Xem Địa mạch thuộc về nước Việt Nam thì có mấy cái đại long sơn như sau:
A. Đại cán long là dãy Trường Sơn hay Hoành Sơn vẫn là một phát nguyên từ vùng núi nước Trung Hoa qua tỉnh Vân Nam chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà, qua miền Bắc Việt vùng Thượng Lào vào miền Trung Việt và Ai Lao giáp nhau, suốt đến miền Nam Việt Nam mới đình chỉ. Phía Đông và Nam là biển Nam Hải, phía Tây Nam thì sông Cửu Long là giới hạn long mạch.
B. Dẫy núi Ba Vì ( Tản Viên sơn) cũng nối liền từ miền núi tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Phong thổ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây; dẫy núi này một bên là sông Nhị Hà là giới mạch bên tả ngạn, bên hữu là sông Đà và sông Mã ở về miền Bắc Việt Nam, qua vùng Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định v.v…
C. Dẫy núi Tam Đảo, cũng phát nguyên từ tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên v.v… là đại cán long, qua tỉnh Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định là vùng bình dương Bắc Việt.
D. Dẫu núi Huyền Đinh cũng phát nguyên từ dẫy núi Thập Vạn đại sơn về nước Tầu, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Yên Châu, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một chút đi qua vùng Lục Nam, Đông triều, Sùng Nghiêm đến Phả Lại giáp Lục đầu giang, băng qua vào miền bình dương ( đồng bằng) tỉnh Hải Dương v.v…
Những dẫy núi kể trên đều là những đại cán long, tức là Thái tổ sơn của các Thiếu tổ sơn ở trong những vùng ấy, đã nẩy ra bao nhiêu chi, phái, tức là Tổ tông sơn, khắp nước Việt Nam. Có nhiều chỗ đã chạy lìa thoát sa cả ra ngoài biển là các cồn đảo ở ven biển Việt Nam, những chỗ đó là Băng hồng long mạch, thường có những đất quý lắm đấy!
Có hai phép tầm long:
1. – Sơn pháp
2. – Bình dương pháp.
- Sơn pháp là phép xem mạch ở miền núi, như miền Thượng du tức gọi là Sơn cốc hay Sơn khê cũng vậy, Xưa gọi là Lũng long ( thung lũng). Ở vùng sơn khê, tuy rừng núi hiểm trở khó đi, nhưng dễ nhận được long hành, vì long mạch đột khởi cao thành núi đồi, ở xa cũng trông thấy, nên rõ được tông tích và dễ định được cục to hay nhỏ v.v…
- Bình dương pháp, là phép xem mạch ở miền đồng bằng, hay là bình nguyên, vì long mạch phần nhiều là đi chìm lặn xuống đất, ít khi nổi cao lên; xa trông thì bằng phẳng, rộng lớn, ruộng đất bao la một tầm; đến gần mới biết cao, thấp, hơn nhau, thường không nhìn thấy chỗ cuống mạch dẫn đi, nên không rõ tông tích long, vậy phải căn cứ vào giới thủy, là những lạch nước ( ruộng trũng) lấy nước làm giới hạn long mạch mà định cục v.v… Sẽ có họa đồ riêng về mục Bình dương pháp.
Tầm long ( là tìm mạch và tìm đất hay tìm huyệt cũng vậy). Phải lấy sơn, thủy làm căn bản ( gốc); có đủ sơn thủy thì sẽ tìm. Nếu những chỗ có sơn mà không có thủy, hoặc có thủy mà không có sơn thì không nên tìm huyệt ở chỗ ấy, vì không phải là chỗ có huyệt; mà dầu có thấy hình như kết huyệt, cũng không phải là quý huyệt vì không đủ khí mạch.
- Hỏi: Thế nào là sơn, thủy?
- Đáp: Sơn, nghĩa chính là núi. Thủy, nghĩa chính là nước. Nói chung, gọi là non nước hay là núi sông, nhưng về khoa Địa lý thì hai chữ sơn thủy lại áp dụng khác. Nghĩa là, tất cả chỗ núi non, đồi bãi ruộng nương, gò đống, hễ cao hơn chỗ thấp một chút cũng mới gọi là thủy!
Tất cả những chỗ có nước như: Biển, hồ, sông, ngòi, khe, lạch, ao, chuôm, ruộng trũng hơn một chút cũng đều gọi gồm một tiếng là thủy. Chứ không phải riêng núi mới gọi là sơn! Riêng sông mới gọi là thủy!
