Các dữ liệu mới cho thấy tiêm truyền Zoledronic acid 5mg (Reclast- Novartis) mỗi năm một lần có hiệu quả đáng kể hơn Risedronate trong tăng khối lượng xương ở các bệnh nhân loãng xương do Glucocorticoids (glucocorticoid-induced osteoporosis =GIO).
Glucocorticoids được sử dụng rộng rãi với mục đích kháng viêm, nhưng có tác dụng phụ là gây mất xương và loãng xương.
Trên 50% bệnh nhân điều trị Glucocorticoid kéo dài có nguy cơ gãy xương do loãng xương. Loãng xương do Glucocorticoid (glucocorticoid-induced osteoporosis =GIO) là dạng "loãng xương thứ phát" thường gặp nhất. Loãng xương thứ phát có đặc điểm là khối lượng xương thấp do hậu quả trực tiếp của các bệnh lý đặc biệt hoặc do thuốc men.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 833 đàn ông và phụ nữ được công bố ngày 11/4/2008 tại Hội nghị Châu Âu về Các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của bệnh loãng xương và viêm khớp thoái hoá (European Congress on Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis and Osteoarthritis --ECCEO) tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nhận dạng và chữa trị GIO là một yêu cầu quan trọng, vì Glucocorticoid được sử dụng rộng rãi trong điều trị và là một thách thức liên tục đối với thầy thuốc," Giáo sư David M. Reid, Trưởng bộ môn Y Học Ứng Dụng tại Đại Học Aberdeen, Vương Quốc Anh cho biết. "Hiệu quả đầy ý nghĩa của phương thức điều trị một lần duy nhất mỗi năm nhưng đem đến sự bảo vệ cho xương trong thời gian một năm dài, sẽ là một lựa chọn đáng giá cho các bác sĩ chuyên khoa trong điều trị chứng loãng xương do Glucocorticoids."
Thử nghiệm nghiên cứu về cả hai mặt đề phòng (n=288) lẫn điều trị (n=545) đối với các bệnh nhân GIO. Các kết quả đã chứng minh tiêm truyền Reclast (zoledronic acid) tăng đáng kể tỷ trọng chất khoáng trong xương (bone mineral density= BMD) ở cột sống vào tháng thứ 12 so với risedronate ở cả 2 nhóm điều trị (zoledronic acid 4.1%, risedronate 2.7%; P=0.0001) và phòng ngừa (zoledronic acid 2.6%, risedronate 0.6%; P < 0.0001).
Risedronate là một trong những thuốc đã được xác định để điều trị GIO. Tưong tự zoledronic acid, risedronate là một thành viên của nhóm thuốc bisphosphonate. Risedronate được dùng dưới dạng viên uống mỗi ngày trong điều trị GIO, trong khi zoledronic acid đã được nghiên cứu để sử dụng mỗi năm một lần bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
Novartis đang nộp hồ sơ xin Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn Reclast (zoledronic acid) trong điều trị và phòng ngừa GIO. Reclast trước đây đã được chấp thuận trong điều trị loãng xương sau mãn kinh và bệnh Paget - một rối loạn chuyển hoá xương thường gặp ở đàn ông và phụ nữ.
"Những dữ liệu mới này khẳng định thêm hiệu quả của loại thuốc điều trị mỗi năm một lần này và cho thấy khả năng của Zoledronic acid trong việc tăng đáng kể tỷ trọng chất khoáng trong xương (BMD) ở những quần thể khác nhau," Trevor Mundel, MD, Trưởng bộ phận Phát Triển Toàn Cầu của Novartis Pharma AG nói. Mục tiêu chính là nghiên cứu tác dụng của thuốc trên GIO để chứng minh rằng Zoledronic acid không thua kém Risedronate trong việc tăng tỷ trọng chất khoáng trong xương (BMD) ở tháng thứ 12.
Mục tiêu thứ nhì là xác định tỉ lệ phần trăm thay đổi BMD ở cột sống thắt lưng ở tháng thứ 6 và BMD của cổ xương đùi và toàn bộ khớp háng ở tháng thứ 6 và tháng thứ 12.
Những kết quả của cuộc nghiên cứu đã xác nhận độ an toàn của Zoledronic acid. Tác dụng phụ thường gặp nhất với Zoledronic acid là các triệu chứng sốt và đau cơ sau khi tiêm truyền. Đa số các triệu chứng này xảy ra trong 3 ngày đầu tiên sau khi dùng Zoledronic acid và sẽ giảm bớt sau 3 ngày. Sốt và đau sau tiêm truyền có thể giảm nhẹ nếu dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen ngay sau khi truyền Zoledronic acid.
