» Tác giả: Bs Trần Lý Lê
1. Những Cơn Nhức Đầu
Theo thống kê của International Headache Society, khoảng 3 triệu người Hoa Kỳ bị chứng nhức đầu và cần dùng một lọai thuốc giảm đau nào đó.
Theo thống kê của International Headache Society, khoảng 3 triệu người Hoa Kỳ bị chứng nhức đầu và cần dùng một lọai thuốc giảm đau nào đó.
Nhức đầu được định nghĩa như sự đau đớn khó chịu tại đầu, da đầu hoặc cổ. Nhức đầu thường không nguy hiểm đến tính mạng trừ một vài nguyên nhân đặc biệt. Hầu hết những người bị nhức đầu đều cảm thấy dễ chịu hơn khi thay đổi một ít thói quen hàng ngày, học cách nghỉ ngơi và đôi khi dùng một vài thứ dược phẩm.
Phân loại: Nhức đầu được phân loại dựa theo nguyên nhân, có 4 loại nhức đầu: a) do sự co thắt mạch máu tại não bộ, vascular headache, b) do sự co thắt của cơ đầu, cổ, hay muscular headache, c) do áp suất trên mặt, đầu cổ, hay traction headache, d) do phản ứng viêm hay inflammatory headache.
Loại vascular headache thông thường nhất là migraine. Migraine headache là loai nhức đầu đau buốt một hoặc cả hai bên đầu, buồn ói, và đôi khi hoa mắt; migraine ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là phái nam. Thứ đến là “toxic headache” do cơn sốt cao độ gây ra; và “cluster headache” là cơn nhức đầu từng lúc, lặp đi lặp lại, cuối cùng là những cơn nhức đầu do huyết áp cao gây nên. Muscular hay tension headache là loại nhức đầu do sự co thắt của các cơ tại đầu, cổ và mặt. Traction headache và inflammatory headache là triệu chứng của nhiều chứng bệnh, từ đột quỵ đến nhiễm trùng hay viêm xoang. Nhức đầu có thể là triệu chứng của những chứng bệnh trầm kha khác như nhức đầu do chứng viêm màng não (meningitis) hoặc những chứng bệnh từ xoang, tủy sống, cổ, tai, mắt và răng.
A. Muscular hay Tension headache
Định nghĩa: Cơn đau tại đầu, da đầu hay gáy và vai, thường do sự co thắt bắp thịt tại những nơi kể trên. Tension headache còn gọi là "benign headache" hoặc "muscle contraction headache".
Nguyên nhân: Tension headache là loại nhức đầu thông thường nhất, ở bất cứ lứa tuổi nào. Cơn nhức đầu xảy ra ít nhất 2 lần mỗi tuần trong nhiều tháng, gọi là nhức đầu kinh niên (chronic headache). Tension headache có thể xảy ra cùng lúc với cơn migraine. Bệnh nhân bị nhức đầu vì căng thẳng tinh thần, những bắp thịt tại cổ, vai, đầu và quai hàm co thắt liên tục gây sự đau nhức; thường thấy khi con người đau khổ, lo âu, buồn rầu, làm việc quá độ, thiếu ngủ, bỏ bữa ăn, uống rượu hay dùng ma túy. Đôi khi nhức đầu khởi sự từ việc ăn chocolat, fromage, và bột ngọt (monosodium glutamate). Những người nghiện cà phê bị nhức đầu khi không có cà phê theo thông lệ; hoặc do các nguyên nhân sau:
- Nhức đầu đến từ việc giữ thân thể tại một vị trí quá lâu, chẳng hạn như ngồi trước máy điện toán, kính hiển vi hay máy đánh chữ trong nhiều giờ.
- Ngủ trong một thế nằm lạ
- Hoạt động quá mức
- Nghiến răng thường xuyên
Bệnh lý: Tension headache thường thấy ở hai bên đầu, khởi sự từ gáy, và lan ra phía trước mặt. Sự đau đớn có thể âm ỉ như bị một vòng kim cô xiết chặt quanh đầu. Hai vai, cổ và quai hàm cũng có thể co thắt và đau ê ẩm. Khi các bắp thịt tại cổ và đầu co thắt và ở trong tình trạng co thắt lâu dài sẽ gây đâu nhức tạo ra "Tension headache". Những hoạt động khiến các bắp thịt tại đầu cổ ở trạng thái co thắt lâu cũng gây nhức đầu. Ngoài ra khi mắt điều tiết lâu, mệt mỏi, hút thuốc lá uống cà phê hoặc rượu nhiều cũng gây nhức đầu.
Tension headache không do những bệnh tật từ não bộ.
Triệu chứng: cơn đau âm ỉ, đau chung quanh đầu như bị vòng kim cô siết chặt, đau nhức nhiều nhất tại thái dương hoặc gáy. Cơn nhức đầu gây mất ngủ.
Những cơn nhức đầu thuộc loại "tension headche" được xem là những cơn đau "nhẹ" hoặc "trung bình", chỉ cần dùng loại thuốc giảm đau nhẹ, thông dụng như acetaminophen (paracetamol hay Tylenol®), aspirin, ibuprofen (Motrin®). Khi khám bệnh, bác sĩ không thấy dấu vết của bệnh tật trong cơ thể kể cả hệ thần kinh.
Mục đích của việc chữa trị tension headache thường nhắm vào việc giảm đau và phòng ngừa những cơn nhức đầu trong tương lai.
Tốt nhất là loại bỏ nguyên nhân gây ra nhức đầu. Dùng sổ tay ghi chép kỹ lưỡng những sự việc liên quan đến cơn nhức đầu có thể giúp ta tìm ra nguyên nhân và loại bỏ các nguyên nhân ấy.
B. Migraine headache
Định nghĩa: Lọai nhức đầu này thường tái phát, và mỗi khi xuất hiện thường đi liền với các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa hoặc nhức nhối khó chịu ở mắt khi gặp ánh sáng; một số lớn bệnh nhân bị những cơn đau nhói một bên đầu đến với một số triệu chứng như ảo giác, những tia sáng lấp lóe truóc mắt, hoặc buồn nôn. Cơn nhức đầu đến từ 1 bên, đôi khi lan khắp đầu, và bắt đầu từ một triệu chứng, báo trước cơn nhức đầu sẽ xuất hiện (aura) và sự đau đớn đến từng cơn, theo nhịp điệu (pulsating pain).
Migraine được chia làm 2 loại: a) có triệu chứng báo trước cơn nhức đầu (with aura) và b) không triệu chứng (without aura). Loại migraine với triệu chứng (migraine with aura), bệnh nhân thấy ánh sáng lập loè trước mắt trước khi cơn đau xuất hiện.
Rất nhiều người bị migraine, khoảng 11% dân số Hoa Kỳ, migraine xuất hiện trong tuổi từ 10-46, số phụ nữ bị migraine cao hơn nam phái. Migraine xuất hiện ít hơn trong thời kỳ thai nghén.