Bởi vậy, trong sách địa lý có câu: “ Cao nhất thốn vi sơn, đê nhất thốn vi thủy”. Nghĩa là: Cao hơn một tấc gọi là sơn, thấp hơn một tấc, gọi là thủy. Vậy ghi lấy hai câu này để áp dụng và xưng hô ( gọi tên) về khoa địa lý, cho khỏi nghi hoặc, lầm tưởng.
Trong phép, địa lý, thì sơn là Âm, thủy là Dương. Sơn ví như phụ (vợ); thủy ví như phu ( chồng). Nếu có sơn mà không có thủy, là có âm mà không có dương, tức như đàn bà không chồng! Có thủy mà không có sơn, là có dương mà không có âm, tức như đàn ông không vợ! Thiếu một thì làm sao mà sinh con đẻ cái? Vậy câu: “ Cô âm bất sinh độc dương bất phát” hoặc câu: “ Thuần âm bất sinh, thuần dương bất phát” cũng đều chỉ vào nghĩa đó.
Nếu sơn đa, thủy thiểu; hoặc thủy cường, sơn nhược; nghĩa là Núi nhiều, nước ít hay là nước mạnh, núi yếu, là “ sơn bất xứng thủy, thủy bất xứng sơn”, là không phải đất hay vẹn toàn!
Trái lại, sơn thủy tương xứng, tức như vợ chồng đều khỏe mạnh thì mới là tốt! Vậy có câu: “ Âm dương điều hòa, vạn vật phát sinh” chính là cùng nghĩa đó.
Tuy tổng quát gọi có hai cái là sơn với thủy, nhưng biến hóa ra thiên hình vạn tướng, không chỗ nào giống chỗ nào, cũng tựa hồ như thân hình, mặt người, mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Kẻ thì được người hỏng nết, người thì được nết hỏng người; cũng có người được cả tài lẫn đức, nhưng lại kém cái khác v.v… Vậy có câu: “ Nhân vô thập toàn”, “ Địa an năng thập toàn tai”! chính là nghĩa đó! Về phần tầm long chia ra làm hai mục như sau:
A. Đại cán long là dãy Trường Sơn hay Hoành Sơn vẫn là một phát nguyên từ vùng núi nước Trung Hoa qua tỉnh Vân Nam chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà, qua miền Bắc Việt vùng Thượng Lào vào miền Trung Việt và Ai Lao giáp nhau, suốt đến miền Nam Việt Nam mới đình chỉ. Phía Đông và Nam là biển Nam Hải, phía Tây Nam thì sông Cửu Long là giới hạn long mạch.
B. Dẫy núi Ba Vì ( Tản Viên sơn) cũng nối liền từ miền núi tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Phong thổ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây; dẫy núi này một bên là sông Nhị Hà là giới mạch bên tả ngạn, bên hữu là sông Đà và sông Mã ở về miền Bắc Việt Nam, qua vùng Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định v.v…
C. Dẫy núi Tam Đảo, cũng phát nguyên từ tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên v.v… là đại cán long, qua tỉnh Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định là vùng bình dương Bắc Việt.
D. Dẫu núi Huyền Đinh cũng phát nguyên từ dẫy núi Thập Vạn đại sơn về nước Tầu, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Yên Châu, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một chút đi qua vùng Lục Nam, Đông triều, Sùng Nghiêm đến Phả Lại giáp Lục đầu giang, băng qua vào miền bình dương ( đồng bằng) tỉnh Hải Dương v.v…
Những dẫy núi kể trên đều là những đại cán long, tức là Thái tổ sơn của các Thiếu tổ sơn ở trong những vùng ấy, đã nẩy ra bao nhiêu chi, phái, tức là Tổ tông sơn, khắp nước Việt Nam. Có nhiều chỗ đã chạy lìa thoát sa cả ra ngoài biển là các cồn đảo ở ven biển Việt Nam, những chỗ đó là Băng hồng long mạch, thường có những đất quý lắm đấy!
Có hai phép tầm long:
1. – Sơn pháp
2. – Bình dương pháp.
