu và ít nước đem đun đến khi thịt gà nhừ. Ăn cả cái lẫn nước, có thể chữa được loét dạ dày và hành tá tràng, cũng như đau dạ dày do khí vị hư nhược, độ toan ở dạ dày cao.


      4. Củ cải và ngó sen chữa xuất huyết dạ dày


      Lấy củ cải và ngó sen tươi, trọng lượng 2 loại bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Uống mỗi lần 50 g nước, ngày 2 lần. Thường xuyên uống như vậy có thể phòng chảy máu dạ dày.


      BS Mai Thục, Gia Đình & Xã Hội
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #4
        Ăn như thế nào khi viêm loét dạ dày?

        Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên kiêng cữ quá đáng; quan trọng là phải biết ăn đúng cách. Điều này không chỉ giúp dạ dày không bị đau mà còn có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh.


        Bữa ăn phải là thời điểm thư giãn tâm hồn. Một bầu không khí vui vẻ, kích thích sự ngon miệng sẽ là liều thuốc bổ cho dạ dày. Với người đau dạ dày, việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng sẽ làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Khi ăn, không nên "nhồi" vào dạ dày của bạn một khối lượng thức ăn lớn. Ăn no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ gây đau. Cần chia khẩu phần ra làm 4-6 bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa đều đặn.


        Nên ăn đúng giờ; ăn kỹ, nhai chậm để hàm răng "chia sẻ" một phần công việc của dạ dày. Bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để không làm tăng lượng axit trong dạ dày.


        Nên ăn gì?


        Sữa, trứng là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axit. Ngoài ra, nên chọn những thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì... Thức ăn nên nghiền nát hoặc chế biến dạng lỏng để giảm số lần co bóp của dạ dày.


        Thực phẩm nên tránh là loại có vị chua như dưa muối, cà muối, mẻ, trái cây chua nhiều axit. Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... cũng không có lợi cho người đau dạ dày. Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.


        Tuy nhiên, đối với mỗi người, sự thích nghi các loại thức ăn là khác nhau. Một món có thể gây đau với người này nhưng lại an toàn với người khác. Vì thế, bạn nên làm những cuộc "thử nghiệm" nho nhỏ trong ăn uống. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng phải hạn chế hoặc kiêng trà, cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas, thuốc lá vì đây là những chất làm ổ loét của dạ dày lâu lành.


        Theo Thanh Niên
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #5
          Bệnh loét dạ dày

          Loét dạ dày được coi là căn bệnh của cuộc sống văn minh. Con người càng quay cuồng chạy đua với thời gian, công việc thì bệnh càng phát triển. Hiện cứ 10 người lại có 1 người bị đau dạ dày.


          Đa số trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Vi khuẩn này hiện diện trong 90% bệnh nhân bị loét tá tràng và trong 70% loét dạ dày. Khám phá này đã mang lại giải Nobel cho hai nhà bác học Australia Marshall và Warren.


          Thế nào là loét dạ dày?


          Dạ dày sử dụng dịch vị để phân mảnh thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi bị sự tấn công của acid clorhydric trong dịch vị, một màng nhày dày bao phủ bên trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của màng nhày bị rối loạn, kích thích của dịch vị tạo ra những vết loét đường kính vài milimet. Loét tá tràng diễn ra ở ruột tá, điểm tiếp nối giữa dạ dày và ruột non, chiếm 90%. Loét nằm ở dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng.


          Nguyên nhân gây loét?


          Từ lâu, người ta cho rằng nguồn gốc loét dạ dày là các yếu tố tâm thể. Nhưng ngày nay, người ta biết rằng 99% là do vi khuẩn HP. Sự khám phá này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong diều trị loét dạ dày-tá tràng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn này.


          Tuy nhiên, loét còn có thể do tác động của aspirine dùng thường xuyên hoặc các nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không streoid khác. Đây là nhóm thuốc gây độc cho dạ dày và làm giảm cơ chế bảo vệ tự nhiên của màng nhày. Việc dùng các thuốc nhóm này để điều trị đau sẽ góp phần làm tăng tình trạng loét.


          Các triệu chứng loét biểu hiện như thế nào?


