Theo GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý - Trang sức Việt Nam, người chơi đá phải có hiểu biết về bản chất hoặc có kiểm tra các loại đá trước khi dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người ở trong nhà.
Đá tím Fluorit Phong Thổ, Lai Châu
Đá tím Fluorit được khai thác ở vùng Phong Thổ, Lai Châu. Đá này có chứa quặng Fluorit và Basneit thường được dùng làm xi măng, nấu thủy tinh, lấy đất hiếm. Tuy nhiên, vì đá có lẫn các khoáng vật chứa thori, urani - là những nguyên tố phóng xạ phát ra tia gamma dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ.
Sự nguy hiểm tính mạng thể hiện ở chỗ đá có chứa các chứa tinh thể màu tím và trắng rất đẹp nên một số người không biết đã dùng trang trí nhà như làm tường, đắp tượng... Các quặng này được khai thác cùng một lúc, không thể tách riêng. Bằng mắt thường không thể nhận biết đá có chứa phóng xạ mức nào mà phải đo bằng máy. Nếu tinh ý chỉ phát hiện loại đá qua bề ngoài như: đá có màu tím lẫn trắng. Phần đá trắng, tức quặng Basnesit nặng hơn đá bình thường.
Theo khoa học, chỉ cần dùng một cục đá này trang trí trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi đá phát ra tia gamma từ các khoáng vật như đã giải thích ở trên sẽ tác động đến máu và thần kinh gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư máu, máu trắng... Điều này đã được nghiên cứu khá kỹ về sự liên quan với vật liệu phóng xạ. Mức nhiễm xạ được tính bằng giờ. Cụ thể, nhiễm dưới 80mR/h (Micro rontghen/giờ) được xem là bình thường, còn trên 80mR/h được xem là nguy hiểm.
Người chơi đá cần tìm hiểu kỹ công năng sử dụng của đá cho phù hợp.
Cát kết thành đá cứng
Cát kết là cách gọi chung của loại đá kết thành đá cứng có ở vùng núi Nông Sơn, Quảng Nam. Đây là vùng núi đã được thăm dò và xác định là mỏ phóng xạ. Cát kết có màu tím nâu, hoặc xanh xám. Đá có chứa phóng xạ Thori và urani. Có thể dùng đá này để tạc thành tượng như trong bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng.
Tương tự, đá cát kết chứa phóng xạ còn có vùng núi Phia Quac (Cao Bằng). Theo GS.TSKH Phan Trường Thị, trước đây khi nghiên cứu khu vực này, ông đã phát hiện ra nhiều gia đình bị nhiễm phóng xạ từ đá cát kết. Ví dụ, có gia đình dùng đá này xây tường, làm bếp. Lý lịch gia đình thể hiện sự tuyệt tự, không ai trong gia đình có thể sinh con đẻ cái.
Đá than chì
Tại huyện Tiên An, Tiên Phước, Quảng Nam có những lớp đá graphit - còn gọi là đá than chì. Đá có màu đen nhánh và chứa tỉ lệ phóng xạ cao. Thậm chí khi đưa máy đo phóng xạ vào nhà cho thấy ở mức cao, thậm chí lên đến hàng nghìn đơn vị đo.
Nhưng điều lạ kỳ ở khu vực này là người dân vẫn ở trên mỏ, sống bình thường. Các nhà khoa học cho rằng, đây là điều khó giải thích. Nhưng ở góc độ nào đó, điều tạo nên sự sống bình thường có thể do dân ở đây trồng và uống nước chè thường xuyên và quen ngưỡng phóng xạ!!!
Nhưng ở cách đó không xa, trên đỉnh mỏ thì người dân địa phương truyền tai nhau về đồi tuyệt tự. Ai sống ở đó cũng không có khả năng sinh con. "Dù giải thích kiểu gì thì đá than chì vẫn là đá nhiễm phóng xạ. Vì thế, cần khuyến cáo người dân không dùng đá than chì để bài trí trong nhà", GS.TSKH Phan Trường Thị cho hay.
Cát biển đen tuyền
Ở vùng biển duyên hải miền Trung chạy thẳng vào miền Nam có những bãi cát đen tuyền. Cát đen chứa chất monasit, zircon. Đây là chất chứa phóng xạ thori và urani phát ra tia gamma. Cát đen được dùng để khai thác lấy titan. Nhưng nhiều người không biết dùng cát làm trang trí, thậm chí yểm bùa trong nhà, làm tranh cát... Vì thế, vô hình trung bị nhiễm phóng xạ.
GS.TSKH Phan Trường Thị kể câu chuyện vui về cát đen rằng, ngày xưa ông mang mấy túi cát đen về nghiên cứu. Vì nhà chật nên ông gác cát trên nóc bếp. Sau một thời gian, bà xã ông thay đổi tính tình, từ hiền lành, dịu dàng trở nên khó tính, gắt gỏng, cau có. Sau này ông nhớ ra túi cát để trong bếp liền đưa chôn sau vườn. "Các nghiên cứu cho thấy, tia gamma có thể tác động đến cơ thể, thần kinh làm con người thay đổi tính cách... Vì thế, đá nhiễm xạ không nên để trong nhà với bất cứ mục đích gì", GS.TSKH Phan Trường Thị nhấn mạnh.
"Dù giải thích kiểu gì thì đá than chì vẫn là đá nhiễm phóng xạ. Vì thế, cần khuyến cáo người dân không dùng đá than chì để bài trí trong nhà".
