Thịt ếch là món ăn dân gian được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng… Tuy nhiên, các bệnh nhân đến khám tại Viện Dinh dưỡng đều được khuyên nên hạn chế ăn thịt ếch vì lý do bảo toàn sức khỏe.
Nhập viện vì “ếch xào măng”
Anh Hoàng Văn Ba (Thanh Oai - Hà Tây) kể cho chúng tôi về việc anh suýt hỏng mắt trái vì món ếch xào măng.
Bình thường, vợ anh Ba thường làm cho chồng món ếch tẩm bột hoặc đổ ếch vào chảo mỡ đang sôi rán vàng ươm. Nhưng hôm đó sẵn có măng đắng trong nhà, vợ anh liền trổ tài món ếch xào măng. Tuy nhiên, vì măng quá đắng nên vợ và con gái anh Ba chỉ ăn ít, còn lại bao nhiêu phần bố.
Chỉ sau hơn 1 tuần ăn món ếch xào măng, anh Ba thấy có biểu hiện mắt trái bị sưng đỏ, giảm thị lực và thi thoảng lại chảy nước mắt. Tưởng bị đau mắt đỏ thông thường, anh Ba bảo vợ ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tự chữa. Tuy nhiên đã nhỏ hết 2 lọ thuốc nhỏ mắt nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí mắt trái còn sưng mọng hơn và nhìn lờ mờ hơn trước
Anh Ba quyết định vào viện điều trị, tại đây, các bác sĩ cho biết trong giác mạc mắt trái của anh đã bị nhiễm một loại ấu trùng sán có tên khoa học là Sparganum erinacei. Loại ấu trùng này này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở ra ấu trùng lông chui vào ký sinh ở giáp (Cyclops). Rất có thể con ếch anh ăn phải đã nhiễm ấu trùng sán nhái. Rất may vì anh Ba đến viện kịp thời, nếu để lâu, những ấu trùng này sẽ có dịp “tung hoành” ở “hang ổ” mới. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị lồi lên gây mờ mắt.
Tương tự như anh Ba, trường hợp của chị Bùi Thị Trang (Tân Lạc - Hoà Bình) cũng bị sưng đỏ mắt vì ăn thịt ếch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà của chị Trang đã lấy thịt ếch đắp lên mắt của cháu với hy vọng những con sán trong mắt chị Trang sẽ bò ra ngoài để ăn thịt ếch.
Tuy nhiên, càng đắp, chị Trang càng thấy đôi mắt của mình trở nên tồi tệ, sưng đỏ và khó nhìn hơn. Sau nửa tháng trời bỏ công việc đồng áng để ở nhà “trị bệnh”, chị Trang đã phải nhập viện vì đôi mắt bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Thịt ếch chưa chín kỹ có thể gây mù mắt
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết: Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột.
Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.
Tương tự, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết một loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó vì vậy bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng vì vậy bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Nguy hiểm nhất của loại ấu trùng này là có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết trong mắt, nặng hơn là mù mắt. Ngoài ra, nếu chui vào các bộ phận khác như gan, phổi... có thể khiến đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng rối loạn tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
Về khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ.
(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo Mai Thúy
Nhập viện vì “ếch xào măng”
Anh Hoàng Văn Ba (Thanh Oai - Hà Tây) kể cho chúng tôi về việc anh suýt hỏng mắt trái vì món ếch xào măng.
Bình thường, vợ anh Ba thường làm cho chồng món ếch tẩm bột hoặc đổ ếch vào chảo mỡ đang sôi rán vàng ươm. Nhưng hôm đó sẵn có măng đắng trong nhà, vợ anh liền trổ tài món ếch xào măng. Tuy nhiên, vì măng quá đắng nên vợ và con gái anh Ba chỉ ăn ít, còn lại bao nhiêu phần bố.
Chỉ sau hơn 1 tuần ăn món ếch xào măng, anh Ba thấy có biểu hiện mắt trái bị sưng đỏ, giảm thị lực và thi thoảng lại chảy nước mắt. Tưởng bị đau mắt đỏ thông thường, anh Ba bảo vợ ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tự chữa. Tuy nhiên đã nhỏ hết 2 lọ thuốc nhỏ mắt nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí mắt trái còn sưng mọng hơn và nhìn lờ mờ hơn trước
Anh Ba quyết định vào viện điều trị, tại đây, các bác sĩ cho biết trong giác mạc mắt trái của anh đã bị nhiễm một loại ấu trùng sán có tên khoa học là Sparganum erinacei. Loại ấu trùng này này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước nở ra ấu trùng lông chui vào ký sinh ở giáp (Cyclops). Rất có thể con ếch anh ăn phải đã nhiễm ấu trùng sán nhái. Rất may vì anh Ba đến viện kịp thời, nếu để lâu, những ấu trùng này sẽ có dịp “tung hoành” ở “hang ổ” mới. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị lồi lên gây mờ mắt.
Tương tự như anh Ba, trường hợp của chị Bùi Thị Trang (Tân Lạc - Hoà Bình) cũng bị sưng đỏ mắt vì ăn thịt ếch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà của chị Trang đã lấy thịt ếch đắp lên mắt của cháu với hy vọng những con sán trong mắt chị Trang sẽ bò ra ngoài để ăn thịt ếch.
Tuy nhiên, càng đắp, chị Trang càng thấy đôi mắt của mình trở nên tồi tệ, sưng đỏ và khó nhìn hơn. Sau nửa tháng trời bỏ công việc đồng áng để ở nhà “trị bệnh”, chị Trang đã phải nhập viện vì đôi mắt bị nhiễm khuẩn trầm trọng.
Thịt ếch chưa chín kỹ có thể gây mù mắt
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết: Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột.
Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.
Tương tự, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết một loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó vì vậy bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng vì vậy bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
Nguy hiểm nhất của loại ấu trùng này là có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết trong mắt, nặng hơn là mù mắt. Ngoài ra, nếu chui vào các bộ phận khác như gan, phổi... có thể khiến đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng rối loạn tiêu hoá và viêm tuỵ cấp.
Về khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Những chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ.
(Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo Mai Thúy