          Loét kéo theo những cơn đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày. Cơn đau xuất hiện khoảng 4 giờ sau bữa ăn và có thể kéo dài tới bữa ăn kế tiếp. Bên cạnh đó còn có thể có các triệu chứng phối hợp như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Việc cung cấp thức ăn vào dạ dày thường giúp giảm đau. Các triệu chứng kéo dài vài ngày rồi trở nên đau theo định kỳ.


          Khi nào đi bác sĩ?


          Nếu cơn đau không thể giảm khi dùng các thuốc giảm đau bao tử không cần kê toa, nếu tái xuất hiện nhiều lần trong ngày đêm thì nên đi khám để được điều trị sớm và hiệu quả.


          Đâu là những yếu tố làm nặng chứng loét dạ dày?


          Có nhiều yếu tố làm tăng nặng vết loét dù không phải là nguyên gây ra loét, đó là nghiện thuốc lá, nghiện rượu, dùng nhiều cà phê, bị stress thường xuyên, dùng các thuốc giảm đau không steroid và các thuốc corticoid.


          Cần từ bỏ các yếu tố trên một khi đã chẩn đoán bị loét. Cần theo một chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng nhiều rau quả để cung cấp chất xơ (sợi), tránh các đồ chiên xào quá nhiều mỡ hoặc gia vị. Cần dành thời gian cho việc ăn uống; những bữa ăn vội vã sẽ làm cho dịch vị tiết ra nhiều gây đau cho vết loét.


          Chẩn đoán loét dạ dày như thế nào?


          Việc chẩn đoán cần đến kỹ thuật chụp fibroscopie dạ dày để thấy rõ vết loét và lấy sinh thiết các mảnh màng nhày. Bệnh nhân không thoải mái lắm với phương pháp này nên có thể trắc nghiệm gián tiếp bằng cách dùng test qua đường hô hấp.


          Điều trị ra sao?


          Cơ bản nhất vẫn là dùng thuốc tác dụng cùng lúc làm giảm tiết dịch vị và kháng sinh để tiêu diệt HP. Hai nhóm dược phẩm thường được sử dụng:


          - Chống tăng tiết để ngăn chặn sự sản xuất acid chlorhydric và làm liền các tổn thương màng nhày: đó là chất ngăn chặn pompe proton thường được dùng từ 4-6 tuần.


          - Các kháng sinh để tiệt trừ HP thường là amoxicillin và clarithromycin trong ít nhất là một tuần. Trong vài ngày, các triệu chứng biến mất nhưng không nên ngưng điều trị vì bệnh dễ tái phát cùng với chủng HP đã đề kháng với liều điều trị và kháng sinh cũ.


          Khi nào cần đến phẫu thuật?


          Với sự tiến bộ trong liệu pháp điều trị, chỉ định phẫu thuật ngày càng ít. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất huyết dạ dày, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải khâu lại các mạch máu hoặc khâu lại vết loét.


          Trong loét dạ dày, điều gây lo ngại là sự phát triển thành ung thư. Sau nhiều lần tái đi tái lại không được điều trị đúng mức hoặc trong trường hợp nghi ngờ tình trạng của vét loét, bác sĩ phẫu tuật có thể lấy đi một phần dạ dày nơi có vết loét rồi tùy tình hình, có thể đồng thời cắt dây thần kinh phế vị để giảm tình trạng tiết ra acid chlorhydric


          Biến chứng gồm những gì?


          Nếu không được điều trị, vết loét có thể phát triển các biến chứng như xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày. Xuất huyết có thể được nhận biết ở tình trạng nôn ra máu (màu đỏ hoặc đen) hoặc có máu đen trong phân. Tình trạng xuất huyết cho thấy mức trầm trọng các mạch máu bị tổn thương.


          Thủng bao tử thường kèm theo đau dữ dội ở bụng, cần phải thăm khám khẩn cấp. Chúng thường kéo theo viêm màng bụng. Bệnh nhân cần được nhập viện và can thiệp bằng phẫu thuật. Có bệnh nhân không đau dữ dội nhưng vẫn bị xuất huyết.


          Sức Khỏe & Đời Sống
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #6
            Ăn mặn dễ loét dạ dày

            Thủ phạm chính gây loét dạ dày luôn được xem là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy ăn mặn mới thực sự là thủ phạm.




            Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành thực nghiệm tại phòng thí nghiệm: Đầu tiên, muối sẽ làm một số lượng lớn vi khuẩn Helicobacter chết đi. Một số còn sống sót sẽ nhanh chóng thay đổi hình dạng và có chuỗi phân tử AND dài hơn. Cùng lúc đó, 2 gien có liên quan với loại vi khuẩn này sẽ trở nên đặc biệt linh hoạt, hỗ trợ cho vi khuẩn HP sinh sôi nảy nở.


            H pylori sống trong dạ dày và nó hiện diện ở 90% các ca loét tá tràng và lên tới 80% ở các ca loét dạ dày. Rất nhiều người mang vi khuẩn này mà không hề có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào.


            Trưởng nhóm nghiên cứu BS Hanan Gancz và các công sự nhấn mạnh: “Những người ăn mặn không chỉ có nguy cơ bị ung thư dạ dày mà còn bị cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não”.


            Theo BBC
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #7
              Cảnh giác với biến chứng của loét dạ dày - tá tràng

              Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.


              Từ lâu có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân của bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, trong đó thuyết về thần kinh có vẻ nhiều thuyết phục hơn cả và đã tồn tại trong một thời gian khá dài nhiều thập niên. Song hành với giả thuyết thần kinh, một giả thuyết về sự có mặt của một loại vi khuẩn, tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày cũng đã được đề cập đến. Mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng đó và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).


              Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?


              Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu) cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc nào, no, đói đều đau.


              Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng. Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc ách do ứ đọng nhiều dịch vị.


              - Xquang vẫn có giá trị chẩn đoán nhất định, đặc biệt là trong chụp phim dạ dày hàng loạt có uống thuốc cản quang.


              - Ngày nay, nội soi dạ dày có giá trị lớn trong chẩn đoán viêm, loét dạ dày - tá tràng. Ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương... thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm Gram, thử test ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.


              Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là gì?


              Ảnh: Sức Khoẻ & Đời Sống

              Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.


              Hình ảnh loét tá tràng.
              Ảnh: Sức Khoẻ & Đời Sống

              Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.


              Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?


              Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu của bệnh. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.


              Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì?


              Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không?


              Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.


              Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng?


              Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.


              BS. Bùi Mai Hương - Bệnh viện Xanh Pôn - Sức Khoẻ & Đời Sống
              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

              Comment


              • #8
                Nội soi tiêu hóa

                Nội soi là gì ?


                Nội soi là phương pháp mà các nhà chuyên môn về tiêu hóa có thể sử dụng để thám sát đường tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng bằng cách dùng một ống nhỏ mềm mại dễ uốn cong, bác sĩ có thể xem trực tiếp hay qua một màn hình.


                Chuẩn bị nội soi như thế nào ?


                Để dễ quan sát, an toàn và trọn vẹn, dạ dày phải trống. Bạn sẽ được yêu cầu không ăn và uống ít nhất 6 giờ trước khi làm nội soi. Trước tiên, để lên kế hoạch nội soi bạn nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng, những tác nhân gây dị ứng và tất cả những vấn đề về sức khoẻ của bạn. Tất cả những thông tin đó nhắc nhở bác sĩ xác định xem bạn có cần kháng sinh trước khi nội soi hay không, những loại thuốc nào không nên dùng do bạn dị ứng, và sẽ lên kế hoạch phù hợp cũng như chỉ dẫn những ảnh hưởng của thuốc cũng như điều chỉnh thuốc thích hợp trước khi nôi soi. Những vấn đề về sức khoẻ như bệnh tim hay phổi phải báo cho bác sĩ biết để có những can thiệp kịp thời trong khi soi.


                Tại sao phải lên chương trình khi nội soi ?

                Nội soi thường được thực hiện đánh giá và xác định những vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá tràng, và đánh giá những triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, ói, khó nuốt, thiếu máu, …Nội soi xác định chính xác hơn x quang tình trạng viêm hay những tổn thương nhỏ như ung thư hay khối u bằng dụng cụ đưa vào tới tổn thương. Lợi điểm chủ yếu nhất của nội soi là khả năng thực hiện sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ) hay làm tế bào học (một vài tế bào được lấy bằng dụng cụ chải niêm mạc) và xem qua kính hiển vi để xác định bản chất của nó và xem có những tổn thương lành tính hay ác tính hay không. Sinh thiết được chỉ định làm bởi nhiều lí do và không có nghĩa là nghi ngờ ung thư. Nội soi còn là phương pháp điều trị. Các kênh của ống nội soi cho phép đưa vào những dụng cụ để điều trị như làm nong đoạn hẹp (ống tiêu hóa bị teo), lấy đi một khối u lành tính như polyp, chích cầm máu. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do ung thư hay xuất huyết niêm mạc (viêm loét dạ dày tá tràng), nhờ vào can thiệp bằng nội soi đã làm giảm được các trường hợp phải truyền máu hay phẫu thuật.


