TT - Bắt đầu từ 10-3, qui chế mới về quản lý mỹ phẩm bắt đầu có hiệu lực thi hành, với điểm mới rất đáng quan tâm là người tiêu dùng có quyền khiếu kiện và được bồi thường trong trường hợp mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông Trương Quốc Cường, cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết thêm:
- Qui chế quản lý mỹ phẩm mới nhằm tuân thủ hiệp định hòa hợp quản lý mỹ phẩm Asean ký kết từ năm 2003. Với qui chế này, mỹ phẩm sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu đều công bố chất lượng trước khi lưu hành, thay cho hai hình thức công bố chất lượng với mỹ phẩm trong nước và đăng ký lưu hành với mỹ phẩm nước ngoài như trước đây.
* Người tiêu dùng mỹ phẩm từ trước đến nay thường không biết kêu ai trong trường hợp mua phải mỹ phẩm kém chất lượng, bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Với qui chế mới, điều này được sửa đổi như thế nào, thưa ông?-
Qui chế mới qui định tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Trường hợp sử dụng mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, với điều kiện xác định đúng nguyên nhân là do mỹ phẩm, người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước là Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hoặc các sở y tế, các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường.
Khi có khiếu nại của người tiêu dùng, ngay lập tức cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra xem chất lượng sản phẩm có đúng với công bố của doanh nghiệp, xem lại việc thực hiện qui chế nhãn mác và việc hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt... Trường hợp sản phẩm kém chất lượng, sai qui chế nhãn mác..., cơ quan quản lý sẽ đình chỉ lưu hành sản phẩm.
* Trong trường hợp xác định người tiêu dùng bị ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm, mức bồi thường sẽ được xác định như thế nào?
- Mức bồi thường sẽ tùy từng trường hợp cụ thể, tùy mức thiệt hại. Riêng về mức xử phạt đối với các doanh nghiệp công bố sai về chất lượng, vi phạm về nhãn mác, về quảng cáo... chúng tôi đã có văn bản gửi Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề nghị khi soạn thảo nghị định 45 sửa đổi về xử phạt hành chính trong y tế thì nâng mức xử phạt hành chính do các vi phạm này.
Hiện tại, mức xử phạt ở VN còn quá thấp và không đủ sức răn đe. Ở Singapore, doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này có thể bị xử phạt tới 3.000 đôla Singapore kèm theo yêu cầu tạm đình chỉ lưu hành sản phẩm, tạm đình chỉ hoạt động.
LAN ANH thực hiện
- Qui chế quản lý mỹ phẩm mới nhằm tuân thủ hiệp định hòa hợp quản lý mỹ phẩm Asean ký kết từ năm 2003. Với qui chế này, mỹ phẩm sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu đều công bố chất lượng trước khi lưu hành, thay cho hai hình thức công bố chất lượng với mỹ phẩm trong nước và đăng ký lưu hành với mỹ phẩm nước ngoài như trước đây.
* Người tiêu dùng mỹ phẩm từ trước đến nay thường không biết kêu ai trong trường hợp mua phải mỹ phẩm kém chất lượng, bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Với qui chế mới, điều này được sửa đổi như thế nào, thưa ông?-
Qui chế mới qui định tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Trường hợp sử dụng mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, với điều kiện xác định đúng nguyên nhân là do mỹ phẩm, người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước là Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hoặc các sở y tế, các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường.
Khi có khiếu nại của người tiêu dùng, ngay lập tức cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra xem chất lượng sản phẩm có đúng với công bố của doanh nghiệp, xem lại việc thực hiện qui chế nhãn mác và việc hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt... Trường hợp sản phẩm kém chất lượng, sai qui chế nhãn mác..., cơ quan quản lý sẽ đình chỉ lưu hành sản phẩm.
* Trong trường hợp xác định người tiêu dùng bị ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm, mức bồi thường sẽ được xác định như thế nào?
- Mức bồi thường sẽ tùy từng trường hợp cụ thể, tùy mức thiệt hại. Riêng về mức xử phạt đối với các doanh nghiệp công bố sai về chất lượng, vi phạm về nhãn mác, về quảng cáo... chúng tôi đã có văn bản gửi Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề nghị khi soạn thảo nghị định 45 sửa đổi về xử phạt hành chính trong y tế thì nâng mức xử phạt hành chính do các vi phạm này.
Hiện tại, mức xử phạt ở VN còn quá thấp và không đủ sức răn đe. Ở Singapore, doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này có thể bị xử phạt tới 3.000 đôla Singapore kèm theo yêu cầu tạm đình chỉ lưu hành sản phẩm, tạm đình chỉ hoạt động.
LAN ANH thực hiện