Nguyên nhân: Migraine xảy ra khi bị căng thẳng tinh thần, do thức ăn, sự thay đổi trong môi sinh, hoặc những lý do khác. Những sự việc đưa đến cơn migraine gồm có:
- dị ứng
- ánh đèn chói, tiếng động chói tai, hoặc một vài mùi thơm, mùi hôi
- sự căng thẳng tinh thần, mệt mỏi thể xác
- hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá
- bỏ bữa ăn
- uống rượu
- thay đổi về kinh nguyệt, hoặc do thuốc ngừa thai
- thức ăn chứa những chất như tyramine (rượu vang đỏ, fromage, cá xông khói, gan gà, và một vài loại đậu), bột ngọt, hoặc nitrate (trong thịt muối xông khói, hot dog, và xúc xích như salami)
- chocolate, vài loại hạt, trái bơ, chuối, sữa, hoặc những món rau muối chua hoặc lên men.
Migraine có thể là cơn đau ê ẩm hoặc dữ dội, đến từng cơn, đau nhiều hơn ở một bên đầu và kéo dài từ 4-48 tiếng.
Bệnh Lý: Cho đến thập niên 80, các chuyên gia đã cho rằng migraine là do sự thay đổi lượng máu luân lưu trong não bộ. Ngày nay, cái nhìn về migraine đã thay đổi. Migraine xuất hiện do những hoá chất trong não bộ và những hóa chất này ảnh hưởng đến nhiều phần của hệ thần kinh. Sự giãn nở (vasodilation) của các mạch máu trong não bộ kích thích hệ thần kinh Trigeminal pain pathway đưa đến việc tiết ra các hóa chất có tên “vasoactive neurogenic plasma protein”, một loại neuropeptide. Các chất này (substance P, calcitonin gene-related peptide, và neurokinin A) gây phản ứng viêm tại não bộ, và gia tăng sự đau đớn. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như sự kích thích quá mức (hyperexcitability) của thần kinh cũng như yếu tố di truyền (sự biến thái của di thể CACNA1A) cũng góp phần gây ra những cơn migraine.
Sự đau đớn bắt nguồn từ màng dura bao bọc não bộ và các mạch máu lớn tại não bộ, khởi đầu từ nhánh ophthalmic của hệ thần kinh Trigeminal, sau đó lan sang những nhánh thần kinh khác, tentorial nerve, và C2. Việc chữa trị nhằm vào việc giảm sự truyền dẫn của phản ứng viêm giữa những nhánh thần kinh.
Triệu chứng: Những triệu chứng của migraine xuất hiện theo 4 thời kỳ: prodrome (bắt đầu cơn nhức đầu), aura (các triệu chứng báo trước), cơn nhức đầu xuất hiện, giai đoạn chót: hết cơn nhức đầu. Prodrome có thể xuất hiện 24 tiếng trước khi cơn nhức đầu xuất hiện. Triệu chứng của giai đoạn này gồm có sự thay đổi tâm tính, cảm thấy vui vẻ hoặc khó chịu, tiêu chảy, ói mửa, thèm ăn một món nào đó… Giai đoạn aura bao gồm tê chân tay, hoa mắt, líu lưỡi…; giai đoạn này kéo dài khoảng 60 phút. Kế tiếp là cơn nhức đầu, thường xuất hiện một bên đầu, kèm theo sự buồn nôn, ói mửa, ánh sáng, tiếng động khiến cơn nhức đầu gia tăng. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 72 tiếng trước khi chấm dứt bằng một giấc ngủ sâu. Cơ thể mệt mỏi kéo dài đến 24 tiếng sau đó. Nghĩa là một cơn migraine từ lúc khởi đầu đến khi chấm dứt có thể kéo dài đến 5 ngày liên tiếp.
Nói chung, cơn migraine xảy ra với triệu chứng buồn nôn, ói mửa, khó chịu với ánh sáng hoặc âm thanh, biếng ăn, mệt mỏi, mất cảm giác hoặc có cảm giác bị kim chích trên thân thể. Khi cơn đau dịu lại, vẫn còn những triệu chứng như mất khả năng suy nghĩ và tính toán, buồn ngủ và đau nhức ở gáy.
Việc chẩn đoán migraine dựa trên triệu chứng, bệnh sử và cách chữa trị. Bác sĩ có thể cần tìm kiếm lý do qua nhiều cách thử nghiệm như CAT scan, MRI. Đôi khi với những trường hợp phức tạp, bác sĩ cần thử electroencephalogram hay EEG, và rất hiếm khi cần lấy nước não tuỷ (cerebralspinal fluid, CSF).
Dùng sổ tay ghi chép những dữ kiện liên quan đến cơn nhức đầu để tìm kiếm các lý do.
Khi cơn migraine xuất hiện, cần:
- nghỉ ngơi trong phòng tối
- uống nhiều nước, tránh sự mất nước của cơ thể
- đặt khăn mát trên trán
Chữa trị: Ngoài các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể dùng các loại thuốc sau:
-ergot, ergot chung với cafeine
-triptans
- isometheptene
-hoặc narcotic, các loại thuốc giảm đau đưa đên sự lệ thuộc vào thuốc men (dependency)
Các loại thuốc dùng để chữa migraine làm các mạch máu thu nhỏ lại (vaoconstriction), vì thế nên cẩn thận nếu bị bệnh tim mạch.
Migraine không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống hằng ngày.
Gọi xe cấp cứu nếu cơn nhức đầu đến cùng lúc với việc mất thăng bằng, tê liệt chân tay, nói không được hoặc đây là cơn nhức đầu dữ dội nhất trong đời
Gọi bác sĩ nếu:
- Cơn nhức đầu theo một kiểu mẫu khác (different pattern), nhức đầu nhiểu hơn khi nằm
- Những loại thuốc dùng khi trước không còn làm dịu cơn đau
- Phản ứng phụ như tim đập lỗi nhịp, da trở nên xanh tái, khô rát môi miệng, khát nước dữ dội ...
- Khi mang thai, có thể sẽ không dùng được loại thuốc đang sử dụng để chữa migraine
Làm những gì để tránh migraine?
- ngừng hút thuốc
- ngừng uống rượu
- ngủ đủ giấc
- tập thể dục và tìm cách loại bỏ những sự việc đem đến sự căng thẳng trong đời sống.
Khi những cơn migraine đến 4-5 lần mỗi tháng, sẽ cần dùng đến những loại thuốc như:
- betablocker (propanolol)
- các nhóm thuốc chữa trầm cảm
- các nhóm thuốc chữa kinh phong
- calcium channel blocker
C. Những loại nhức đầu khác:
1. Cluster Headache
Định nghĩa: Cluster Headache là một loại “vascular headache”; cơn nhức đầu tại một bên, có thể đi kèm với việc ứa nước mắt và sổ mũi. Cơn nhức đầu xảy ra hằng ngày vào cùng thời điểm trong nhiều tuần lễ rồi biến mất và tái phát theo chu kỳ tương tự.
Cluster Headache còn được gọi là "histamine headache", "migrainous neuralgia"
Nguyên nhân: Cluster Headache là nguyên nhân chính của chứng nhức đầu kinh niên, thường thấy ở nam phái, và những người ở tuổi thanh thiếu niên đến trung niên.
Cơn nhức đầu thuộc loại này bắt đầu rất dữ dội và bất ngờ. Bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân chính của chứng Cluster Headache nhưng đã biết rằng những cơn đau đầu này liên quan đến việc cơ thể tiết ra histamine hoặc serotonin tại não bộ.
