Về phương diện mạng vận từ đời nhà Tống trở đi, các sách tướng có lẽ chịu ảnh hưởng của khoa mạng số nên đã chia khuôn mặt thành 12 cung. Mỗi cung tượng trưng cho một lãnh vực của mạng vận phân phối như sau:
1. CUNG MẠNG:
* Vị trí của nó là khu vực Ấn đường. Ý nghĩa chính của nó là niềm khát vọng tiềm ẩn có thể thựuc hiện đựoc khát vọng đó.
* Tuy nhiên trong phép xem tướng, một bộ vị không đủ để quyết đoán, nên phải dựa vào các bộ vị lân cận. Do đó tổng hợp các kiến giải cổ nhân cung Mạng và bộ vị lân cận giúp ta biết được một số yếu tố sau đây:
Nếu Ấn đường tươi sáng thì kẻ đó có số học vấn, tư chất thông tuệ .
Phụ hạ với Ấn đường tươi sáng là cặp mắt sáng sủa hắc bạch phân minh thì dễ giàu sang.
* Vẫn với Ấn đường tươi sáng, khu vực trán cũng tốt trong thế phối hợp đắc cách dễ được phú quý song toàn . Ngược lại nếu ấn đường và trán đều thấp, trũng tì kẻ đó khó tránh được cảnh nghèo khổ. Trán vừa có vằn khôgn ra hình dạng nào cả, vừa hẹp lại thêm sợi mày khô vàng là tướng khắc vợ, phải sống xa nơi chôn rau cắt rốn.
2. CUNG QUANG LỘC
* Vị trí của cung Quan lộc nằm ngay ở trung tâm điểm của trán. Bộ vị này có biệt danh là Chính Trung. Ý nghĩa chính của cung Quan lộc là cho phép phỏng đoán địa vị, chức nghiệp của cá nhân trong xã hội .
* Thời xưa, trong một xả hội quân chủ trọng chức tước, người ta cho kẻ ra làm quan mới thật sự là kẻ có địa vị trong xã hội, nên được hưởng bỏng lộc. Quan lộc là bổng lộc do địa vị xã hội đem lại. Những kẻ làm quan thời xưa phần đông đều có Chính Trung sáng sủa, đầy đặn và rộng .
* Theo quan niệm trên, các sách tướng học cổ điển như Ma Y tưứng pháp, Thủy kinh tập, Thần tướng toàn biên đều nhất loạt cho rằng kẻ có Chính Trung sáng sủa tốt đẹp phối hợp với toàn thể trán rộng rãi, Sơn căn cao rộng thì suốt đời làm quan không bao giờ bị rắc rối, trắc trở đến mức phải "đáo tụng đình "Nếu khu vực Chính Trung khuyết hãm, trán hẹp, nếp nhăn của trán hỗn loạn thì hoạn lộ thường hay bắt trắc. Nếu mắt lại tự nhiên không vì bệnh tật mà có những tia máu lan khắp lòng trắng khiến người ngoài có cảm tưởng kà mắt đỏ thì gần như chắc chắn là kẻ đó không chết thảm thì cũng bị tù đầy vì khoan hoạn
* Mấy năn gần đây, chịu ảnh hưởng của Nhật -Bản, Một số tác giả đã tìm cách giải thích ý nghĩa của cung Quan Lộc theo đường lối tâm lý học. Hai nhà tướng học đương thời là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ căn cứ vào các tiến bộ của ngành cốt tướng học cho rằng phần Chính Trung nẩy nở là dấu hiệu bề ngoài của kẻ có tâm hồn thông minh, cao ngạo, thích có địa vị bằng cách nổ lực chứng minh tài ba của mình cho mọi người thấy. Hạng người đó dễ dàng thành công và thành danh trên đường mưu cầu công danh, nhất là thời xưa,Sự tuyển lựa quan lại dựa vào tài năng và đức độ thực sự của chính cá nhân đó như vua Nghiêu chọn ông Thuấn, vua Thuấn chọn ông Vũ vậy .
* Phần trung ương của trán không đặc biệt nổi rõ và đẹp nhưng không bị thấp, lõm hoặc tì vết thì cũng có thể xếp vào loại cát tướng. Nếu như cung Quan lộc hẹp ,thấp, có tì vết tự nhiên thì tâm hồn vốn đã không có ý tưởng phấn đấu, ý chí bạc nhược nên khó có thể thành đạt được mộng công danh. Do đó, cổ tướng học đã có lý khi nói rằng Trung Chính khuyết hãm thì Quan lộc chẳng ra gì
(Còn nữa)
1. CUNG MẠNG:
* Vị trí của nó là khu vực Ấn đường. Ý nghĩa chính của nó là niềm khát vọng tiềm ẩn có thể thựuc hiện đựoc khát vọng đó.