Phân tích các thông số an toàn chủ yếu, bao gồm hoại tử xương hàm, rung nhĩ, rối loạn chức năng thận và gãy xương lâu lành cho thấy Zoledronic acid tương đương với Risedronate. Hoạt chất trong Reclast là Zoledronic acid, có thể gặp ở liều lượng khác dưới tên biệt dược là Zometa® (zoledronic acid) 4 mg dạng tiêm truyền được chỉ định dùng trong một số trường hợp ung bướu.
Bệnh nhân không được dùng Reclast khi đang sử dụng Zometa vì cả 2 chứa cùng một hoạt chất; không dùng Zoledronic acid nếu có lượng calcium trong máu thấp, các bệnh về thận, hoặc dị ứng với Reclast hay Zometa; khi có thai hay dự định có thai, hoặc cho con bú.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước trước khi dùng Zoledronic acid để phòng ngừa bệnh thận. Tác dụng phụ thường gặp nhất là các triệu chứng giống cúm: sốt, đau cơ khớp và nhức đầu. Cần báo ngay cho bác sĩ khi có những triệu chứng về răng vì có một số vấn đề hiếm gặp về xương hàm đã được báo cáo khi dùng Zoledronic acid. Cần báo cáo khi có lượng calcium trong máu thấp hoặc khi không thể dùng calcium hoặc vitamin D, khi đã có tiền sử phẫu thuật ở cổ và ruột. Các bệnh nhân bị Paget ở xương cần phải dùng thêm 1500 mg calcium và 800 IU vitamin D mỗi ngày, đặc biệt ở 2 tuần đầu tiên sau khi tiêm truyền zoledronic acid. Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ về tất cả các thuốc mà mình đang dùng, thuốc kê toa lẫn không kê toa, các vitamin và thảo dược bổ sung. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu thấy đau cơ, xương, khớp hoặc cảm giác tê, châm chích và co rút cơ.
Một số hình ảnh minh hoạ:
Tỉ lệ loãng xương ở 50-104 tuổi
Tiến triển của loãng xương
So sánh xương bình thường và loãng xương
Mối liên hệ giữa sử dụng corticoid (đường biểu diễn màu xanh), tỷ trọng chất khoáng trong xương BMD và tỷ lệ gãy cột sống
Loãng xương cột sống
Hình ảnh loãng xương ở cổ xương đùi
Loãng xương cột sống
Loãng xương
Loãng xương
Hình ảnh loãng xương trên XQuang
Algorithm chỉ định biphosphonate ở bệnh nhân loãng xương
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH, BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tham Khảo: Tư liệu của “European Congress on Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis and Osteoarthritis”- 11/ April /2008- Istanbul, Turkey.
Glucocorticoids được sử dụng rộng rãi với mục đích kháng viêm, nhưng có tác dụng phụ là gây mất xương và loãng xương.
Trên 50% bệnh nhân điều trị Glucocorticoid kéo dài có nguy cơ gãy xương do loãng xương. Loãng xương do Glucocorticoid (glucocorticoid-induced osteoporosis =GIO) là dạng "loãng xương thứ phát" thường gặp nhất. Loãng xương thứ phát có đặc điểm là khối lượng xương thấp do hậu quả trực tiếp của các bệnh lý đặc biệt hoặc do thuốc men.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 833 đàn ông và phụ nữ được công bố ngày 11/4/2008 tại Hội nghị Châu Âu về Các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của bệnh loãng xương và viêm khớp thoái hoá (European Congress on Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis and Osteoarthritis --ECCEO) tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nhận dạng và chữa trị GIO là một yêu cầu quan trọng, vì Glucocorticoid được sử dụng rộng rãi trong điều trị và là một thách thức liên tục đối với thầy thuốc," Giáo sư David M. Reid, Trưởng bộ môn Y Học Ứng Dụng tại Đại Học Aberdeen, Vương Quốc Anh cho biết. "Hiệu quả đầy ý nghĩa của phương thức điều trị một lần duy nhất mỗi năm nhưng đem đến sự bảo vệ cho xương trong thời gian một năm dài, sẽ là một lựa chọn đáng giá cho các bác sĩ chuyên khoa trong điều trị chứng loãng xương do Glucocorticoids."
Thử nghiệm nghiên cứu về cả hai mặt đề phòng (n=288) lẫn điều trị (n=545) đối với các bệnh nhân GIO. Các kết quả đã chứng minh tiêm truyền Reclast (zoledronic acid) tăng đáng kể tỷ trọng chất khoáng trong xương (bone mineral density= BMD) ở cột sống vào tháng thứ 12 so với risedronate ở cả 2 nhóm điều trị (zoledronic acid 4.1%, risedronate 2.7%; P=0.0001) và phòng ngừa (zoledronic acid 2.6%, risedronate 0.6%; P < 0.0001).