Cơn nhức đầu thường khởi sự trong giấc ngủ, ở trạng thái nằm mơ (rapid eye movement hay REM sleep) nghĩa là trong giấc ngủ sâu. Cluster Headache có thể xảy ra hàng ngày trong cả mấy tháng trường, xảy ra vài ngày rồi ngưng nhưng tái phát sau đó nên gọi là là loại episodic Cluster Headache; hoặc xuất hiện hàng ngày, trong cả năm trời nên được gọi là loại kinh niên (chronic Cluster Headache). Bệnh nhân có thể trải qua những cơn nhức đầu loại "episodic" lẫn kinh niên.
Triệu chứng:
- Sưng chung quanh mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Ứa nước mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Đỏ mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi (cùng một bên với cơn đau)
- Đỏ mặt
- Nhức đầu: Xảy đến bất chợt, khoảng 2-3 tiếng sau khi đi vào giấc ngủ, cơn đau nhức buốt không thay đổi (steady sharp pain), đau một bên đầu, lan từ cổ đến thái dương, và đau liên tục khoảng 30 - 120 phút.
Chẩn bệnh: Bác sĩ chẩn đoán chứng Cluster Headache dựa trên triệu chứng và khám bệnh. Bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường ngoại trừ hội chứng "Horner's syndrome" (một mí mặt sụp xuống hoặc 1 con người thu nhỏ) khi đang trải qua cơn nhức đầu. Giữa những cơn nhức đầu, mí mắt hoặc con người đều bình thường.
Bác sĩ có thể chụp MRI để tìm nguyên nhân, với chứng Cluster Headache, MRI sẽ bình thường.
Chữa trị: Mục đích của việc chữa trị là làm giảm cơn đau và ngăn ngừa những cơn đau trong tương lai. Việc ngưng dùng thuốc lá, thuốc lào, rượu có thể làm giảm cơn đau.
Sổ tay ghi chép chi tiết về các cơn nhức đầu sẽ giúp người bệnh biết rõ về cơn nhức đầu của mình và có thể loại bỏ những thứ đưa đến cơn nhức đầu (remove the trigger).
Các loại thuốc giảm đau phổ thông thường không giảm cơn đau do Cluster Headache đưa đến, vì hiệu quả bắt đầu rất chậm, khoảng 30 phút trở lên (onset of action is too slow).
100% oxygen có thể giảm cơn đau cho một số bệnh nhân, khoa học chưa có cách giải thích lý do tại sao.
Bác sĩ có thể thử nhiều loại thuốc khác nhau như loại Ergot, nhóm thuốc này có phản ứng phụ khá trầm trọng, cũng như nhóm methysergide maleate.
Những loại thuốc khác có thể được dùng để giảm hoặc ngăn ngừa triệu chứng:
- Antihistamine
- Indomethacin
- Lithium carbonate
- Calcium channnel blockers
- Propanolol
- Amitriptiline
Những loại thuốc kể trên cần được giảm lượng từ từ (qua nhiều ngày) khi bệnh nhân dứt cơn nhức đầu để tránh tái phát (rebound headache).
Chứng Cluster Headache không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày. Bệnh nhân khổ sở vì những cơn nhức đầu, không thể sống an vui hoặc làm việc bình thường nên có nhiều người người muốn tự tử. Vì vậy cần được chữa trị đúng mức.
2. Traction Headache & Inflammatory Headache:
a. Sinus headache: Là một loại “traction headache” do áp suất của nước đè nặng trên mặt. Cơn nhức đầu xuất hiện tại trán và mặt do những xoang (sinus) trên mặt bị viêm; cơn nhức đầu đi đôi với các triệu chứng khác như sốt và sổ mũi. Cơn đau trầm trọng hơn khi cúi đầu hoặc lúc mới thức dậy, chảy nước mũi, rát cổ họng thường đi chung với loại nhức đầu này. Viêm xoang thường do nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Bác Sĩ chẩn đoán bằng chụp hình quang tuyến của các xoang, và chữa trị bằng trụ sinh (nếu có triệu chứng nhiễm trùng) hoặc các loại thuốc chữa dị ứng và giảm phản ứng viêm.
b. Temporal arteritis: Người ở tuổi 50+, bị nhức đầu lần đầu tiên, có thể do chứng "temporal arteritis" hay viêm mạch máu thái dương. Triệu chứng bao gồm mờ mắt, lóa mắt và đau đớn hơn khi nhai. Chứng nhức đầu này cần được chữa trị ngay, vì có thể đưa đến sự mù lòa.
c. Nhức đầu do nhiễm trùng (toxic headache):
Thông thường, nhức đầu cũng xảy ra khi bị cảm cúm, lên cơn sốt hoặc trước khi hành kinh (premenstrual syndrome).
Các cơn nhức đầu đến từ sự nhiễm trùng tại não bộ như meningitis, encephalitis… là những cơn nhức đầu cần được chẩn đoán và chữa trị ngay.
Những nguyên nhân hiếm có khác:
1) Aneurysm tại mạch máu não: thành mạch máu bị "mỏng", có thể vỡ và xuất huyết
2) Bướu não
3) Stroke (đột quỵ) hay transient ischemic attack (TIA, nghẽn mạch máu não)
Làm thế nào để tự giúp khi bị nhức đầu thường xuyên?
1) Ghi chép cẩn thận những chi tiết về mỗi cơn nhức đầu: xảy ra lúc nào, có những triệu chứng gì, kéo dài bao nhiêu lâu, cần dùng thuốc men gì để bớt đau nhức không, trong 24 tiếng trước đó đã ăn uống như thế nào, các món gì, ngủ được bao nhiêu lâu, đang làm gì khi cơn nhức đầu xảy ra ... Sau vài lần ta có thể nhận ra "kiểu mẫu" (pattern) của chứng nhức đầu.
2) Thử một vài kỹ thuật để giảm sự căng thẳng (relaxation technique) như nhắm mắt, tựa đầu và thở những hơi đều đặn. Dùng hơi nóng hoặc thoa bóp các bắp thịt ở gáy sẽ giảm cơn nhức đầu từ Tension headache.
3) Thử những loại thuốc thông thường như acetaminophen (Tylenol), aspirin, ibuprofen. KHÔNG dùng aspirin cho trẻ em.
4) Nếu các lọai thuốc thông dụng không giảm cơn đau, sẽ cần các loại thuốc theo toa bác sĩ.
Những thay đổi trong đời sống hàng ngày có thể giảm nhức đầu và giúp tâm trí bớt căng thẳng:
- Ngủ đủ giấc
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, và ăn uống đúng giờ
- Vận động thường xuyên
- Dùng những phương pháp tập thể dục để giảm sự co thắt của bắp thịt
- Đứng ngồi ngay ngắn
- Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào
- Dùng các kỹ thuật giúp tinh thần và thể xác bớt căng thẳng (relaxation technique)
-Tránh dùng thuốc men thường xuyên: 25% các loại nhức đầu là do việc dùng thuốc quá độ
- Khi nào thì ta biết rằng đã dùng thuốc quá độ? Khi cơn nhức đầu chiếm 15 ngày mỗi tháng, và mỗi ngày cơn nhức đầu càng tệ hại ngay cả khi dùng thuốc men.
Khi nào thì cần đến nhà thương hoặc gọi số cấp cứu?