* Tuy nhiên trong phép xem tướng, một bộ vị không đủ để quyết đoán, nên phải dựa vào các bộ vị lân cận. Do đó tổng hợp các kiến giải cổ nhân cung Mạng và bộ vị lân cận giúp ta biết được một số yếu tố sau đây:
Nếu Ấn đường tươi sáng thì kẻ đó có số học vấn, tư chất thông tuệ .
Phụ hạ với Ấn đường tươi sáng là cặp mắt sáng sủa hắc bạch phân minh thì dễ giàu sang.
* Vẫn với Ấn đường tươi sáng, khu vực trán cũng tốt trong thế phối hợp đắc cách dễ được phú quý song toàn . Ngược lại nếu ấn đường và trán đều thấp, trũng tì kẻ đó khó tránh được cảnh nghèo khổ. Trán vừa có vằn khôgn ra hình dạng nào cả, vừa hẹp lại thêm sợi mày khô vàng là tướng khắc vợ, phải sống xa nơi chôn rau cắt rốn.
2. CUNG QUANG LỘC
* Vị trí của cung Quan lộc nằm ngay ở trung tâm điểm của trán. Bộ vị này có biệt danh là Chính Trung. Ý nghĩa chính của cung Quan lộc là cho phép phỏng đoán địa vị, chức nghiệp của cá nhân trong xã hội .
* Thời xưa, trong một xả hội quân chủ trọng chức tước, người ta cho kẻ ra làm quan mới thật sự là kẻ có địa vị trong xã hội, nên được hưởng bỏng lộc. Quan lộc là bổng lộc do địa vị xã hội đem lại. Những kẻ làm quan thời xưa phần đông đều có Chính Trung sáng sủa, đầy đặn và rộng .
* Theo quan niệm trên, các sách tướng học cổ điển như Ma Y tưứng pháp, Thủy kinh tập, Thần tướng toàn biên đều nhất loạt cho rằng kẻ có Chính Trung sáng sủa tốt đẹp phối hợp với toàn thể trán rộng rãi, Sơn căn cao rộng thì suốt đời làm quan không bao giờ bị rắc rối, trắc trở đến mức phải "đáo tụng đình "Nếu khu vực Chính Trung khuyết hãm, trán hẹp, nếp nhăn của trán hỗn loạn thì hoạn lộ thường hay bắt trắc. Nếu mắt lại tự nhiên không vì bệnh tật mà có những tia máu lan khắp lòng trắng khiến người ngoài có cảm tưởng kà mắt đỏ thì gần như chắc chắn là kẻ đó không chết thảm thì cũng bị tù đầy vì khoan hoạn
* Mấy năn gần đây, chịu ảnh hưởng của Nhật -Bản, Một số tác giả đã tìm cách giải thích ý nghĩa của cung Quan Lộc theo đường lối tâm lý học. Hai nhà tướng học đương thời là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ căn cứ vào các tiến bộ của ngành cốt tướng học cho rằng phần Chính Trung nẩy nở là dấu hiệu bề ngoài của kẻ có tâm hồn thông minh, cao ngạo, thích có địa vị bằng cách nổ lực chứng minh tài ba của mình cho mọi người thấy. Hạng người đó dễ dàng thành công và thành danh trên đường mưu cầu công danh, nhất là thời xưa,Sự tuyển lựa quan lại dựa vào tài năng và đức độ thực sự của chính cá nhân đó như vua Nghiêu chọn ông Thuấn, vua Thuấn chọn ông Vũ vậy .
* Phần trung ương của trán không đặc biệt nổi rõ và đẹp nhưng không bị thấp, lõm hoặc tì vết thì cũng có thể xếp vào loại cát tướng. Nếu như cung Quan lộc hẹp ,thấp, có tì vết tự nhiên thì tâm hồn vốn đã không có ý tưởng phấn đấu, ý chí bạc nhược nên khó có thể thành đạt được mộng công danh. Do đó, cổ tướng học đã có lý khi nói rằng Trung Chính khuyết hãm thì Quan lộc chẳng ra gì
(Còn nữa)
Comment