Một Mẩu Chuyện về Phá Thai
Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Một người đàn ông đi cùng một cô gái vào phòng khám bệnh. Cô gái có vẻ rụt rè. Người đàn ông đã đứng tuổi, gưong mặt xương xẩu, da ngăm đen có vẻ phong trần, tóc đã điểm bạc, được che đậy kín đáo bằng cái mũ baseball mà đám trẻ thường đội quay ngược ra đằng sau tuy ông không làm như vậy. Cô gái còn rất trẻ, da trắng nõn, có vẻ rất thư sinh. Trong phần lý lịch, cô ghi là “sinh viên”, sinh năm 1984, tức là 23 tuổi...
Sau phần chào hỏi, tôi hỏi lý do khiến cô đến khám. Người đàn ông trả lời: “Cô ấy trễ kinh, chúng cháu thử ở nhà thấy có thai, nên muốn phá thai”. Câu trả lời rất rõ ràng và dứt khóat. Cô gái vẫn ngồi yên. Xét nghiệm lại tại phòng mạch xác nhận cô có thai. Tôi lấy làm lạ vì người đàn ông trả lời thay cho cô gái, không nói là vợ mình mà lại xưng với tôi là “chúng cháu” tuy ông đã 50 tuổi. Tôi ôn tồn nói:
- Nhiệm vụ của thầy thuốc là bảo vệ sự sống nên tôi vẫn khuyên ông bà giữ cái thai.
Mắt cô gái bắt đầu đỏ rồi cả mặt của cô đỏ, hai giòng nước mắt chảy xuống; tôi lấy hộp Kleenex đưa cho cô. Cô lau nước mắt, vẫn không trả lời. Người đàn ông lại nói:
- Chúng cháu nhất định phá, chúng cháu mất ăn mất ngủ, vì việc này là bất ngờ.
Giọng ông quyết liệt, ông nhấn mạch chữ “mất ăn mất ngủ” và “bất ngờ”, tôi nói:
- Tại sao lại bất ngờ? Ai cũng biết rằng đàn ông và đàn bà ngủ với nhau thì sẽ có thai.
Ông chưa tìm được câu trả lời, bị bất ngờ vì câu nói trắng trợn của tôi; tôi nói tiếp:
- Nhưng tôi đâu có khám cho ông, ông không phải là người có thai.
Tôi giơ hồ sơ bệnh án lên và nói tiếp: “Ông không có tên trong hồ sơ này, đáng lẽ ông không có mặt trong phòng khám này.” Tôi chỉ vào người đàn bà và nói : “Cô này là người đi khám, cô ấy mới là người có quyền quyết định về việc giữ hay bỏ cái thai.”. “Cô nghĩ thế nào?”
Cô gái vẫn không nói, chỉ lén đưa mắt nhìn tôi và khóc nhiều hơn. Tôi nói tiếp:
- Tôi tiếc đã nói hơi mạnh, tôi biết ông không bằng lòng với tôi, ông có thể ghét tôi nhưng tôi vẫn phải nói: Ông ở đây lâu rồi thì ông biết rằng ở nước này người đàn bà có quyền quyết định về thân thể của mình, giữ hay bỏ cái thai là quyền của cô ấy, không thể vì là đàn ông mà có thể quyết định thay cho cô ấy.
Ông dịu giọng nhưng vẫn nói:
- Việc này là “ngoài kế họach” nên chúng cháu vẫn nhất định phá, nếu bác sĩ không làm thì chúng cháu đi chỗ khác, có vậy thôi, việc gì phải nói lôi thôi!
Tôi biết có chuyên khác thường nên hỏi dồn:
- Thế 3 năm trước ông về lập hôn thú để bảo lãnh cô ấy thì có kế họach không?
Ông trả lời sẵng:
- Vì ông cứ hỏi mãi nên tôi nói thẳng: tôi thấy người ta nghèo khổ nên muốn giúp!
Tôi thầm nghĩ “ Như vây chuyện phá thai này là hậu quả của một việc làm nhân đạo!”.
Tôi rất mừng và cảm động khi thấy bệnh nhân của mình về Việt nam lập hôn thú và một thời gian sau lại được săn sóc cho con cái của họ nhưng tôi cũng biết rằng trong thực tế có một số trường hợp không công bằng. Trong khi hành nghề ở Mỹ, tôi chỉ khuyên người ta nên giữ thai nhưng không cản ai phá thai. Tôi quay sang người phụ nữ trẻ và nhắc lại:
- Chỉ có cô mới có quyền quyết định giữ hay phá thai. Cô nghĩ thế nào?
Cô không nói, chỉ khóc. Người đàn ông nói:
- Nếu bác sĩ không làm thì chúng cháu đi chỗ khác.
Ông vẫn nói lịch sự, nói xong đi ra, không từ biệt. Cô gái lau nước mắt đi theo.