- Cơn nhức đầu xuất hiện thình lình, và đau dữ dội
- Cơn nhức đầu đuọc xem như "cơn đau chưa từng gặp"
- Nhức đầu cùng với sự thay đổi về thị giác (mắt mờ, lóa mắt ...), thay đổi tiếng nói, chân tay không thể cử động, mất thăng bằng, mất trí nhớ, lẫn lộn.
- Mỗi lúc cơn nhức đầu một gia tăng
- Nhức đầu cùng với sốt, cổ trở nên cứng, buồn ói, nôn mửa
- Nhức đầu xảy ra sau một tai nạn
- Nhức đầu dữ dội, đau tại một mắt và mắt đỏ lên
- Tuổi 50+, lần đầu tiên bị nhức đầu, và cơn nhức đầu khởi sự bằng mờ mắt, lóa mắt, đau khi nhai.
Khi nào thì cần đi khám bệnh?
- Cơn nhức đầu khiến ta thức giấc
- Nhức đầu kéo dài mấy ngày
- Bị nhức đầu trước đó nhưng cơn nhức đầu này xuất hiện theo một kiểu mẫu khác
- Bị nhức đầu thường xuyên và không biết nguyên nhân.
Bác sĩ sẽ thử nghiệm để chẩn bệnh như sau: Lập bệnh sử, khám bệnh, bao gồm cả việc khám xét mắt, tai, mũi, họng và hệ thần kinh. Việc chẩn bệnh sẽ dựa trên bệnh sử, bản ghi chép của chính bệnh nhân, và có thể sẽ cần thử nghiệm:
- CT scan ở đầu
- MRI ở đầu
- Chụp quang tuyến các xoang
- Trích mô mạch máu thái duong
- Lấy nước não tủy
Tóm tắt, những cơn nhức đầu dữ dội khiến người bệnh đi gặp bác sĩ để tìm cách giảm cơn đau. Vì vậy nên chuẩn bị một số các câu hỏi và ghi chép những điều cần thiết trong cuộc thảo luận.
Khi đi khám bệnh cần hỏi bác sĩ những gì?
1. Cơn nhức đầu này có phải là triệu chứng của một chứng bệnh nặng nào không?
2. Làm sao để biết tôi bị loại nhức đầu nào?
3. Tôi có thể làm gì để giảm cơn đau mà không cần thuốc men?
4. Loại thuốc giảm đau bán tự do nào hiệu nghiệm nhất?
5. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa những cơn Tension headache?
6. Làm thế nào để tìm ra những yếu tố gây ra cơn nhức đầu?
7. Các loại thuốc giảm co thắt bắp thịt có giúp bớt đau không?
8. Có cuộc Thử Nghiệm Y Tế nào khảo sát về loại nhức đầu tôi đang bị không?
9. Con/em tôi cũng bị những cơn nhức đầu thường xuyên, đây có phải là điều ta nên lo lắng không?
Tài liệu tham khảo
1: Sierpina V, Astin J, Giordano J.: Mind-body therapies for headache.
Am Fam Physician. 2007 Nov 15;76(10):1518-22.
2: Balasubramaniam R, Laudenbach JM, Stoopler ET.: Fibromyalgia: an update for oral health care providers. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2007 Nov;104(5):589-602.
3: de Filippis S, Salvatori E, Farinelli I, Coloprisco G, Martelletti P.: Chronic daily headache and medication overuse headache: clinical read-outs and rehabilitation procedures. Clin Ter. 2007 Jul-Aug;158(4):343-7.
4: Cvengros JA, Harper D, Shevell M.: Pediatric headache: an examination of process variables in treatment. J Child Neurol. 2007 Oct;22(10):1172-81.
5: Jordan JE; Expert Panel on Neurologic Imaging.:Headache.AJNR Am J Neuroradiol. 2007 Oct;28(9):1824-6.
6: Abend NS, Younkin D.: Medical causes of headache in children. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):401-7.
7: Linder SL.: Post-traumatic headache. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):396-400.
8: Fernández-de-Las-Peñas C, Simons D, Cuadrado ML, Pareja J.: The role of myofascial trigger points in musculoskeletal pain syndromes of the
head and neck. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):365-72.
9: Schaefer PW, Miller JC, Singhal AB, Thrall JH, Lee SI.: Headache: when is neurologic imaging indicated? J Am Coll Radiol. 2007 Aug;4(8):566-9.
10: Chang CH, Hsu KT, Lee CH, Lee YC, Chiou TT, Chuang CH, Lee CT, Wang IK, Cheng YF, Lu CH, Kuo CC, Chuang FR.: Leukoencephalopathy associated with dialysis disequilibrium syndrome. Ren Fail. 2007;29(5):631-4.
11: Tomlinson SE, Hanna MG.: Acute neurology. Clin Med. 2007 Jun;7(3):272-7.
12: Lenaerts ME, Couch JR.: Medication overuse headache.Minerva Med. 2007 Jun;98(3):221-31.
13: Russell MB.: Genetics in primary headaches. J Headache Pain. 2007 Jun;8(3):190-5. Epub 2007 Jun 11.
14: Grazzi L.: Behavioural treatments: rationale and overview of the most common therapeutic protocols. Neurol Sci. 2007 May;28 Suppl 2:S67-9.
15: Ashkenazi A, Levin M.: Greater occipital nerve block for migraine and other headaches: is it useful? Curr Pain Headache Rep. 2007 Jun;11(3):231-5.
16: Malone RE, Love JN.: Spontaneous intracranial hypotension: case report and relevant review of the literature. J Emerg Med. 2007 May;32(4):371-4. Epub 2007 Mar 30.
17: McConaghy JR.: Headache in primary care. Prim Care. 2007 Mar;34(1):83-97.
18: Walker RA, Wadman MC.: Headache in the elderly. Clin Geriatr Med. 2007 May;23(2):291-305, v-vi.
19: Song PC, Schwartz J, Blitzer A.: The emerging role of botulinum toxin in the treatment of temporomandibulardisorders.
Oral Dis. 2007 May;13(3):253-60.
20: Hagen K, Stovner LJ, Zwart JA.: Potentials and pitfalls in analytical headache epidemiological studies—lessons to be learned from the Head-HUNT study. Cephalalgia. 2007 May;27(5):403-13.
21: Moskowitz MA.: Pathophysiology of headache--past and present. Headache. 2007 Apr;47 Suppl 1:S58-63.
22: Saper J.: Stratification of headache care. Headache. 2007 Apr;47 Suppl 1:S23-5.
23: Strain JD.: ACR Appropriateness Criteria on headache-child. J Am Coll Radiol. 2007 Jan;4(1):18-23.
24: Gupta VK.: Systemic hypertension, headache, and ocular hemodynamics: a new hypothesis. MedGenMed. 2006 Sep 12;8(3):63.
25: Lipton RB, Bigal ME, Steiner TJ, Silberstein SD, Olesen J. Classification of primary headaches. Neurology. August 10, 2004;63(3):427-35.
26: Snow V. Pharmacologic management of acute attacks of migraine and prevention of migraine headache. Ann Intern Med. 2002; 137(10): 840-849.
27: Kaniecki RG. Migraine and tension-type headache: an assessment of challenges in diagnosis. Neurology. 2002; 58(9 Suppl 6): S15-20.