GS.TSKH Phan Trường Thị
Thu Hiền
theo bee
Đá tím Fluorit Phong Thổ, Lai Châu
Đá tím Fluorit được khai thác ở vùng Phong Thổ, Lai Châu. Đá này có chứa quặng Fluorit và Basneit thường được dùng làm xi măng, nấu thủy tinh, lấy đất hiếm. Tuy nhiên, vì đá có lẫn các khoáng vật chứa thori, urani - là những nguyên tố phóng xạ phát ra tia gamma dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ.
Sự nguy hiểm tính mạng thể hiện ở chỗ đá có chứa các chứa tinh thể màu tím và trắng rất đẹp nên một số người không biết đã dùng trang trí nhà như làm tường, đắp tượng... Các quặng này được khai thác cùng một lúc, không thể tách riêng. Bằng mắt thường không thể nhận biết đá có chứa phóng xạ mức nào mà phải đo bằng máy. Nếu tinh ý chỉ phát hiện loại đá qua bề ngoài như: đá có màu tím lẫn trắng. Phần đá trắng, tức quặng Basnesit nặng hơn đá bình thường.
Theo khoa học, chỉ cần dùng một cục đá này trang trí trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi đá phát ra tia gamma từ các khoáng vật như đã giải thích ở trên sẽ tác động đến máu và thần kinh gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư máu, máu trắng... Điều này đã được nghiên cứu khá kỹ về sự liên quan với vật liệu phóng xạ. Mức nhiễm xạ được tính bằng giờ. Cụ thể, nhiễm dưới 80mR/h (Micro rontghen/giờ) được xem là bình thường, còn trên 80mR/h được xem là nguy hiểm.
Người chơi đá cần tìm hiểu kỹ công năng sử dụng của đá cho phù hợp.
Cát kết thành đá cứng
Cát kết là cách gọi chung của loại đá kết thành đá cứng có ở vùng núi Nông Sơn, Quảng Nam. Đây là vùng núi đã được thăm dò và xác định là mỏ phóng xạ. Cát kết có màu tím nâu, hoặc xanh xám. Đá có chứa phóng xạ Thori và urani. Có thể dùng đá này để tạc thành tượng như trong bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng.
Tương tự, đá cát kết chứa phóng xạ còn có vùng núi Phia Quac (Cao Bằng). Theo GS.TSKH Phan Trường Thị, trước đây khi nghiên cứu khu vực này, ông đã phát hiện ra nhiều gia đình bị nhiễm phóng xạ từ đá cát kết. Ví dụ, có gia đình dùng đá này xây tường, làm bếp. Lý lịch gia đình thể hiện sự tuyệt tự, không ai trong gia đình có thể sinh con đẻ cái.
Đá than chì
Tại huyện Tiên An, Tiên Phước, Quảng Nam có những lớp đá graphit - còn gọi là đá than chì. Đá có màu đen nhánh và chứa tỉ lệ phóng xạ cao. Thậm chí khi đưa máy đo phóng xạ vào nhà cho thấy ở mức cao, thậm chí lên đến hàng nghìn đơn vị đo.
Nhưng điều lạ kỳ ở khu vực này là người dân vẫn ở trên mỏ, sống bình thường. Các nhà khoa học cho rằng, đây là điều khó giải thích. Nhưng ở góc độ nào đó, điều tạo nên sự sống bình thường có thể do dân ở đây trồng và uống nước chè thường xuyên và quen ngưỡng phóng xạ!!!
Nhưng ở cách đó không xa, trên đỉnh mỏ thì người dân địa phương truyền tai nhau về đồi tuyệt tự. Ai sống ở đó cũng không có khả năng sinh con. "Dù giải thích kiểu gì thì đá than chì vẫn là đá nhiễm phóng xạ. Vì thế, cần khuyến cáo người dân không dùng đá than chì để bài trí trong nhà", GS.TSKH Phan Trường Thị cho hay.
Cát biển đen tuyền
Ở vùng biển duyên hải miền Trung chạy thẳng vào miền Nam có những bãi cát đen tuyền. Cát đen chứa chất monasit, zircon. Đây là chất chứa phóng xạ thori và urani phát ra tia gamma. Cát đen được dùng để khai thác lấy titan. Nhưng nhiều người không biết dùng cát làm trang trí, thậm chí yểm bùa trong nhà, làm tranh cát... Vì thế, vô hình trung bị nhiễm phóng xạ.
GS.TSKH Phan Trường Thị kể câu chuyện vui về cát đen rằng, ngày xưa ông mang mấy túi cát đen về nghiên cứu. Vì nhà chật nên ông gác cát trên nóc bếp. Sau một thời gian, bà xã ông thay đổi tính tình, từ hiền lành, dịu dàng trở nên khó tính, gắt gỏng, cau có. Sau này ông nhớ ra túi cát để trong bếp liền đưa chôn sau vườn. "Các nghiên cứu cho thấy, tia gamma có thể tác động đến cơ thể, thần kinh làm con người thay đổi tính cách... Vì thế, đá nhiễm xạ không nên để trong nhà với bất cứ mục đích gì", GS.TSKH Phan Trường Thị nhấn mạnh.
"Dù giải thích kiểu gì thì đá than chì vẫn là đá nhiễm phóng xạ. Vì thế, cần khuyến cáo người dân không dùng đá than chì để bài trí trong nhà".
GS.TSKH Phan Trường Thị
Thu Hiền
theo bee