Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)
- Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm...
Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.
Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ - là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.
Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế
“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế”
Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.
Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.
Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức
Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu
Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng
Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh
Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)
2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện - hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự
Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An
Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế
Long Mã giát vàng
Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế
Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)
Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp
Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long
Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
- Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm...
Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.
Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ - là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.
Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế
“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế”
Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.
Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.
Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức
Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu
Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng
Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh
Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)
2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện - hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự
Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An
Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế
Long Mã giát vàng
Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế
Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)
Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp
Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long
Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Comment