1. Những Cơn Nhức Đầu
Theo thống kê của International Headache Society, khoảng 3 triệu người Hoa Kỳ bị chứng nhức đầu và cần dùng một lọai thuốc giảm đau nào đó.
Theo thống kê của International Headache Society, khoảng 3 triệu người Hoa Kỳ bị chứng nhức đầu và cần dùng một lọai thuốc giảm đau nào đó.
Nhức đầu được định nghĩa như sự đau đớn khó chịu tại đầu, da đầu hoặc cổ. Nhức đầu thường không nguy hiểm đến tính mạng trừ một vài nguyên nhân đặc biệt. Hầu hết những người bị nhức đầu đều cảm thấy dễ chịu hơn khi thay đổi một ít thói quen hàng ngày, học cách nghỉ ngơi và đôi khi dùng một vài thứ dược phẩm.
Phân loại: Nhức đầu được phân loại dựa theo nguyên nhân, có 4 loại nhức đầu: a) do sự co thắt mạch máu tại não bộ, vascular headache, b) do sự co thắt của cơ đầu, cổ, hay muscular headache, c) do áp suất trên mặt, đầu cổ, hay traction headache, d) do phản ứng viêm hay inflammatory headache.
Loại vascular headache thông thường nhất là migraine. Migraine headache là loai nhức đầu đau buốt một hoặc cả hai bên đầu, buồn ói, và đôi khi hoa mắt; migraine ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là phái nam. Thứ đến là “toxic headache” do cơn sốt cao độ gây ra; và “cluster headache” là cơn nhức đầu từng lúc, lặp đi lặp lại, cuối cùng là những cơn nhức đầu do huyết áp cao gây nên. Muscular hay tension headache là loại nhức đầu do sự co thắt của các cơ tại đầu, cổ và mặt. Traction headache và inflammatory headache là triệu chứng của nhiều chứng bệnh, từ đột quỵ đến nhiễm trùng hay viêm xoang. Nhức đầu có thể là triệu chứng của những chứng bệnh trầm kha khác như nhức đầu do chứng viêm màng não (meningitis) hoặc những chứng bệnh từ xoang, tủy sống, cổ, tai, mắt và răng.
A. Muscular hay Tension headache
Định nghĩa: Cơn đau tại đầu, da đầu hay gáy và vai, thường do sự co thắt bắp thịt tại những nơi kể trên. Tension headache còn gọi là "benign headache" hoặc "muscle contraction headache".
Nguyên nhân: Tension headache là loại nhức đầu thông thường nhất, ở bất cứ lứa tuổi nào. Cơn nhức đầu xảy ra ít nhất 2 lần mỗi tuần trong nhiều tháng, gọi là nhức đầu kinh niên (chronic headache). Tension headache có thể xảy ra cùng lúc với cơn migraine. Bệnh nhân bị nhức đầu vì căng thẳng tinh thần, những bắp thịt tại cổ, vai, đầu và quai hàm co thắt liên tục gây sự đau nhức; thường thấy khi con người đau khổ, lo âu, buồn rầu, làm việc quá độ, thiếu ngủ, bỏ bữa ăn, uống rượu hay dùng ma túy. Đôi khi nhức đầu khởi sự từ việc ăn chocolat, fromage, và bột ngọt (monosodium glutamate). Những người nghiện cà phê bị nhức đầu khi không có cà phê theo thông lệ; hoặc do các nguyên nhân sau:
- Nhức đầu đến từ việc giữ thân thể tại một vị trí quá lâu, chẳng hạn như ngồi trước máy điện toán, kính hiển vi hay máy đánh chữ trong nhiều giờ.
- Ngủ trong một thế nằm lạ
- Hoạt động quá mức
- Nghiến răng thường xuyên
Bệnh lý: Tension headache thường thấy ở hai bên đầu, khởi sự từ gáy, và lan ra phía trước mặt. Sự đau đớn có thể âm ỉ như bị một vòng kim cô xiết chặt quanh đầu. Hai vai, cổ và quai hàm cũng có thể co thắt và đau ê ẩm. Khi các bắp thịt tại cổ và đầu co thắt và ở trong tình trạng co thắt lâu dài sẽ gây đâu nhức tạo ra "Tension headache". Những hoạt động khiến các bắp thịt tại đầu cổ ở trạng thái co thắt lâu cũng gây nhức đầu. Ngoài ra khi mắt điều tiết lâu, mệt mỏi, hút thuốc lá uống cà phê hoặc rượu nhiều cũng gây nhức đầu.
Tension headache không do những bệnh tật từ não bộ.
Triệu chứng: cơn đau âm ỉ, đau chung quanh đầu như bị vòng kim cô siết chặt, đau nhức nhiều nhất tại thái dương hoặc gáy. Cơn nhức đầu gây mất ngủ.
Những cơn nhức đầu thuộc loại "tension headche" được xem là những cơn đau "nhẹ" hoặc "trung bình", chỉ cần dùng loại thuốc giảm đau nhẹ, thông dụng như acetaminophen (paracetamol hay Tylenol®), aspirin, ibuprofen (Motrin®). Khi khám bệnh, bác sĩ không thấy dấu vết của bệnh tật trong cơ thể kể cả hệ thần kinh.
Mục đích của việc chữa trị tension headache thường nhắm vào việc giảm đau và phòng ngừa những cơn nhức đầu trong tương lai.
Tốt nhất là loại bỏ nguyên nhân gây ra nhức đầu. Dùng sổ tay ghi chép kỹ lưỡng những sự việc liên quan đến cơn nhức đầu có thể giúp ta tìm ra nguyên nhân và loại bỏ các nguyên nhân ấy.
B. Migraine headache
Định nghĩa: Lọai nhức đầu này thường tái phát, và mỗi khi xuất hiện thường đi liền với các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa hoặc nhức nhối khó chịu ở mắt khi gặp ánh sáng; một số lớn bệnh nhân bị những cơn đau nhói một bên đầu đến với một số triệu chứng như ảo giác, những tia sáng lấp lóe truóc mắt, hoặc buồn nôn. Cơn nhức đầu đến từ 1 bên, đôi khi lan khắp đầu, và bắt đầu từ một triệu chứng, báo trước cơn nhức đầu sẽ xuất hiện (aura) và sự đau đớn đến từng cơn, theo nhịp điệu (pulsating pain).
Migraine được chia làm 2 loại: a) có triệu chứng báo trước cơn nhức đầu (with aura) và b) không triệu chứng (without aura). Loại migraine với triệu chứng (migraine with aura), bệnh nhân thấy ánh sáng lập loè trước mắt trước khi cơn đau xuất hiện.
Rất nhiều người bị migraine, khoảng 11% dân số Hoa Kỳ, migraine xuất hiện trong tuổi từ 10-46, số phụ nữ bị migraine cao hơn nam phái. Migraine xuất hiện ít hơn trong thời kỳ thai nghén.
