Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyện hoang đường về một em bé ở Ấn Ðộ.(Tiền Kiếp)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện hoang đường về một em bé ở Ấn Ðộ.(Tiền Kiếp)

    Chuyện hoang đường về một em bé ở Ấn Ðộ.




    Câu chuyện đầu thai vẫn đang được các chuyên gia nghi ngờ tính xác thực. Để giải thích sự kiện gần như hoang đường này, bác sĩ Stevenson (Ấn Độ) đã thu thập vô số chuyện lạ liên quan đến tiền thân của con người. Sau đây là câu chuyện do ông ghi chép.



    Câu chuyện xảy ra tại hai ngôi làng ở miền Nam Ấn Ðộ. Một gia đình nọ có đứa bé mới sinh đặt tên là Sanjay. Khi mới lọt lòng mẹ, bé đã có đứa dị tật: các ngón ở bàn tay phải bị cụt. Theo sự chẩn đoán của các y sĩ tại nhà hộ sanh thì đó là dấu tích bẩm sinh. Nhưng đối với bác sĩ Stevenson thì đây là trường hợp trẻ mới sinh ra có các ngón tay ngắn hoặc có khi không có ngón tay và thường thì cả 2 tay. Riêng trường hợp đứa bé này, các ngón ở bàn tay phải không phải ngắn mà có dạng thể như bị cắt ngang nên đầu các ngón cụt rút lại như thành sẹo.





    Có người bỗng nhiên nói tiếng Ả Rập cổ đại. Ảnh minh họa.



    Sự nghi ngờ của bác sĩ Stevenson trùng hợp với hiện tượng lạ kỳ về đứa bé ấy. Ðứa bé đã nói với người mẹ một câu làm mọi người ngạc nhiên: "Bàn tay phải của con ngày trước đã bị các máy quay nghiền nát các ngón. Lúc đó con ở làng cách xa làng này khoảng 8 cây số. Cha mẹ và anh con lúc đó hiện nay vẫn còn sống...". Thế rồi, đứa bé đòi mẹ dẫn mình đến căn nhà ở ngôi làng đó. Tại đó có một gia đình có đứa con trai chết vì bị máy cắt đứt các ngón tay.


    Về sau Sanjay đã kể lại như sau : "Lúc tôi đến thì đang có đám cưới trong làng, anh tôi cũng tới dự. Tôi biết ba má và anh tôi (những người thân kiếp trước của cậu bé) nhưng họ không biết tôi , họ chỉ nghe chuyện tôi bảo rằng tôi là con em trong gia đình họ. Nhiều người vừa cười vừa nói như đùa: "Này, cháu bé hãy nói đi, tại sao mấy ngón tay của cháu lại bị đứt vậy? Còn mẹ tôi (người mẹ kiếp trước) thì bảo : "Nếu là con của mẹ thì hãy chỉ cho mọi người cái máy ở đâu, cái máy đã cắt đứt mấy ngón tay con đó?". Sau đó tôi dẫn mọi người đi chỉ chỗ cái máy và lúc đó trong khi mọi người còn đang ngạc nhiên thì tôi quả quyết rằng tôi chính là con của người mẹ kiếp trước đây".


    Bác sĩ Pasricha đã hỏi Sanjay : cháu có còn nhớ lần bị cái máy cắt mấy ngón tay như thế nào không thì đứa bé cho biết: Người cha của cháu (tiền kiếp) thường uống rượu. Buổi chiều ông về nhà và quay máy, lúc ấy cháu loay hoay bên cái máy và rồi bàn tay bị cuốn vào bánh xe, cháu thét lên, bá cháu cố gắng kéo tay cháu ra. Thế rồi các ngón tay đứt lìa. Mọi người chạy lại. Họ mang cháu đến bệnh viện...Mẹ cháu vừa khóc, vừa bế cháu lên chiếc xe bò...". Và sau đó cháu thiếp đị....vì đường đến bệnh viện quá xa nên cháu đã chết..."


    Sau cuộc thử thách thực hư về những gì chứng minh đứa bé trước đây (tiền kiếp) là con của gia đình này, đứa bé được người mẹ ruột (hậu kiếp) dẫn đến nhà của gia đình cha mẹ có người con trước đây chết vì bị cái máy cắt đứt 5 ngón tay. Cuộc hội ngộ thật lạ lùng. Ðứa bé đã thốt lên một câu như người lớn: "Tôi đã chết một lần và tôi lại sinh ra một lần nữa và ở đây". Bác sĩ Pasricha hỏi người đàn bà mà đứa bé nhận là mẹ rằng: "Nếu quả thật cháu bé này là con của bà, cho dù là ở kiếp trước thì bà tính sau?". Người đàn bà trả lời : "Dĩ nhiên là tôi chấp nhận cháu là con tôi. Cháu đã muốn tôi làm mẹ thì tôi quyết định rằng cháu là con tôi...".


    Riêng đối với mẹ mới sinh ra cháu bé thì tình cảnh thật vô cùng nan giải. Bà khóc thút thít nắm tay đứa bé vừa mếu máo vừa nói: "Con là con của mẹ, Sanjay à !". Các bô lão trong làng đã đứng ra dàn xếp ổn thỏa. Ðứa bé là con chung của 2 gia đình. Giờ đây đứa bé đã là một thanh niên mạnh khoẻ và vui vẻ hoà đồng giữa hai nhà. Anh ta thường nói: Khi tôi đến ở nhà này, tôi lại nóng lòng mong về lại nhà kia; rồi khi tôi đến ở nhà kia thì tôi lại nóng lòng muốn về nhà này... Hiếm ai có được nhiều cha mẹ anh em ruột như tôi."


    Hiện người con trai tái sanh này có đến 7 người anh. Và cứ đều đặn, anh ở nhà này một tháng rồi lại đến nhà kia ở một tháng. Hai gia đình ở 2 làng cách xa nhau 8 cây số tự nhiên có một mối liên lạc thân tình.


    Các nhà khoa học còn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp khác: Chẳng hạn có người đột nhiên "biến" thành công dân La Mã cổ đại, và bằng chứng khó chối cãi là anh ta biết sử dụng được thứ ngôn ngữ “nguyên thủy” của mình, không còn ai hiểu nữa. Tương tự như vậy, có người châu Âu bỗng nói tiếng Ai Cập, mất hẳn khả năng dùng tiếng mẹ đẻ. Rồi anh ta mô tả chính xác cảnh vật ở vùng sông Nile, và tự nhận có nguồn gốc Ai Cập.

    Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích hiện tượng trên với khái niệm "trí nhớ gene": Nếu các vùng "ngủ" trong ADN bị kích thích, con người có thể "trở về tiền kiếp". Họ bỗng nhớ lại gốc gác La Mã hoặc Ai Cập từ xa xưa. Cũng do ảnh hưởng bởi tiền kiếp mà nhiều người có thói quen xoa râu quai nón, mặc dù trên mặt không hề có râu. Người khác lại có thói quen nhấc vạt áo vét, y như động tác vén váy dài đang mặc khi vượt qua vũng nước. Nguồn: VietNamNet.

    Phú Trai (biên dịch)(nguoiduatin)






Working...
X