- Sơn pháp là phép xem mạch ở miền núi, như miền Thượng du tức gọi là Sơn cốc hay Sơn khê cũng vậy, Xưa gọi là Lũng long ( thung lũng). Ở vùng sơn khê, tuy rừng núi hiểm trở khó đi, nhưng dễ nhận được long hành, vì long mạch đột khởi cao thành núi đồi, ở xa cũng trông thấy, nên rõ được tông tích và dễ định được cục to hay nhỏ v.v…
- Bình dương pháp, là phép xem mạch ở miền đồng bằng, hay là bình nguyên, vì long mạch phần nhiều là đi chìm lặn xuống đất, ít khi nổi cao lên; xa trông thì bằng phẳng, rộng lớn, ruộng đất bao la một tầm; đến gần mới biết cao, thấp, hơn nhau, thường không nhìn thấy chỗ cuống mạch dẫn đi, nên không rõ tông tích long, vậy phải căn cứ vào giới thủy, là những lạch nước ( ruộng trũng) lấy nước làm giới hạn long mạch mà định cục v.v… Sẽ có họa đồ riêng về mục Bình dương pháp.
Tầm long ( là tìm mạch và tìm đất hay tìm huyệt cũng vậy). Phải lấy sơn, thủy làm căn bản ( gốc); có đủ sơn thủy thì sẽ tìm. Nếu những chỗ có sơn mà không có thủy, hoặc có thủy mà không có sơn thì không nên tìm huyệt ở chỗ ấy, vì không phải là chỗ có huyệt; mà dầu có thấy hình như kết huyệt, cũng không phải là quý huyệt vì không đủ khí mạch.
- Hỏi: Thế nào là sơn, thủy?
- Đáp: Sơn, nghĩa chính là núi. Thủy, nghĩa chính là nước. Nói chung, gọi là non nước hay là núi sông, nhưng về khoa Địa lý thì hai chữ sơn thủy lại áp dụng khác. Nghĩa là, tất cả chỗ núi non, đồi bãi ruộng nương, gò đống, hễ cao hơn chỗ thấp một chút cũng mới gọi là thủy!
Tất cả những chỗ có nước như: Biển, hồ, sông, ngòi, khe, lạch, ao, chuôm, ruộng trũng hơn một chút cũng đều gọi gồm một tiếng là thủy. Chứ không phải riêng núi mới gọi là sơn! Riêng sông mới gọi là thủy!
Bởi vậy, trong sách địa lý có câu: “ Cao nhất thốn vi sơn, đê nhất thốn vi thủy”. Nghĩa là: Cao hơn một tấc gọi là sơn, thấp hơn một tấc, gọi là thủy. Vậy ghi lấy hai câu này để áp dụng và xưng hô ( gọi tên) về khoa địa lý, cho khỏi nghi hoặc, lầm tưởng.
Trong phép, địa lý, thì sơn là Âm, thủy là Dương. Sơn ví như phụ (vợ); thủy ví như phu ( chồng). Nếu có sơn mà không có thủy, là có âm mà không có dương, tức như đàn bà không chồng! Có thủy mà không có sơn, là có dương mà không có âm, tức như đàn ông không vợ! Thiếu một thì làm sao mà sinh con đẻ cái? Vậy câu: “ Cô âm bất sinh độc dương bất phát” hoặc câu: “ Thuần âm bất sinh, thuần dương bất phát” cũng đều chỉ vào nghĩa đó.
Nếu sơn đa, thủy thiểu; hoặc thủy cường, sơn nhược; nghĩa là Núi nhiều, nước ít hay là nước mạnh, núi yếu, là “ sơn bất xứng thủy, thủy bất xứng sơn”, là không phải đất hay vẹn toàn!
Trái lại, sơn thủy tương xứng, tức như vợ chồng đều khỏe mạnh thì mới là tốt! Vậy có câu: “ Âm dương điều hòa, vạn vật phát sinh” chính là cùng nghĩa đó.
Tuy tổng quát gọi có hai cái là sơn với thủy, nhưng biến hóa ra thiên hình vạn tướng, không chỗ nào giống chỗ nào, cũng tựa hồ như thân hình, mặt người, mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Kẻ thì được người hỏng nết, người thì được nết hỏng người; cũng có người được cả tài lẫn đức, nhưng lại kém cái khác v.v… Vậy có câu: “ Nhân vô thập toàn”, “ Địa an năng thập toàn tai”! chính là nghĩa đó! Về phần tầm long chia ra làm hai mục như sau:
Comment