Nguyên nhân: Migraine xảy ra khi bị căng thẳng tinh thần, do thức ăn, sự thay đổi trong môi sinh, hoặc những lý do khác. Những sự việc đưa đến cơn migraine gồm có:
- dị ứng
- ánh đèn chói, tiếng động chói tai, hoặc một vài mùi thơm, mùi hôi
- sự căng thẳng tinh thần, mệt mỏi thể xác
- hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá
- bỏ bữa ăn
- uống rượu
- thay đổi về kinh nguyệt, hoặc do thuốc ngừa thai
- thức ăn chứa những chất như tyramine (rượu vang đỏ, fromage, cá xông khói, gan gà, và một vài loại đậu), bột ngọt, hoặc nitrate (trong thịt muối xông khói, hot dog, và xúc xích như salami)
- chocolate, vài loại hạt, trái bơ, chuối, sữa, hoặc những món rau muối chua hoặc lên men.
Migraine có thể là cơn đau ê ẩm hoặc dữ dội, đến từng cơn, đau nhiều hơn ở một bên đầu và kéo dài từ 4-48 tiếng.
Bệnh Lý: Cho đến thập niên 80, các chuyên gia đã cho rằng migraine là do sự thay đổi lượng máu luân lưu trong não bộ. Ngày nay, cái nhìn về migraine đã thay đổi. Migraine xuất hiện do những hoá chất trong não bộ và những hóa chất này ảnh hưởng đến nhiều phần của hệ thần kinh. Sự giãn nở (vasodilation) của các mạch máu trong não bộ kích thích hệ thần kinh Trigeminal pain pathway đưa đến việc tiết ra các hóa chất có tên “vasoactive neurogenic plasma protein”, một loại neuropeptide. Các chất này (substance P, calcitonin gene-related peptide, và neurokinin A) gây phản ứng viêm tại não bộ, và gia tăng sự đau đớn. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như sự kích thích quá mức (hyperexcitability) của thần kinh cũng như yếu tố di truyền (sự biến thái của di thể CACNA1A) cũng góp phần gây ra những cơn migraine.
Sự đau đớn bắt nguồn từ màng dura bao bọc não bộ và các mạch máu lớn tại não bộ, khởi đầu từ nhánh ophthalmic của hệ thần kinh Trigeminal, sau đó lan sang những nhánh thần kinh khác, tentorial nerve, và C2. Việc chữa trị nhằm vào việc giảm sự truyền dẫn của phản ứng viêm giữa những nhánh thần kinh.
Triệu chứng: Những triệu chứng của migraine xuất hiện theo 4 thời kỳ: prodrome (bắt đầu cơn nhức đầu), aura (các triệu chứng báo trước), cơn nhức đầu xuất hiện, giai đoạn chót: hết cơn nhức đầu. Prodrome có thể xuất hiện 24 tiếng trước khi cơn nhức đầu xuất hiện. Triệu chứng của giai đoạn này gồm có sự thay đổi tâm tính, cảm thấy vui vẻ hoặc khó chịu, tiêu chảy, ói mửa, thèm ăn một món nào đó… Giai đoạn aura bao gồm tê chân tay, hoa mắt, líu lưỡi…; giai đoạn này kéo dài khoảng 60 phút. Kế tiếp là cơn nhức đầu, thường xuất hiện một bên đầu, kèm theo sự buồn nôn, ói mửa, ánh sáng, tiếng động khiến cơn nhức đầu gia tăng. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 72 tiếng trước khi chấm dứt bằng một giấc ngủ sâu. Cơ thể mệt mỏi kéo dài đến 24 tiếng sau đó. Nghĩa là một cơn migraine từ lúc khởi đầu đến khi chấm dứt có thể kéo dài đến 5 ngày liên tiếp.
Nói chung, cơn migraine xảy ra với triệu chứng buồn nôn, ói mửa, khó chịu với ánh sáng hoặc âm thanh, biếng ăn, mệt mỏi, mất cảm giác hoặc có cảm giác bị kim chích trên thân thể. Khi cơn đau dịu lại, vẫn còn những triệu chứng như mất khả năng suy nghĩ và tính toán, buồn ngủ và đau nhức ở gáy.
Việc chẩn đoán migraine dựa trên triệu chứng, bệnh sử và cách chữa trị. Bác sĩ có thể cần tìm kiếm lý do qua nhiều cách thử nghiệm như CAT scan, MRI. Đôi khi với những trường hợp phức tạp, bác sĩ cần thử electroencephalogram hay EEG, và rất hiếm khi cần lấy nước não tuỷ (cerebralspinal fluid, CSF).
Dùng sổ tay ghi chép những dữ kiện liên quan đến cơn nhức đầu để tìm kiếm các lý do.
Khi cơn migraine xuất hiện, cần:
- nghỉ ngơi trong phòng tối
- uống nhiều nước, tránh sự mất nước của cơ thể
- đặt khăn mát trên trán
Chữa trị: Ngoài các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể dùng các loại thuốc sau:
-ergot, ergot chung với cafeine
-triptans
- isometheptene
-hoặc narcotic, các loại thuốc giảm đau đưa đên sự lệ thuộc vào thuốc men (dependency)
Các loại thuốc dùng để chữa migraine làm các mạch máu thu nhỏ lại (vaoconstriction), vì thế nên cẩn thận nếu bị bệnh tim mạch.
Migraine không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống hằng ngày.
Gọi xe cấp cứu nếu cơn nhức đầu đến cùng lúc với việc mất thăng bằng, tê liệt chân tay, nói không được hoặc đây là cơn nhức đầu dữ dội nhất trong đời
Gọi bác sĩ nếu:
- Cơn nhức đầu theo một kiểu mẫu khác (different pattern), nhức đầu nhiểu hơn khi nằm
- Những loại thuốc dùng khi trước không còn làm dịu cơn đau
- Phản ứng phụ như tim đập lỗi nhịp, da trở nên xanh tái, khô rát môi miệng, khát nước dữ dội ...
- Khi mang thai, có thể sẽ không dùng được loại thuốc đang sử dụng để chữa migraine
Làm những gì để tránh migraine?
- ngừng hút thuốc
- ngừng uống rượu
- ngủ đủ giấc
- tập thể dục và tìm cách loại bỏ những sự việc đem đến sự căng thẳng trong đời sống.
Khi những cơn migraine đến 4-5 lần mỗi tháng, sẽ cần dùng đến những loại thuốc như:
- betablocker (propanolol)
- các nhóm thuốc chữa trầm cảm
- các nhóm thuốc chữa kinh phong
- calcium channel blocker
C. Những loại nhức đầu khác:
1. Cluster Headache
Định nghĩa: Cluster Headache là một loại “vascular headache”; cơn nhức đầu tại một bên, có thể đi kèm với việc ứa nước mắt và sổ mũi. Cơn nhức đầu xảy ra hằng ngày vào cùng thời điểm trong nhiều tuần lễ rồi biến mất và tái phát theo chu kỳ tương tự.
Cluster Headache còn được gọi là "histamine headache", "migrainous neuralgia"
Nguyên nhân: Cluster Headache là nguyên nhân chính của chứng nhức đầu kinh niên, thường thấy ở nam phái, và những người ở tuổi thanh thiếu niên đến trung niên.
Cơn nhức đầu thuộc loại này bắt đầu rất dữ dội và bất ngờ. Bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân chính của chứng Cluster Headache nhưng đã biết rằng những cơn đau đầu này liên quan đến việc cơ thể tiết ra histamine hoặc serotonin tại não bộ.
