Ký ức về những sự kiện đau buồn không hề bị chôn lấp đi mà có thể được hồi tưởng lại một cách rõ ràng, các nhà nghiên cứu Canada cho biết.
Trước đó người ta đã đưa ra giả thuyết rằng nạn nhân của những sự kiện kinh hoàng thường chôn vùi những kỷ niệm đau thương để có thể vượt qua được hoàn cảnh. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Dalhousie ở Halifax đã tìm thấy những sự kiện thú vị lại khó nhớ hơn cả những vụ đau buồn.
"Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy những sự kiện đau buồn lại tồn tại dai dẳng như vậy trong khi các sự kiện vui vẻ lại bị tan biến nhanh chóng", tác giả nghiên cứu Stephen Porter nói.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 29 người trải qua các sự kiện chấn động tinh thần như bị tấn công tình dục hay là nạn nhân của bạo lực gia đình trong vài tháng trước. Những người này được yêu cầu miêu tả chi tiết những gì họ đã trải qua, cũng như kể lại những sự kiện vui vẻ như đám cưới, sinh con, đoạt giải thưởng hay kỳ nghỉ.
Porter và nhóm phỏng vấn lại những người này sau 3 tháng và một lần nữa sau đó 4-5 năm. Dựa trên trên thang điểm tối đa là 36, điểm số trung bình của những người tham gia khi nhớ lại sự kiện đau buồn là 30, trong khi những sự kiện tích cực có số điểm là 15.
"Tôi cho rằng hoàn toàn dễ hiểu khi những sự kiện đau buồn đó lại in dấu trong ký ức của chúng ta. Chúng ta nhớ những sự kiện đó trong tương lai là để biết cách tránh được những hoàn cảnh tương tự và tìm cách sống sót tốt hơn", Porter nhận định.
ST
Trước đó người ta đã đưa ra giả thuyết rằng nạn nhân của những sự kiện kinh hoàng thường chôn vùi những kỷ niệm đau thương để có thể vượt qua được hoàn cảnh. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Dalhousie ở Halifax đã tìm thấy những sự kiện thú vị lại khó nhớ hơn cả những vụ đau buồn.
"Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy những sự kiện đau buồn lại tồn tại dai dẳng như vậy trong khi các sự kiện vui vẻ lại bị tan biến nhanh chóng", tác giả nghiên cứu Stephen Porter nói.
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 29 người trải qua các sự kiện chấn động tinh thần như bị tấn công tình dục hay là nạn nhân của bạo lực gia đình trong vài tháng trước. Những người này được yêu cầu miêu tả chi tiết những gì họ đã trải qua, cũng như kể lại những sự kiện vui vẻ như đám cưới, sinh con, đoạt giải thưởng hay kỳ nghỉ.
Porter và nhóm phỏng vấn lại những người này sau 3 tháng và một lần nữa sau đó 4-5 năm. Dựa trên trên thang điểm tối đa là 36, điểm số trung bình của những người tham gia khi nhớ lại sự kiện đau buồn là 30, trong khi những sự kiện tích cực có số điểm là 15.
"Tôi cho rằng hoàn toàn dễ hiểu khi những sự kiện đau buồn đó lại in dấu trong ký ức của chúng ta. Chúng ta nhớ những sự kiện đó trong tương lai là để biết cách tránh được những hoàn cảnh tương tự và tìm cách sống sót tốt hơn", Porter nhận định.
ST