Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hội chứng Mc Cune Albright: Một bệnh lý xương thiếu niên

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hội chứng Mc Cune Albright: Một bệnh lý xương thiếu niên

    TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Cơ xương khớp - BV Bạch Mai)

    Hội chứng Mc Cune Albright được mô tả lần đầu tiên năm 1937 tại Hội nghị Nhi khoa thế giới. Đó là sự kết hợp của 3 triệu chứng, bao gồm đám da màu cà phê sữa, loạn sản xơ đa xương và dậy thì sớm. Đây là một bệnh hiếm gặp, do vậy tần suất chính xác còn chưa rõ. Bệnh gặp ở cả hai giới nhưng thường hay gặp ở nữ giới tuổi thiếu nhi và thiếu niên.





    Nguyên nhân của bệnh là do một đột biến gen GNAS, cụ thể là đột biến protein Gs, có tác dụng điều hòa AMP vòng, làm tăng sản xuất AMP vòng. Từ đó kích hoạt các thụ thể kết hợp với protein G tại các cơ quan đích như xương, da, các tuyến nội tiết, có tác dụng tăng cường hoạt động chức năng của các tế bào của các cơ quan đích đó, gây nên các triệu chứng của bệnh.

    Biểu hiện lâm sàng

    Đầu tiên là sự xuất hiện đám da màu cà phê sữa thường xuất hiện sau khi sinh. Các đám da màu cà phê sữa chính là sự thể hiện của tăng sản xuất sắc tố da melanin. Đám da màu cà phê sữa thường khu trú ở một bên cơ thể, bờ không đều. Như thành lệ, có ít hơn 6 tổn thương, có kích thước thay đổi từ 1 cm đến rất rộng, bao phủ cả vùng như thắt lưng, mông, vùng xương cùng cụt.

    Các tổn thương xương thường được phát hiện khi xuất hiện đau xương tại chỗ, biến dạng xương hay gãy xương. Các xương hay bị tổn thương nhất là xương sườn, xương sọ, mặt, đặc biệt là xương hàm, xương chậu. Các xương khác dễ bị tổn thương là hành xương hay thân xương của đầu trên xương đùi hay xương chày. Các triệu chứng khác liên quan đến chèn ép thần kinh hay mạch máu của tổn thương xương là đau đầu, ù tai, bất thường thần kinh sọ não, giảm thính lực, hẹp ống tai ngoài, thậm chí chảy máu sọ não tự phát khi tổn thương xương sọ mặt. Loạn sản xương thái dương có thể giảm thính lực và bịt tắc hốc tai ngoài, mất đối xứng mặt, lồi mắt. Gãy xương gặp với tỷ lệ cao, ở trên 85% bệnh nhân. Lùn xảy ra do cốt hóa sớm đầu xương.

    Dậy thì sớm hiếm khi là triệu chứng đầu tiên của hội chứng Mc Cune Albright. Dậy thì sớm thường xảy ra ở nữ giới hơn là ở nam giới. Đó là các biểu hiện thấy kinh, phát triển tuyến vú, mọc lông nách hay lông mu. Dậy thì sớm là do rối loạn hoạt động của buồng trứng. Siêu âm tiểu khung cho thấy một hay nhiều nang buồng trứng, và xét nghiệm sinh học cho thấy các em gái có nồng độ estrogen cao trong máu và gonadotropin thấp.

    Ngoài dậy thì sớm, người ta còn phát hiện thấy các rối loạn nội tiết khác như cường giáp trạng, đái tháo đường, tăng phosphat niệu. Nhuyễn xương do giảm phosphat máu có thể kèm theo loạn sản xơ xương.

    Giai đoạn và vị trí đột biến xác định kiểu bệnh. Đột biến càng sớm thì bệnh càng lan tỏa. Bệnh có thể tái phát sau khi mang thai. Biến chứng thần kinh hay ác tính hóa rất hãn hữu. Sự ác tính hóa (sacom xương) chỉ gặp trong ít hơn 1%, chỉ gặp ở tuổi 30 hay 40, ở những bệnh nhân bị bệnh từ tuổi thiếu niên. Trong 1/3 trường hợp, ác tính hóa xảy ra ở các tổn thương đã được chiếu xạ từ trước đó.


    Biến dạng xương bàn tay ở bệnh nhân Mc Cune Albright.


    Để chẩn đoán xác định bệnh thì các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và sinh hóa rất có tác dụng. Bệnh nhân cần được theo dõi 6 tháng một lần, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm và Xquang để phát hiện các biến chứng của bệnh như chèn ép thần kinh thị giác. Xquang xương đùi cho thấy hình ảnh kính mờ. Xquang sọ có thể phát hiện được xơ hóa xương nền sọ hay xương thái dương, gây tổn thương xương nhỏ trong tai, có thể làm chít hẹp thần kinh thái dương. CT sọ não có thể phát hiện u tuyến yên.

    Điều trị bằng cách nào?

    Điều trị bảo tồn: Để điều trị các triệu chứng xương, đầu tiên có thể dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid để giảm đau xương. Không nên điều trị bằng tia xạ hay quang tuyến X vì không hiệu quả và có nguy cơ gây ung thư xương. Phác đồ điều trị hiện tại là dùng pamidronat truyền tĩnh mạch 60 mg/ngày, trong 3 ngày liên tục và nhắc lại sau 6 tháng, trong tối thiểu 2 năm. Có thể tái điều trị sau 1 năm hay dừng điều trị lại. Pamidronat có thể là một giải pháp điều trị có giá trị ở những bệnh nhân loạn sản xơ xương mức độ vừa và nặng. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải dùng bổ sung vitamin D3 (800UI/ngày) và canxi (500-1.000 mg/ngày) tùy theo lượng tiếp nhận hằng ngày để tránh cường cận giáp thứ phát.

    Điều trị ngoại khoa phụ thuộc vào vị trí của xương bị tổn thương. Đa số gãy xương bệnh lý điều trị bảo tồn có kết quả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở tổn thương xương chi dưới là xương bị gấp khúc và yếu ớt. Khi đó cần phải điều trị ngoại khoa để phòng gãy xương và biến dạng xương. Điều trị tổn thương xương ở chi dưới bằng phương pháp kết hợp xương chủ yếu được chỉ định ở đối tượng dưới 18 tuổi. Sau khi đóng sụn tăng trưởng, tổn thương cổ xương đùi sẽ được điều trị thỏa đáng hơn bằng nạo vét, ghép xương tự thân và cố định bằng đóng đinh và nẹp. Nếu xương đùi vẹo trong quá nhiều thì cần phải cắt gọt xương. Ngoài ra cần điều trị dậy thì sớm và các rối loạn nội tiết kèm theo.


    Sưu Tầm
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

Working...
X