Cơn nhức đầu thường khởi sự trong giấc ngủ, ở trạng thái nằm mơ (rapid eye movement hay REM sleep) nghĩa là trong giấc ngủ sâu. Cluster Headache có thể xảy ra hàng ngày trong cả mấy tháng trường, xảy ra vài ngày rồi ngưng nhưng tái phát sau đó nên gọi là là loại episodic Cluster Headache; hoặc xuất hiện hàng ngày, trong cả năm trời nên được gọi là loại kinh niên (chronic Cluster Headache). Bệnh nhân có thể trải qua những cơn nhức đầu loại "episodic" lẫn kinh niên.
Triệu chứng:
- Sưng chung quanh mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Ứa nước mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Đỏ mắt (cùng một bên với cơn đau)
- Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi (cùng một bên với cơn đau)
- Đỏ mặt
- Nhức đầu: Xảy đến bất chợt, khoảng 2-3 tiếng sau khi đi vào giấc ngủ, cơn đau nhức buốt không thay đổi (steady sharp pain), đau một bên đầu, lan từ cổ đến thái dương, và đau liên tục khoảng 30 - 120 phút.
Chẩn bệnh: Bác sĩ chẩn đoán chứng Cluster Headache dựa trên triệu chứng và khám bệnh. Bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường ngoại trừ hội chứng "Horner's syndrome" (một mí mặt sụp xuống hoặc 1 con người thu nhỏ) khi đang trải qua cơn nhức đầu. Giữa những cơn nhức đầu, mí mắt hoặc con người đều bình thường.
Bác sĩ có thể chụp MRI để tìm nguyên nhân, với chứng Cluster Headache, MRI sẽ bình thường.
Chữa trị: Mục đích của việc chữa trị là làm giảm cơn đau và ngăn ngừa những cơn đau trong tương lai. Việc ngưng dùng thuốc lá, thuốc lào, rượu có thể làm giảm cơn đau.
Sổ tay ghi chép chi tiết về các cơn nhức đầu sẽ giúp người bệnh biết rõ về cơn nhức đầu của mình và có thể loại bỏ những thứ đưa đến cơn nhức đầu (remove the trigger).
Các loại thuốc giảm đau phổ thông thường không giảm cơn đau do Cluster Headache đưa đến, vì hiệu quả bắt đầu rất chậm, khoảng 30 phút trở lên (onset of action is too slow).
100% oxygen có thể giảm cơn đau cho một số bệnh nhân, khoa học chưa có cách giải thích lý do tại sao.
Bác sĩ có thể thử nhiều loại thuốc khác nhau như loại Ergot, nhóm thuốc này có phản ứng phụ khá trầm trọng, cũng như nhóm methysergide maleate.
Những loại thuốc khác có thể được dùng để giảm hoặc ngăn ngừa triệu chứng:
- Antihistamine
- Indomethacin
- Lithium carbonate
- Calcium channnel blockers
- Propanolol
- Amitriptiline
Những loại thuốc kể trên cần được giảm lượng từ từ (qua nhiều ngày) khi bệnh nhân dứt cơn nhức đầu để tránh tái phát (rebound headache).
Chứng Cluster Headache không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày. Bệnh nhân khổ sở vì những cơn nhức đầu, không thể sống an vui hoặc làm việc bình thường nên có nhiều người người muốn tự tử. Vì vậy cần được chữa trị đúng mức.
2. Traction Headache & Inflammatory Headache:
a. Sinus headache: Là một loại “traction headache” do áp suất của nước đè nặng trên mặt. Cơn nhức đầu xuất hiện tại trán và mặt do những xoang (sinus) trên mặt bị viêm; cơn nhức đầu đi đôi với các triệu chứng khác như sốt và sổ mũi. Cơn đau trầm trọng hơn khi cúi đầu hoặc lúc mới thức dậy, chảy nước mũi, rát cổ họng thường đi chung với loại nhức đầu này. Viêm xoang thường do nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Bác Sĩ chẩn đoán bằng chụp hình quang tuyến của các xoang, và chữa trị bằng trụ sinh (nếu có triệu chứng nhiễm trùng) hoặc các loại thuốc chữa dị ứng và giảm phản ứng viêm.
b. Temporal arteritis: Người ở tuổi 50+, bị nhức đầu lần đầu tiên, có thể do chứng "temporal arteritis" hay viêm mạch máu thái dương. Triệu chứng bao gồm mờ mắt, lóa mắt và đau đớn hơn khi nhai. Chứng nhức đầu này cần được chữa trị ngay, vì có thể đưa đến sự mù lòa.
c. Nhức đầu do nhiễm trùng (toxic headache):
Thông thường, nhức đầu cũng xảy ra khi bị cảm cúm, lên cơn sốt hoặc trước khi hành kinh (premenstrual syndrome).
Các cơn nhức đầu đến từ sự nhiễm trùng tại não bộ như meningitis, encephalitis… là những cơn nhức đầu cần được chẩn đoán và chữa trị ngay.
Những nguyên nhân hiếm có khác:
1) Aneurysm tại mạch máu não: thành mạch máu bị "mỏng", có thể vỡ và xuất huyết
2) Bướu não
3) Stroke (đột quỵ) hay transient ischemic attack (TIA, nghẽn mạch máu não)
Làm thế nào để tự giúp khi bị nhức đầu thường xuyên?
1) Ghi chép cẩn thận những chi tiết về mỗi cơn nhức đầu: xảy ra lúc nào, có những triệu chứng gì, kéo dài bao nhiêu lâu, cần dùng thuốc men gì để bớt đau nhức không, trong 24 tiếng trước đó đã ăn uống như thế nào, các món gì, ngủ được bao nhiêu lâu, đang làm gì khi cơn nhức đầu xảy ra ... Sau vài lần ta có thể nhận ra "kiểu mẫu" (pattern) của chứng nhức đầu.
2) Thử một vài kỹ thuật để giảm sự căng thẳng (relaxation technique) như nhắm mắt, tựa đầu và thở những hơi đều đặn. Dùng hơi nóng hoặc thoa bóp các bắp thịt ở gáy sẽ giảm cơn nhức đầu từ Tension headache.
3) Thử những loại thuốc thông thường như acetaminophen (Tylenol), aspirin, ibuprofen. KHÔNG dùng aspirin cho trẻ em.
4) Nếu các lọai thuốc thông dụng không giảm cơn đau, sẽ cần các loại thuốc theo toa bác sĩ.
Những thay đổi trong đời sống hàng ngày có thể giảm nhức đầu và giúp tâm trí bớt căng thẳng:
- Ngủ đủ giấc
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, và ăn uống đúng giờ
- Vận động thường xuyên
- Dùng những phương pháp tập thể dục để giảm sự co thắt của bắp thịt
- Đứng ngồi ngay ngắn
- Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào
- Dùng các kỹ thuật giúp tinh thần và thể xác bớt căng thẳng (relaxation technique)
-Tránh dùng thuốc men thường xuyên: 25% các loại nhức đầu là do việc dùng thuốc quá độ
- Khi nào thì ta biết rằng đã dùng thuốc quá độ? Khi cơn nhức đầu chiếm 15 ngày mỗi tháng, và mỗi ngày cơn nhức đầu càng tệ hại ngay cả khi dùng thuốc men.
Khi nào thì cần đến nhà thương hoặc gọi số cấp cứu?