Bs Nguyễn Văn Đích
Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Một người đàn ông đi cùng một cô gái vào phòng khám bệnh. Cô gái có vẻ rụt rè. Người đàn ông đã đứng tuổi, gưong mặt xương xẩu, da ngăm đen có vẻ phong trần, tóc đã điểm bạc, được che đậy kín đáo bằng cái mũ baseball mà đám trẻ thường đội quay ngược ra đằng sau tuy ông không làm như vậy. Cô gái còn rất trẻ, da trắng nõn, có vẻ rất thư sinh. Trong phần lý lịch, cô ghi là “sinh viên”, sinh năm 1984, tức là 23 tuổi...
Sau phần chào hỏi, tôi hỏi lý do khiến cô đến khám. Người đàn ông trả lời: “Cô ấy trễ kinh, chúng cháu thử ở nhà thấy có thai, nên muốn phá thai”. Câu trả lời rất rõ ràng và dứt khóat. Cô gái vẫn ngồi yên. Xét nghiệm lại tại phòng mạch xác nhận cô có thai. Tôi lấy làm lạ vì người đàn ông trả lời thay cho cô gái, không nói là vợ mình mà lại xưng với tôi là “chúng cháu” tuy ông đã 50 tuổi. Tôi ôn tồn nói:
- Nhiệm vụ của thầy thuốc là bảo vệ sự sống nên tôi vẫn khuyên ông bà giữ cái thai.
Mắt cô gái bắt đầu đỏ rồi cả mặt của cô đỏ, hai giòng nước mắt chảy xuống; tôi lấy hộp Kleenex đưa cho cô. Cô lau nước mắt, vẫn không trả lời. Người đàn ông lại nói:
- Chúng cháu nhất định phá, chúng cháu mất ăn mất ngủ, vì việc này là bất ngờ.
Giọng ông quyết liệt, ông nhấn mạch chữ “mất ăn mất ngủ” và “bất ngờ”, tôi nói:
- Tại sao lại bất ngờ? Ai cũng biết rằng đàn ông và đàn bà ngủ với nhau thì sẽ có thai.
Ông chưa tìm được câu trả lời, bị bất ngờ vì câu nói trắng trợn của tôi; tôi nói tiếp:
- Nhưng tôi đâu có khám cho ông, ông không phải là người có thai.
Tôi giơ hồ sơ bệnh án lên và nói tiếp: “Ông không có tên trong hồ sơ này, đáng lẽ ông không có mặt trong phòng khám này.” Tôi chỉ vào người đàn bà và nói : “Cô này là người đi khám, cô ấy mới là người có quyền quyết định về việc giữ hay bỏ cái thai.”. “Cô nghĩ thế nào?”
Cô gái vẫn không nói, chỉ lén đưa mắt nhìn tôi và khóc nhiều hơn. Tôi nói tiếp:
- Tôi tiếc đã nói hơi mạnh, tôi biết ông không bằng lòng với tôi, ông có thể ghét tôi nhưng tôi vẫn phải nói: Ông ở đây lâu rồi thì ông biết rằng ở nước này người đàn bà có quyền quyết định về thân thể của mình, giữ hay bỏ cái thai là quyền của cô ấy, không thể vì là đàn ông mà có thể quyết định thay cho cô ấy.
Ông dịu giọng nhưng vẫn nói:
- Việc này là “ngoài kế họach” nên chúng cháu vẫn nhất định phá, nếu bác sĩ không làm thì chúng cháu đi chỗ khác, có vậy thôi, việc gì phải nói lôi thôi!
Tôi biết có chuyên khác thường nên hỏi dồn:
- Thế 3 năm trước ông về lập hôn thú để bảo lãnh cô ấy thì có kế họach không?
Ông trả lời sẵng:
- Vì ông cứ hỏi mãi nên tôi nói thẳng: tôi thấy người ta nghèo khổ nên muốn giúp!
Tôi thầm nghĩ “ Như vây chuyện phá thai này là hậu quả của một việc làm nhân đạo!”.
Tôi rất mừng và cảm động khi thấy bệnh nhân của mình về Việt nam lập hôn thú và một thời gian sau lại được săn sóc cho con cái của họ nhưng tôi cũng biết rằng trong thực tế có một số trường hợp không công bằng. Trong khi hành nghề ở Mỹ, tôi chỉ khuyên người ta nên giữ thai nhưng không cản ai phá thai. Tôi quay sang người phụ nữ trẻ và nhắc lại:
- Chỉ có cô mới có quyền quyết định giữ hay phá thai. Cô nghĩ thế nào?
Cô không nói, chỉ khóc. Người đàn ông nói:
- Nếu bác sĩ không làm thì chúng cháu đi chỗ khác.
Ông vẫn nói lịch sự, nói xong đi ra, không từ biệt. Cô gái lau nước mắt đi theo.
Bs Nguyễn Văn Đích
Comment