Risedronate là một trong những thuốc đã được xác định để điều trị GIO. Tưong tự zoledronic acid, risedronate là một thành viên của nhóm thuốc bisphosphonate. Risedronate được dùng dưới dạng viên uống mỗi ngày trong điều trị GIO, trong khi zoledronic acid đã được nghiên cứu để sử dụng mỗi năm một lần bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
Novartis đang nộp hồ sơ xin Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn Reclast (zoledronic acid) trong điều trị và phòng ngừa GIO. Reclast trước đây đã được chấp thuận trong điều trị loãng xương sau mãn kinh và bệnh Paget - một rối loạn chuyển hoá xương thường gặp ở đàn ông và phụ nữ.
"Những dữ liệu mới này khẳng định thêm hiệu quả của loại thuốc điều trị mỗi năm một lần này và cho thấy khả năng của Zoledronic acid trong việc tăng đáng kể tỷ trọng chất khoáng trong xương (BMD) ở những quần thể khác nhau," Trevor Mundel, MD, Trưởng bộ phận Phát Triển Toàn Cầu của Novartis Pharma AG nói. Mục tiêu chính là nghiên cứu tác dụng của thuốc trên GIO để chứng minh rằng Zoledronic acid không thua kém Risedronate trong việc tăng tỷ trọng chất khoáng trong xương (BMD) ở tháng thứ 12.
Mục tiêu thứ nhì là xác định tỉ lệ phần trăm thay đổi BMD ở cột sống thắt lưng ở tháng thứ 6 và BMD của cổ xương đùi và toàn bộ khớp háng ở tháng thứ 6 và tháng thứ 12.
Những kết quả của cuộc nghiên cứu đã xác nhận độ an toàn của Zoledronic acid. Tác dụng phụ thường gặp nhất với Zoledronic acid là các triệu chứng sốt và đau cơ sau khi tiêm truyền. Đa số các triệu chứng này xảy ra trong 3 ngày đầu tiên sau khi dùng Zoledronic acid và sẽ giảm bớt sau 3 ngày. Sốt và đau sau tiêm truyền có thể giảm nhẹ nếu dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen ngay sau khi truyền Zoledronic acid.
Phân tích các thông số an toàn chủ yếu, bao gồm hoại tử xương hàm, rung nhĩ, rối loạn chức năng thận và gãy xương lâu lành cho thấy Zoledronic acid tương đương với Risedronate. Hoạt chất trong Reclast là Zoledronic acid, có thể gặp ở liều lượng khác dưới tên biệt dược là Zometa® (zoledronic acid) 4 mg dạng tiêm truyền được chỉ định dùng trong một số trường hợp ung bướu.
Bệnh nhân không được dùng Reclast khi đang sử dụng Zometa vì cả 2 chứa cùng một hoạt chất; không dùng Zoledronic acid nếu có lượng calcium trong máu thấp, các bệnh về thận, hoặc dị ứng với Reclast hay Zometa; khi có thai hay dự định có thai, hoặc cho con bú.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước trước khi dùng Zoledronic acid để phòng ngừa bệnh thận. Tác dụng phụ thường gặp nhất là các triệu chứng giống cúm: sốt, đau cơ khớp và nhức đầu. Cần báo ngay cho bác sĩ khi có những triệu chứng về răng vì có một số vấn đề hiếm gặp về xương hàm đã được báo cáo khi dùng Zoledronic acid. Cần báo cáo khi có lượng calcium trong máu thấp hoặc khi không thể dùng calcium hoặc vitamin D, khi đã có tiền sử phẫu thuật ở cổ và ruột. Các bệnh nhân bị Paget ở xương cần phải dùng thêm 1500 mg calcium và 800 IU vitamin D mỗi ngày, đặc biệt ở 2 tuần đầu tiên sau khi tiêm truyền zoledronic acid. Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ về tất cả các thuốc mà mình đang dùng, thuốc kê toa lẫn không kê toa, các vitamin và thảo dược bổ sung. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu thấy đau cơ, xương, khớp hoặc cảm giác tê, châm chích và co rút cơ.
Một số hình ảnh minh hoạ:
Tỉ lệ loãng xương ở 50-104 tuổi
Tiến triển của loãng xương
So sánh xương bình thường và loãng xương
Mối liên hệ giữa sử dụng corticoid (đường biểu diễn màu xanh), tỷ trọng chất khoáng trong xương BMD và tỷ lệ gãy cột sống
Loãng xương cột sống
Hình ảnh loãng xương ở cổ xương đùi
Loãng xương cột sống
Loãng xương
Loãng xương
Hình ảnh loãng xương trên XQuang
Algorithm chỉ định biphosphonate ở bệnh nhân loãng xương
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH, BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tham Khảo: Tư liệu của “European Congress on Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis and Osteoarthritis”- 11/ April /2008- Istanbul, Turkey.
Comment