- Cơn nhức đầu xuất hiện thình lình, và đau dữ dội
- Cơn nhức đầu đuọc xem như "cơn đau chưa từng gặp"
- Nhức đầu cùng với sự thay đổi về thị giác (mắt mờ, lóa mắt ...), thay đổi tiếng nói, chân tay không thể cử động, mất thăng bằng, mất trí nhớ, lẫn lộn.
- Mỗi lúc cơn nhức đầu một gia tăng
- Nhức đầu cùng với sốt, cổ trở nên cứng, buồn ói, nôn mửa
- Nhức đầu xảy ra sau một tai nạn
- Nhức đầu dữ dội, đau tại một mắt và mắt đỏ lên
- Tuổi 50+, lần đầu tiên bị nhức đầu, và cơn nhức đầu khởi sự bằng mờ mắt, lóa mắt, đau khi nhai.
Khi nào thì cần đi khám bệnh?
- Cơn nhức đầu khiến ta thức giấc
- Nhức đầu kéo dài mấy ngày
- Bị nhức đầu trước đó nhưng cơn nhức đầu này xuất hiện theo một kiểu mẫu khác
- Bị nhức đầu thường xuyên và không biết nguyên nhân.
Bác sĩ sẽ thử nghiệm để chẩn bệnh như sau: Lập bệnh sử, khám bệnh, bao gồm cả việc khám xét mắt, tai, mũi, họng và hệ thần kinh. Việc chẩn bệnh sẽ dựa trên bệnh sử, bản ghi chép của chính bệnh nhân, và có thể sẽ cần thử nghiệm:
- CT scan ở đầu
- MRI ở đầu
- Chụp quang tuyến các xoang
- Trích mô mạch máu thái duong
- Lấy nước não tủy
Tóm tắt, những cơn nhức đầu dữ dội khiến người bệnh đi gặp bác sĩ để tìm cách giảm cơn đau. Vì vậy nên chuẩn bị một số các câu hỏi và ghi chép những điều cần thiết trong cuộc thảo luận.
Khi đi khám bệnh cần hỏi bác sĩ những gì?
1. Cơn nhức đầu này có phải là triệu chứng của một chứng bệnh nặng nào không?
2. Làm sao để biết tôi bị loại nhức đầu nào?
3. Tôi có thể làm gì để giảm cơn đau mà không cần thuốc men?
4. Loại thuốc giảm đau bán tự do nào hiệu nghiệm nhất?
5. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa những cơn Tension headache?
6. Làm thế nào để tìm ra những yếu tố gây ra cơn nhức đầu?
7. Các loại thuốc giảm co thắt bắp thịt có giúp bớt đau không?
8. Có cuộc Thử Nghiệm Y Tế nào khảo sát về loại nhức đầu tôi đang bị không?
9. Con/em tôi cũng bị những cơn nhức đầu thường xuyên, đây có phải là điều ta nên lo lắng không?
Tài liệu tham khảo
1: Sierpina V, Astin J, Giordano J.: Mind-body therapies for headache.
Am Fam Physician. 2007 Nov 15;76(10):1518-22.
2: Balasubramaniam R, Laudenbach JM, Stoopler ET.: Fibromyalgia: an update for oral health care providers. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2007 Nov;104(5):589-602.
3: de Filippis S, Salvatori E, Farinelli I, Coloprisco G, Martelletti P.: Chronic daily headache and medication overuse headache: clinical read-outs and rehabilitation procedures. Clin Ter. 2007 Jul-Aug;158(4):343-7.
4: Cvengros JA, Harper D, Shevell M.: Pediatric headache: an examination of process variables in treatment. J Child Neurol. 2007 Oct;22(10):1172-81.
5: Jordan JE; Expert Panel on Neurologic Imaging.:Headache.AJNR Am J Neuroradiol. 2007 Oct;28(9):1824-6.
6: Abend NS, Younkin D.: Medical causes of headache in children. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):401-7.
7: Linder SL.: Post-traumatic headache. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):396-400.
8: Fernández-de-Las-Peñas C, Simons D, Cuadrado ML, Pareja J.: The role of myofascial trigger points in musculoskeletal pain syndromes of the
head and neck. Curr Pain Headache Rep. 2007 Oct;11(5):365-72.
9: Schaefer PW, Miller JC, Singhal AB, Thrall JH, Lee SI.: Headache: when is neurologic imaging indicated? J Am Coll Radiol. 2007 Aug;4(8):566-9.
10: Chang CH, Hsu KT, Lee CH, Lee YC, Chiou TT, Chuang CH, Lee CT, Wang IK, Cheng YF, Lu CH, Kuo CC, Chuang FR.: Leukoencephalopathy associated with dialysis disequilibrium syndrome. Ren Fail. 2007;29(5):631-4.
11: Tomlinson SE, Hanna MG.: Acute neurology. Clin Med. 2007 Jun;7(3):272-7.
12: Lenaerts ME, Couch JR.: Medication overuse headache.Minerva Med. 2007 Jun;98(3):221-31.
13: Russell MB.: Genetics in primary headaches. J Headache Pain. 2007 Jun;8(3):190-5. Epub 2007 Jun 11.
14: Grazzi L.: Behavioural treatments: rationale and overview of the most common therapeutic protocols. Neurol Sci. 2007 May;28 Suppl 2:S67-9.
15: Ashkenazi A, Levin M.: Greater occipital nerve block for migraine and other headaches: is it useful? Curr Pain Headache Rep. 2007 Jun;11(3):231-5.
16: Malone RE, Love JN.: Spontaneous intracranial hypotension: case report and relevant review of the literature. J Emerg Med. 2007 May;32(4):371-4. Epub 2007 Mar 30.
17: McConaghy JR.: Headache in primary care. Prim Care. 2007 Mar;34(1):83-97.
18: Walker RA, Wadman MC.: Headache in the elderly. Clin Geriatr Med. 2007 May;23(2):291-305, v-vi.
19: Song PC, Schwartz J, Blitzer A.: The emerging role of botulinum toxin in the treatment of temporomandibulardisorders.
Oral Dis. 2007 May;13(3):253-60.
20: Hagen K, Stovner LJ, Zwart JA.: Potentials and pitfalls in analytical headache epidemiological studies—lessons to be learned from the Head-HUNT study. Cephalalgia. 2007 May;27(5):403-13.
21: Moskowitz MA.: Pathophysiology of headache--past and present. Headache. 2007 Apr;47 Suppl 1:S58-63.
22: Saper J.: Stratification of headache care. Headache. 2007 Apr;47 Suppl 1:S23-5.
23: Strain JD.: ACR Appropriateness Criteria on headache-child. J Am Coll Radiol. 2007 Jan;4(1):18-23.
24: Gupta VK.: Systemic hypertension, headache, and ocular hemodynamics: a new hypothesis. MedGenMed. 2006 Sep 12;8(3):63.
25: Lipton RB, Bigal ME, Steiner TJ, Silberstein SD, Olesen J. Classification of primary headaches. Neurology. August 10, 2004;63(3):427-35.
26: Snow V. Pharmacologic management of acute attacks of migraine and prevention of migraine headache. Ann Intern Med. 2002; 137(10): 840-849.
27: Kaniecki RG. Migraine and tension-type headache: an assessment of challenges in diagnosis. Neurology. 2002; 58(9 Suppl 6): S15-20.
Comment