                Có thể mong đợi gì trong khi nội soi ?


                Trước khi thực hiện nội soi bác sĩ sẽ giải thích cho bạn biết tại sao cần phải thực hiện nội soi, những biến chứng do nội soi có thể xảy ra. Cách thực hiện có khác nhau giữa các bác sĩ nhưng chính vẫn là: Bạn được xịt một lượng dung dịch thuốc tê vào họng và có thể dùng thuốc an thần và giảm đau chích tĩnh mạch. Trong khi soi bạn nằm nghiêng bên trái bên cạnh ống soi, ống to cỡ ngón tay được đưa vào miệng đi xuống thực quản, dạ dày, và tá tràng. Phương pháp này KHÔNG làm cản trở sự thở của bạn. Đa số bệnh nhân trải qua cuộc soi một cách nhẹ nhàng chỉ một số thấy khó chịu chút xíu.


                Điều gì xảy ra sau khi soi ?

                Sau khi soi xong, bạn được quan sát và theo dõi ở khu vực hồi sức cho đến khi những dấu hiệu của thuốc đã dùng biến mất. Thông thường bệnh nhân cảm thấy đau họng nhẹ và sẽ mau chóng biến mất khi ngậm hay súc miệng với nước muối, hay cảm giác đầy hơi do hơi được bơm vào khi soi. Cả hai triệu chứng này nhẹ và sẽ qua mau. Ở khu vực hồi sức bạn được hướng dẫn khi nào sẽ được ăn lại bình thường và khi nào sẽ được đưa về nhà (bởi vì, do tác dụng thuốc an thần cho nên bạn không tự lái xe và điều khiển máy móc ngay được)


                Khi nào có kết quả nội soi ?


                Hầu hết các trường hợp, bác sĩ nội soi sẽ cho bạn biết kết quả hay những gì thấy được trước khi chuyển đến khu hồi sức. Kết quả sinh thiết hay tế bào thường mất 72-96 giờ và trước khi có kết quả bác sĩ chỉ có thể cho bạn một kết quả sơ bộ chứ chưa phải là kết quả cuối cùng.


                Nguy cơ gì khi soi ?


                Nội soi là phương pháp an toàn và được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên về soi đã được huấn luyện. Biến chứng do nội soi thì cực kỳ hiếm. Có thể là sự kích thích tại chỗ tiêm thuốc, phản ứng với các thuốc hay thuốc an thần được sử dụng, biến chứng do bệnh lý tim phổi hay gan có trước đó, có thể chảy máu nơi sinh thiết hay cắt polyp. Biến chứng hiếm khi xảy ra là thủng ruột và đòi hỏi phải phẫu thuật sữa chữa.


                Những thắc mắc khác ?


                Những thắc mắc về giá tiền, về bảo hiểm, cách uống thuốc hay những lo ngại về phương pháp này. Đừng do dự nói với bác sĩ của bạn. Hầu hết các bác sĩ nội soi đều được huấn luyện về chuyên môn rất vững và họ rất hài lòng để giải đáp những thắc mắc của bạn về việc nội soi tiêu hóa.



                Theo Bác Sĩ Gia Đình
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #9
                  Bác sĩ Na giỏi quá!


                  Je suis comme je suis
                  Je suis faite comme ça
                  Que voulez-vous de plus?
                  Que voulez-vous de moi?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên Văn Bài Viết Của evolution View Post
                    Bác sĩ Na giỏi quá!


                    Hihi...hình như thầy Lang bi giờ người ta gọi là Bác sĩ Đông Y thì phải...


                    Thân,
                    Nahoku
                    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                    Comment


                    • #11
                      Cám Ơn Bác na nhiều.

                      Comment


                      • #12
                        Thông tin của bác Na rất quí .
                        TFS

                        Comment

                        Working...
                        X